eMagazine

Những chiến sĩ áo trắng bỏ lại tất cả sau lưng để nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc - Ảnh 1.
Những chiến sĩ áo trắng bỏ lại tất cả sau lưng để nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc - Ảnh 2.

Những ngày qua, COVID-19 quay trở lại Việt Nam với sức công phá mạnh mẽ hơn trước, nguy cơ lây lan nhanh và ảnh hưởng lớn đến cuộc sống, sức khỏe người dân. Thành phố Đà Nẵng được ghi nhận là nơi bắt nguồn của làn sóng COVID-19 mới và hiện đang trở thành tâm dịch. Với tinh thần tương thân tương ái, cả nước đang dồn mọi nguồn lực về cả vật chất và tinh thần đề giúp Đà Nẵng chống dịch.

Những chiến sĩ áo trắng bỏ lại tất cả sau lưng để nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc - Ảnh 3.

Tại Đà Nẵng, Quảng Nam đội ngũ chống dịch đang phải đối diện với áp lực rất lớn, không ít người đã có biểu hiện suy nhược cơ thể vì làm việc với cường độ cao đã lay động trái tim hàng triệu đồng bào cả nước. Do đó, khi Đà Nẵng kêu gọi, ngay lập tức nhiều địa phương đã lên tiếng đáp lời. Đội ngũ y bác sĩ là các chiến sỹ xung phong lên tuyến đầu chống dịch. Nhiều hình ảnh đẹp, câu chuyện ý nghĩa đã làm ấm lòng không chỉ các bác sĩ nơi tuyến đầu mà đã khiến cả triệu trái tim người Việt Nam trong và ngoài nước rung động.

Ngày 5/8, nhiều địa phương đồng loạt cử nhân lực vào hỗ trợ Đà Nẵng chống dịch. Tỉnh Bình Định cử 25 nhân viên y tế, bệnh viện Chợ Rẫy cử nhóm hỗ trợ thứ 5 tới Đà Nẵng và đây cũng là lần xuất quân thứ 9 của cơ sở y tế này để chi viện cho cuộc chiến chống COVID-19. Trong khi đó, thành phố Hải Phòng cử 33 cán bộ y tế gồm 9 bác sĩ và 24 điều dưỡng đi vào tâm dịch với quyết tâm cao nhất là sẽ cùng Đà Nẵng chiến thắng đại dịch.

Những chiến sĩ áo trắng bỏ lại tất cả sau lưng để nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc - Ảnh 4.

Ảnh: Minh Lý

Tại Hải Phòng, ba tiếng trước giờ lên đường, TS.BS Phạm An Khang, khoa hồi sức tích cực nội và chống độc, Bệnh viện Hữu nghị Việt - Tiệp tranh thủ chút thời gian gấp gáp để bàn giao lại công việc cho các đồng nghiệp. Ít thời gian còn lại, chỉ đủ để anh tranh thủ thu xếp đồ đạc và tạm biệt gia đình lên đường hành quân.

"Chúng tôi lên đường theo tinh thần tự nguyện, đây là nhiệm vụ chung của bệnh viện, nhiệm vụ chung mà thành phố giao phó. Ai cũng mong muốn đóng góp những kiến thức chuyên môn của mình cho công tác đẩy lùi dịch bệnh", TS.BS Phạm An Khang chia sẻ ngay trước giờ lên đường.

Những chiến sĩ áo trắng bỏ lại tất cả sau lưng để nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc - Ảnh 5.

Ảnh: Minh Lý

Trong đoàn 33 cán bộ y tế của thành phố Hải Phòng, điều dưỡng Bùi Thị Nhàn, Bệnh viện Hữu nghị Việt – Tiệp cũng là một trong số đó khi chị tự nguyện lên đường tham gia hỗ trợ TP.Đà Nẵng. Do diễn biến dịch bệnh phức tạp nên lịch trình của đoàn được đẩy sớm hơn dự kiến ba ngày, cũng giống như những đồng nghiệp khác, chị chỉ có ba tiếng để bàn giao công việc, sắp xếp hành lý và về thăm gia đình.

