Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những câu hỏi trong vụ liên quân không kích Syria

Chủ nhật, 08:22 15/04/2018 | Bốn phương

Khác với vụ tấn công năm ngoái, lần này Mỹ không báo trước cho Nga và sử dụng nhiều tên lửa hơn, song Syria được cho là đã đánh chặn thành công hai phần ba số tên lửa.

Nga sẽ làm gì sau đòn không kích của Mỹ vào Syria? Nga sẽ làm gì sau đòn không kích của Mỹ vào Syria?

Các chuyên gia cho rằng Nga sẽ đưa ra các chỉ trích và phản ứng về chính trị chứ không có hành động quân sự.

Rạng sáng 14/4, liên quân Mỹ , Anh và Pháp đã tiến hành cuộc không kích bằng tên lửa nhằm vào các mục tiêu trên lãnh thổ Syria. Tổng thống Donald Trump nói đây là hành động đáp trả vụ việc mà Washington cáo buộc Tổng thống Syria Bashar al-Assad sử dụng vũ khí hóa học tại một thị trấn nước này hồi tuần trước.

Thành phần tham gia?

Quan chức Lầu Năm Góc cho biết vụ tấn công là hành động phối hợp giữa các lực lượng của Mỹ, Anh và Pháp.

"Hôm nay, các nước Anh, Pháp và Mỹ đã phối hợp sức mạnh tuyệt vời của họ để chống lại tình trạng dã man và tàn bạo", Tổng thống Trump phát biểu từ Nhà Trắng vào tối 13/4, theo giờ Mỹ.

Không lâu sau tuyên bố của ông Trump, Thủ tướng Anh Theresa May phát đi thông báo nói bà "đã ủy quyền cho lực lượng vũ trang Anh tiến hành các cuộc tấn công phối hợp, có mục tiêu để phá hủy năng lực vũ khí học của chính quyền Syria, ngăn chặn việc sử dụng (vũ khí hóa học) của họ".

Tuyên bố của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron nói "lằn ranh đỏ mà Pháp đặt ra vào tháng 5/2017 đã bị vi phạm. Vì vậy, tôi ra lệnh cho lực lượng vũ trang Pháp can thiệp với tư cách một phần của hành động quốc tế liên kết với Mỹ và Anh tối nay, trực tiếp hướng đến kho vũ khí hóa học bí mật của chính quyền Syria".

(Từ trái qua) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Anh Theresa May. Ảnh: AFP.
(Từ trái qua) Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Anh Theresa May. Ảnh: AFP.

Mục tiêu tấn công?

Trong tuyên bố của mình, ông Trump nói ông đã ra lệnh tiến hành "tấn công chính xác các mục tiêu có liên quan đến năng lực vũ khí hóa học" của chính phủ Syria.

Ba mục tiêu được nhắm đến, theo tướng Joseph Dunford, chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, bao gồm:

- Một trung tâm nghiên cứu khoa học tại thủ đô Damascus, được cho là nơi nghiên cứu, chế tạo vũ khí hóa học;

- Một kho chứa vũ khí hóa học, nằm ở phía tây thành phố Homs;

- Một kho chứa vũ khí hóa học đồng thời là sở chỉ huy, cũng ở Homs.

Truyền hình nhà nước Syria nói các tên lửa nhằm vào Homs bị đánh chặn và không gây thiệt hại. Bộ Quốc phòng Nga loan báo Syria đã đánh chặn thành công 71 trong tổng số 103 tên lửa của Mỹ bằng các hệ thống phòng không được chế tạo từ thời Liên Xô.

Trong khi đó, Lầu Năm Góc khẳng định Mỹ "tấn công thành công mọi mục tiêu" bằng 105 tên lửa, "mỗi tên lửa cách nhau một đến hai phút". Theo tướng Kenneth McKenzie, giám đốc ban tham mưu thuộc Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Syria "phản ứng vô cùng yếu ớt trên mọi phương diện".

Truyền hình nhà nước Syria cho biết 3 dân thường tại Homs bị thương sau khi một số tên lửa bị hệ thống phòng không Syria đánh chặn. Các nhân chứng nói họ nghe thấy tiếng nổ tại thủ đô Damascus, nơi có dân số hơn một triệu người.