Chị cảm thấy mình may mắn khi có nguồn động lực lớn tới từ sự thấu hiểu của gia đình. Trước khi lên đường chị Nhàn chỉ kịp về nhà chào người thân và dặn hai con trai ở nhà chăm ngoan, học tập tốt chờ mẹ hoàn thành nhiệm vụ về.

Những chiến sĩ áo trắng bỏ lại tất cả sau lưng để nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc - Ảnh 6.

Ảnh: Minh Lý

"May mắn là cả nhà cũng ủng hộ, mẹ tôi chỉ dặn con cứ yên tâm lên đường hoàn thành nhiệm vụ, ở nhà đã có bố mẹ lo cho các cháu. Còn chồng tôi cũng động viên rằng, đã có anh là hậu phương vững chắc, còn lại cứ yên tâm", chị Nhàn cười tươi chia sẻ trước giờ lên đường. Nụ cười ấy của chị, chắc chắn sẽ tiếp thêm sức mạnh cho những chiến sĩ nơi tuyến đầu và cũng sẽ làm yên long cho những người đang là hậu phương vững chắc. Chị Nhàn cũng như những đồng nghiệp khác của mình, đi lên tuyến đầu với tinh thần lạc quan và niềm tự hào với nhiệm vụ mà nhân dân giao phó.

Trong đoàn còn có điều dưỡng Tạ Thị Ngọc Ánh (SN 1995, công tác tại Bệnh viện Việt Tiệp, Hải Phòng) vừa về từ khu cách ly được một tháng đã phải tranh thủ tổ chức đám cưới và chưa kịp hưởng chuyến du lịch trăng mật thì đã xung phong vào tâm dịch Đà Nẵng.

Những chiến sĩ áo trắng bỏ lại tất cả sau lưng để nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc - Ảnh 7.

Bệnh viện Chợ Rẫy TP. Hồ Chí Minh lần thứ 5 chi viện Tp. Đà Nẵng chống dịch.

Nữ điều dưỡng trẻ chia sẻ, do thời gian đi gấp rút nên chị không kịp về nhà, chồng chị đã chuẩn bị đồ đạc và đưa đến bệnh viện cho vợ. Dù mới cưới chồng được một tháng đã phải xa gia đình để vào Đà Nẵng tham gia chống dịch và chưa biết ngày về nhưng chồng chị vẫn sẵn long ủng hộ và động viên tinh thần để vợ yên tâm lên đường.

Những chiến sĩ áo trắng bỏ lại tất cả sau lưng để nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc - Ảnh 8.

"Mặc dù mới cưới nhau được một tháng nhưng khi nghe em gọi điện báo sẽ vào Đà Nẵng chống dịch chồng em không do dự ủng hộ quyết định của vợ. Chỉ có mẹ chồng em hơi buồn một xíu vì nhà neo người nhưng rồi mẹ cũng động viên em cố gắng giữ gìn sức khỏe. Chồng em thường xuyên gọi điện hỏi thăm sức khỏe, nhắc nhở chuyện ăn uống. Mình có hậu phương vững chắc như vậy thì không có gì phải lo lắng nữa cả, cứ thế mà chiến đấu thôi", Ánh tâm sự.

Trước đó đoàn quân của thành phố Hải Phòng, Bộ Y tế cũng đã điều động đội quân tinh nhuệ gồm những tổ công tác đặc biệt, đội ngũ bác sĩ đầu ngành từ các bệnh viện lớn như Bạch Mai, Chợ Rẫy, Viện Pasteur Nha Trang, Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung Ương, Đại học y Hà Nội,… tiến vào tâm dịch Đà Nẵng.

Với quyết tâm không để dịch bệnh lây lan ra cộng đồng và giảm thiểu tối đa thương vong, nhân lực vật lực đang được dồn tổng lực cho tâm dịch Đà Nẵng. Chính những hình ảnh đẹp, những câu chuyện cảm động đằng sau những hình ảnh chiến sĩ áo trắng sẵn sàng lên đường chống dịch sẽ lan tỏa tinh thần đoàn kết của toàn dân để phát huy sức mạnh đại đoàn kết với mục tiêu đẩy lùi COVID-19.

Những chiến sĩ áo trắng bỏ lại tất cả sau lưng để nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc - Ảnh 9.

Những thông tin, hình ảnh được gửi về từ tâm dịch Đà Nẵng cho thấy cuộc chiến chống dịch tại trận tiền này đang nóng hơn bao giờ hết. Xét nghiệm, truy vết, cách ly, điều trị… là những công tác liên tục được triển khai tại tâm dịch. 

Bất kể ngày đêm, các y, bác sĩ đều căng mình với khối lượng công việc khổng lồ với tâm thế tận hiến để dành lại sự sống cho các bệnh nhân không may nhiễm bệnh.

Những chiến sĩ áo trắng bỏ lại tất cả sau lưng để nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc - Ảnh 10.

Những bữa ăn, giấc ngủ tạm của đội ngũ y bác sĩ

Những bữa ăn vội, những lúc tranh thủ chợp mắt trong giờ nghỉ tại phòng làm việc hay hình ảnh các nữ y, bác sĩ tự cắt đi mái tóc của mình để phục vụ công tác chống dịch đã chạm đến trái tim của hàng triệu người dân Việt. Trong trận chiến này, đã có những bác sĩ, y tá, điều dưỡng thấm mệt vì làm việc cường độ cao phải truyền nước nhưng họ không bao giờ chùn bước. Sau những phút nghỉ ngơi ít ỏi, họ tiếp tục lao vào cuộc chiến đến khi COVID-19 bị đẩy lùi.

Những chiến sĩ áo trắng bỏ lại tất cả sau lưng để nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc - Ảnh 11.

Không ít người bị kiệt sức vì làm việc liên tục.

Ngày 2/8, chị Đặng Thị Thu Hà (sinh năm 1972) có thâm niên công tác tại Trạm Y tế Minh Hòa (quận Liên Chiểu – TP Đà Nẵng) bị ngất xỉu, phải thở ô xy do làm việc quá sức. Hơn một tuần, chị phải đi quá nhiều nơi để truy tìm F1 và tuyên truyền người dân đi cách ly khiến việc ăn uống, ngủ nghỉ bất thường dẫn tới kiệt sức.

Trong thời gian này, trên địa bàn phường có 3 bệnh nhân nhiễm COVID-19 nên khối lượng công việc nhiều, các nhân viên y tế làm việc không quản ngày đêm trong điều kiện ăn uống thất thường. Chị Hà là một trong những nhân viên nhiệt huyết trong việc truy vết các F1, F2 cũng như thực hiện công tác hỗ trợ để đưa người đi cách ly. Sáng 2/8, khi vừa đến trạm y tế thì chị Hà bị ngã xuống và ngất xỉu, các nhân viên y tế nhanh chóng đưa chị vào cấp cứu và thở ô xy.

Chỉ một ngày sau đó, trao đổi với phóng viên Báo Gia đình và Xã hội qua điện thoại, chị Hà cho biết, do làm việc từ sớm đến khuya nhiều ngày liên tục với cường độ cao nên cơ thể không thích nghi kịp. Nhưng chị chỉ xin nghỉ ít ngày để sức khỏe ổn định rồi quay trở lại với các đồng nghiệp để tiếp tục chiến đấu hết mình để chung tay đẩy lùi COVID-19.

Những chiến sĩ áo trắng bỏ lại tất cả sau lưng để nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc - Ảnh 12.

Ảnh: Bác sĩ Nguyễn Nhật Trường

Trước đó, ngày 29/7, những hình ảnh được bác sĩ Nguyễn Nhật Trường – Bệnh viện Phổi Đà Nẵng chia sẻ về việc những nữ bác sĩ, y tá tự cắt ngắn mái tóc của mình để phục vụ cho công tác chống dịch đã khiến nhiều người xúc động. Những hình ảnh tưởng chỉ có trên phim ảnh và sách lịch sử nay tái hiện trong cuộc chiến chống dịch là minh chứng sát thực cho tinh thần tận hiến của những chiến sỹ ngành y.

Những chiến sĩ áo trắng bỏ lại tất cả sau lưng để nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc - Ảnh 13.