Khí tài được sử dụng?

Các quan chức quân đội và quốc phòng Mỹ nói với CNN rằng ít nhất một tàu chiến của Hải quân Mỹ đang hoạt động tại Biển Đỏ tham gia vào vụ không kích Syria, cùng với các máy bay ném bom B-1.

Thông cáo từ Bộ Quốc phòng Anh cho hay 4 máy bay Tornado GR4 của Không quân Hoàng gia Anh được sử dụng trong vụ tấn công, phóng các tên lửa Storm Shadow vào một "địa điểm từng là căn cứ tên lửa, cách Homs 15 dặm về phía tây".

Pháp đã huy động các chiến đấu cơ Rafale và Mirage, nguồn tin từ Điện Elysee cho hay. Theo Bộ trưởng Quốc phòng Florence Parly, lực lượng hải quân Pháp tại Địa Trung Hải cũng tham gia.

Nga có được báo trước?

Tướng Dunford nói Mỹ "xác định cụ thể" các mục tiêu nhằm "giảm bớt nguy cơ lực lượng Nga liên can". Ông nói đường dây liên lạc thông thường vẫn được sử dụng trước cuộc tấn công để đảm bảo không phận không có trở ngại, song Mỹ không thông báo cho Nga, đồng minh của Syria, về các mục tiêu.

Trong cuộc tấn công tương tự hồi tháng 4 năm ngoái, Washington đã thông báo trước cho Moscow.

Theo ông Parly, Paris và đồng minh cảnh báo Nga trước vì họ muốn tránh làm leo thang xung đột tại Syria.

Theo Bộ Quốc phòng Nga, các tàu chiến của Mỹ cùng với không quân Anh và Pháp đã nã tên lửa vào các mục tiêu hạ tầng quân sự lẫn dân sự tại Syria từ 3h42 đến 5h10 ngày 14/4 giờ Moscow (tức từ 6h42 đến 8h10 cùng ngày giờ Hà Nội).

Phản ứng của Nga và Syria?

Tổng thống Nga Vladimir Putin mạnh mẽ lên án vụ tấn công mà ông cho là "hành động khiêu khích" chống lại một quốc gia có chủ quyền... nước đi đầu trong cuộc chiến chống khủng bố".

Ông Putin nói cuộc tấn công được tiến hành mà không có sự đồng ý của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, vi phạm Hiến chương LHQ, các thông lệ và nguyên tắc của luật quốc tế", và Nga kêu gọi một cuộc họp khẩn cấp tại Hội đồng Bảo an.

Đại sứ Nga tại Mỹ Anatoly Antonov cho rằng cuộc tấn công là mối đe dọa trực tiếp đối với Moscow và việc xúc phạm Tổng thống Nga Vladimir Putin bằng những hành động như trên là "không thể chấp nhận được", theo Guardian.

"Chúng tôi đang bị đe dọa, và chúng tôi khẳng định rằng cuộc tấn công của liên quân Mỹ - Anh - Pháp sẽ nhận được hậu quả", đại sứ tuyên bố. Ông đồng thời lên án "thói đạo đức giả" của Mỹ và cho rằng quốc gia này không có quyền buộc tội Syria trong khi đang sở hữu kho vũ khí hóa học lớn nhất thế giới.

Tổng thống Syria Assad nói vụ không kích sẽ không thể ngăn cản ông "chiến đấu với khủng bố", theo truyền hình nhà nước Syria. Trước đó, văn phòng tổng thống Syria đăng lên Twitter đoạn video cho thấy ông Assad vẫn đi làm bình thường ngày thứ Bảy, với dòng chú thích "một buổi sáng như mọi khi".

Bộ Ngoại giao Syria nói vụ không kích tập thể của Mỹ, Anh, Pháp là "sự vi phạm trắng trợn luật pháp quốc tế và các nguyên tắc trong Hiến chương LHQ", hãng thông tấn nhà nước SANA tường thuật.