"Đã 3 ngày trôi qua tại khoa chống dịch của bệnh viện tôi. Mọi chuyện đều diễn ra theo đúng quy trình chống dịch nhưng hôm nay khi thức dậy, cảnh mà tôi thấy đầu tiên không phải là bệnh nhân mà là mọi người đang cắt tóc cho nhau. Tôi hỏi mọi người vì sao lại cắt đi mái tóc, vì mái tóc đối với phụ nữ rất quan trọng. Mọi người chỉ cười và chỉ nói cắt cho gọn để làm việc”, bác sĩ Nguyễn Nhật Trường chia sẻ trên trang Facebook cá nhân.

Đối với phần đa phụ nữ, mái tóc là thứ được họ nâng niu, chăm sóc nhưng tại đây, dường như mọi thứ thuộc về cá nhân không còn quan trọng, tất cả được gác sang một bên để phục vụ một mục đích cuối cùng, đó là chống dịch.

Ai cũng biết rằng, thiên thần chỉ tồn tại trong những câu chuyện, phim ảnh hay ký ức của trẻ thơ nhưng trong trận chiến này, những chiến sỹ áo trắng đã được ví như thiên thần ở đời thực.

Những chiến sĩ áo trắng bỏ lại tất cả sau lưng để nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc - Ảnh 14.

Trong số những người đang thực hiện công tác chống dịch tại Đà Nẵng, ngoài đội ngũ các y bác sỹ, các lực lượng vũ trang và các cấp chính quyền, đoàn thể không thể không kể đến những đóng góp của đội ngũ sinh viên tình nguyện ngành y.

Những chiến sĩ áo trắng bỏ lại tất cả sau lưng để nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc - Ảnh 15.

Với tuổi đời non trẻ và tuổi nghề bằng “0”, lại đối diện với dịch bệnh mới chưa từng xuất hiện, nhưng với khát vọng của tuổi trẻ, niềm nhiệt huyết của thanh niên đã thôi thúc họ muốn được cống hiến cho xã hội.

Lơ Mu K’Nhi, một sinh viên vừa tốt nghiệp Khoa Y tế Công cộng, Trường ĐH Kỹ thuật Y – Dược Đà Nẵng. Khi chuẩn bị hành trang để quay trở về quê giúp đỡ cha mẹ việc đồng áng thì nhận được thông báo của nhà trường tuyển sinh tình nguyện hỗ trợ lực lượng chức năng trong công tác phòng, chống COVID-19.

Không chút đắn đo, cô gái mới chỉ ngoài hai mươi nhanh chóng đăng ký tham gia đội ngũ sinh viên tình nguyện với ý nghĩ đơn giản là đóng góp chút sức lực và kiến thức y khoa mà mình học được cho công tác phòng chống dịch.

Những chiến sĩ áo trắng bỏ lại tất cả sau lưng để nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc - Ảnh 16.

Sinh viên tình nguyện tham gia vào công tác chống dịch. Ảnh: Lê Bảo

"Em giấu bố mẹ đi làm tình nguyện vì sợ mọi người lo lắng. Dịch bệnh đang căng thẳng, là sinh viên ngành Y em muốn đóng góp một phần nhỏ bé để giúp các y bác sĩ vượt qua thời kỳ khó khăn này" - K’Nhi chia sẻ.

Những sinh viên với kiến thức nền có sẵn về y tế sẽ được bổ sung thêm khóa đào tạo cấp tốc từ các bác sĩ, y tá để nhanh chóng tham gia công tác phòng chống dịch tại tâm điểm Đà Nẵng.

Dù là công việc tình nguyện nhưng theo các bác sĩ, các em làm việc hăng say như những nhân viên thực thụ. Không ngại gian khổ, thậm chí là nguy hiểm tại những nơi có nguy cơ lây nhiễm cao.

Những đêm có kết quả xét nghiệm, những sinh viên hỗ trợ CDC Đà Nẵng lại lao đi gõ cửa từng nhà điều tra dịch tễ, dù nguy hiểm cận kề nhưng tất cả vẫn làm việc hăng say mà không chút đắn đo, than thở, tất cả đều hướng đến mục tiêu chung đó là đẩy lùi COVID-19.

Những chiến sĩ áo trắng bỏ lại tất cả sau lưng để nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc - Ảnh 17.

Khi COVID-19 quay trở lại Việt Nam vào tháng 7 với những ca ghi nhận đầu tiên sau 99 ngày tại Đà Nẵng, Chính phủ đã có những chỉ đạo tổng thể và các phương án ứng phó đối với dịch bệnh tại các địa phương.

Đồng thời Bộ Y tế cũng đã cử "đội quân tinh nhuệ" từ các bênh viện hàng đầu khắp cả nước tới hỗ trợ Đà Nẵng, Quảng Nam với quyết tâm không để dịch bệnh lan rộng ra các tỉnh thành khác trên cả nước.

Những chiến sĩ áo trắng bỏ lại tất cả sau lưng để nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc - Ảnh 18.

TP. Đà Nẵng thực hiện giãn cách xã hội. Ảnh: Lê Bảo

Từ công tác truy vết, xét nghiệm, chữa trị đều có những đội ngũ chuyên gia hàng đầu, cùng với đó là các tổ công tác đặc biệt được thành lập để thực hiện công tác dập dịch tại TP. Đà Nẵng.

Không những vậy, trong những ngày này cả nước đều đang hướng về tâm dịch miền Trung, các doanh nghiệp, tập đoàn, ngân hàng, tổ chức kinh tế, cơ quan ban ngành để tổ chức các đợt ủng hộ tiền, hiện vật, trang thiết bị để đội ngũ y bác sĩ nơi đây có thêm động lực để chiến đấu nơi tuyến đầu.

Những bức tranh cổ động, bài thơ thể hiện lòng biết ơn đối với các bác sĩ là nguồn động viên tinh thần to lớn để họ đương đầu với những thử thách và bình tĩnh để vượt qua.

Nhưng ở đó, khi nguy hiểm đang cận kề thì cũng là lúc tình người càng được thể hiện rõ nét. Những câu chuyện xúc động của những con người không chỉ ở Đà Nẵng mà từ khắp mọi nơi trên cả nước đều hướng về đây. Danh sách đội ngũ y tế đăng ký tình nguyện tới Đà Nẵng vẫn ngày được nối dài thêm, những nguồn nhân lực, vật lực vẫn được từ các nơi chuyển về với lời nhắn ngắn gọn "Đà Nẵng cố lên".

Những chiến sĩ áo trắng bỏ lại tất cả sau lưng để nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc - Ảnh 19.

Cả nước chung tay hướng về tâm dịch miền Trung. Ảnh: Lê Bảo

Còn ở ngay tâm dịch, hàng ngày người ta vẫn chia sẻ với nhau những câu chuyện một doanh nhân chi ra cả vài tỉ đồng để mua khẩu trang, đồ bảo hộ y tế gửi đội ngũ y bác sĩ từ đầu mua dịch. Rồi nghe bệnh viện thiếu cái gì thì lại kêu gọi mọi người cùng mua sắm đóng góp gửi vào từ lọ thuộc bổ hay cây chổi lau nhà.

Hay có ông chủ nhà hàng chi hơn một tỷ đồng cung cấp cho Bệnh viện Đà Nẵng hàng nghìn suất ăn, bà chủ khách sạn tổ chức nấu ăn chia sẻ cho những người nghèo trong những ngày cách ly. Có trường mầm non lại nấu những nồi nước chanh, sả gửi tới cho đội ngũ làm nhiệm vụ, trường kia thì lại nấu cơm gửi vào bệnh viện hàng ngày,…

Chia sẻ là những từ được người ta nhắc đi nhắc lại nhiều lần thời gian qua với những con người ở Đà Nẵng. Giá trị vật chất có thể nhiều hay ít, nhưng niềm tin và cảm xúc là những thứ người ta đang trao cho nhau để thắp sáng trong lòng các chiến sĩ đang chiến đấu tại tuyến đầu chống dịch một niềm tin chiến thắng. Và có một điều có thể chắc chắn rằng, trong cuộc chiến này, sẽ không một ai bị bỏ lại phía sau.

Những chiến sĩ áo trắng bỏ lại tất cả sau lưng để nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc - Ảnh 20.
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 2 giờ trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 2 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Top