Một quan chức của liên quân Mỹ chống IS tại Syria nói các lực lượng ủng hộ chính phủ và Nga tại Syria không cho thấy bất kỳ dấu hiệu nào về việc trả đũa Mỹ và liên quân.

Tổng thống Nga Vladimir Putin là đồng minh của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ảnh: Getty.
Tổng thống Nga Vladimir Putin là đồng minh của Tổng thống Syria Bashar al-Assad. Ảnh: Getty.

Động cơ Mỹ viện dẫn?

Hôm 7/4, hơn 70 người đã thiệt mạng trong vụ tấn công nghi ngờ sử dụng vũ khí hóa học tại thị trấn Douma, nơi bị phe nổi dậy chiếm đóng thuộc vùng Đông Ghouta của Syria. Mỹ và đồng minh cáo buộc chính quyền Assad đứng sau vụ tấn công và đây là cái cớ để họ tiến hành vụ không kích.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn các báo cáo cho biết khoảng 500 người được đưa đến bệnh viện có các dấu hiệu tiếp xúc với "chất độc hóa học" tại Douma.

Chính quyền Syria và Nga mạnh mẽ phủ nhận liên can và cáo buộc các lực lượng nổi dậy tại Douma ngụy tạo vụ tấn công hóa học.

Một đội thanh sát viên của Tổ chức Cấm Vũ khí hóa học (OPCW) đã lên đường đến Douma trước khi vụ không kích nhằm vào Damascus và Homs diễn ra. OPCW nói họ sẽ vẫn triển khai công việc như đã định.

Bộ Ngoại giao Pháp ngày 14/4 công bố báo cáo về vụ việc tại Douma, nói Pháp "tin tưởng cao độ" rằng chính quyền Syria đứng sau vụ tấn công.

Trong khi đó, người phát ngôn Bộ trưởng Quốc phòng Nga Igor Konashenkov nói quân đội nước này "có bằng chứng cho thấy sự tham gia trực tiếp của Anh trong việc tổ chức hành động khiêu khích ở Đông Ghouta".

Một em bé được cấp cứu sau vụ việc được cho là tấn công hóa học tại Douma, Syria hôm 7/4. Ảnh: Reuters.
Một em bé được cấp cứu sau vụ việc được cho là tấn công hóa học tại Douma, Syria hôm 7/4. Ảnh: Reuters.

Chiến dịch có tiếp diễn?

Tổng thống Trump nói Mỹ "đã sẵn sàng để kéo dài hành động đáp trả này cho đến khi chính quyền Syria chấm dứt việc sử dụng vũ khí hóa học bị cấm". Tuy nhiên, ông cũng tuyên bố "Mỹ không mưu cầu sự hiện diện vô thời hạn tại Syria".

Tại buổi thông tin báo chí của Lầu Năm Góc, tướng Dunford cho hay "loạt không kích này đã chấm dứt", nhưng các quan chức quốc phòng tiết lộ với CNN rằng họ đã và đang chuẩn bị cho một chiến dịch dài hơi tại Syria.

Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis nói đây là "cú đánh một lần" và cho biết hiện Lầu Năm Góc không có kế hoạch cho hành động quân sự tiếp theo.

Đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Haley cảnh báo rằng quân đội Mỹ "đạn đã lên nòng" và sẵn sàng tấn công quân sự Syria nếu Tổng thống Assad tiến hành một vụ tấn công hóa học mới.

Theo Tri thức trực tuyến

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phát hiện bất ngờ về cơn bão lớn nhất kéo dài suốt 190 năm trong Hệ Mặt trời

Phát hiện bất ngờ về cơn bão lớn nhất kéo dài suốt 190 năm trong Hệ Mặt trời

Tiêu điểm - 6 giờ trước

Các quan sát mới về Vết Đỏ Lớn của sao Mộc được Kính thiên văn Hubble ghi lại đã cho thấy cơn bão 190 năm tuổi này lắc lư như thạch và thay đổi hình dạng giống như một quả bóng bị bóp méo.

Dọn tủ đồ của chồng, người phụ nữ tìm thấy 'kho báu' trị giá 4 tỷ đồng

Dọn tủ đồ của chồng, người phụ nữ tìm thấy 'kho báu' trị giá 4 tỷ đồng

Tiêu điểm - 11 giờ trước

Trong lúc dọn tủ đựng đồ của người chồng quá cố, người phụ nữ đã vô cùng sửng sốt khi tìm "kho báu" có giá trị lên tới gần 4 tỷ đồng

Bỏ gần 500 tỷ đồng xây 'biệt thự trên trời' rộng 12.000m2, xa hoa trong từng viên gạch nhưng chủ nhân không thể ở: Vì sao?

Bỏ gần 500 tỷ đồng xây 'biệt thự trên trời' rộng 12.000m2, xa hoa trong từng viên gạch nhưng chủ nhân không thể ở: Vì sao?

Tiêu điểm - 22 giờ trước

“Cung điện trên mây” này nằm ở độ cao 122 mét trên nóc tòa nhà cao tầng giữa trung tâm thành phố.

Đến thăm bố, người phụ nữ bất ngờ rơi khỏi tầng 9 và cái kết khiến người thân bối rối

Đến thăm bố, người phụ nữ bất ngờ rơi khỏi tầng 9 và cái kết khiến người thân bối rối

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Vụ việc khiến người thân của nạn nhân không khỏi đau lòng. Tuy nhiên, sau những mất mát thì một điều kỳ diệu cũng bất ngờ xuất hiện.

Tỷ phú Ấn Độ qua đời, để lại phần lớn tài sản trị giá 3000 tỷ đồng cho chó cưng và 2 người giúp việc

Tỷ phú Ấn Độ qua đời, để lại phần lớn tài sản trị giá 3000 tỷ đồng cho chó cưng và 2 người giúp việc

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Câu chuyện về di chúc của tỷ phú Ratan Tata đã gây bất ngờ lớn khi ông quyết định để lại phần lớn tài sản cho chú chó cưng của mình. Hành động này là minh chứng cho tấm lòng nhân hậu và tình yêu thương động vật của vị doanh nhân tài ba.

Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi

Hồ nước lớn nhất thế giới thu hẹp nhanh đến mức khó có thể phục hồi

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Hồ Caspi đang thu hẹp nhanh chóng, đứng trước nguy cơ không thể phục hồi do biến đổi khí hậu và ô nhiễm.

Đền cổ Ả Rập 2.000 tuổi bất ngờ 'hiện hình' gần bờ biển Ý

Đền cổ Ả Rập 2.000 tuổi bất ngờ 'hiện hình' gần bờ biển Ý

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Những người đến từ vương quốc huyền bí và xa hoa Nabataea của người Ả Rập đã để lại dấu tích văn minh của họ bên bờ Địa Trung Hải.

Người đàn ông 63 tuổi 'hóa' chàng trai 24 tuổi sau tai nạn giao thông, nghĩ mình sắp kết hôn

Người đàn ông 63 tuổi 'hóa' chàng trai 24 tuổi sau tai nạn giao thông, nghĩ mình sắp kết hôn

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Tỉnh dậy sau cơn hôn mê, người đàn ông 63 tuổi tin rằng mình mới 24 tuổi và đang chờ kết hôn với vị hôn thê 19 tuổi.

Quét laser, thành phố ma thế kỷ 18 lộ ra giữa rừng Amazon

Quét laser, thành phố ma thế kỷ 18 lộ ra giữa rừng Amazon

Tiêu điểm - 2 ngày trước

"Bóng ma" của một thành phố đổ nát đã bất ngờ xuất hiện khi các nhà khoa học quét một vùng rừng mưa nhiệt đới bằng công cụ LiDAR.

'Em bé' 9 tháng tuổi, cân nặng khủng thu hút 2 tỷ lượt xem trên thế giới

'Em bé' 9 tháng tuổi, cân nặng khủng thu hút 2 tỷ lượt xem trên thế giới

Tiêu điểm - 3 ngày trước

"Em bé" 9 tháng tuổi có cân nặng khủng là ngôi sao của thủy cung Sea Life Melbourne, Úc.

Top