Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những "cô hồn sống" bám víu người chết nơi nghĩa địa

Thứ hai, 10:06 02/12/2013 | Xã hội

Những người phu đào huyệt này lấy việc tiễn đưa người chết làm cuộc mưu sinh, để cải thiện bữa cơm thường nhật... Nhưng sâu thẳm trong suy nghĩ của họ, vẫn là cái nghĩa với người đã khuất.

Nghề này âm khí nặng nề

Nghề đào huyệt mộ trước kia vốn chỉ là nghề “cha truyền con nối”, được nhóm thợ gọi bằng cái tên khác, nghe trừu tượng hơn, là “thổ mộc”, nhưng bây giờ cái nghề ấy được coi là một nghề đặc biệt, là miếng cơm manh áo cho bao người.

Những "cô hồn sống" bám víu người chết nơi nghĩa địa 1
Anh Lễ giữa nghĩa trang.

Chiều xuống, tôi gặp ông Sáu Phước, anh Nguyễn Phước Phụng và anh Nguyễn Văn Lễ tại nghĩa trang Pleiku (Gia Lai). Chẳng biết duyên phận gì đã gắn họ lại nơi này, khi mà nhìn quanh chỉ là những ngôi mộ với ngút ngàn khói hương mỗi buổi chiều lãng đãng lạnh tê.

Anh Phụng đang cầm cán thuổng dằn xuống lớp đá cứng. Tiếng va của xà beng, cuốc xẻng vấp vào đá tóe lửa, kêu nhức óc. Thứ âm thanh quen thuộc đó những người phu đào huyệt này đã thấy quen tai. Chỉ có đá và đất cằn, vào mùa nắng thì đào càng khó, những ai mới vào nghề đều thấy dị ứng với loại hỗn âm ấy. Và vị trí này chỉ ít hôm nữa sẽ là nơi yên nghỉ cuối cùng cho một cuộc đời vừa kết thúc. Một huyệt mộ có chiều sâu 1,8m, chiều dài 2,8m, rộng 1,3m, có những hố đào liền trong ba ngày mới xong.

Trong khuôn viên nghĩa trang Pleiku, những khu đất được chia đều vuông vắn. Có những khu vực chỉ có đất trống với tường bao quanh, nhưng đa số đều có mộ chôn cất người chết, khoảng cách mỗi ngôi mộ rất gần nhau, có nơi chỉ cách vài gang tay.

“Nhiều người gọi chúng tôi là những cô hồn sống, quanh năm suốt tháng chỉ biết bám víu vào người chết sinh tồn. Nhưng chúng tôi xem phu đào mộ là một việc làm phúc đức. Nó cũng là một nghề hẳn hoi, thử nghĩ nếu không có chúng tôi thì ai chăm sóc mồ mả cho người quá cố, người nhà của người đã khuất có yên tâm không? Mỗi khi có người đến viếng, chúng tôi cầm chổi, xách nước để rửa mộ rồi xin họ ít tiền lẻ. Anh em tụi tui chia công việc ra để làm. Hằng ngày, mỗi người phải đi làm cỏ cho từng ngôi mộ, nhiều hôm tối còn ngủ lại để bảo vệ nghĩa trang canh chừng mấy ông nghiện ma túy vào đây hút chích, ăn cắp đồ. Chúng tôi nghĩ mình làm phước đức chứ đâu phải là cô hồn sống như nhiều người gán ghép”- ông Sáu Phước cay đắng nói.

Anh Phụng bảo ngày mới vào nghề cũng sợ lắm, khi nhận đào những huyệt mới bên cạnh xác người vừa chôn, có lúc nổi da gà. Đào huyệt cạnh mộ mới chôn, càng đào sâu không khí càng lạnh, thấy chân tay mỏi nhừ. Có những thứ mùi mà anh không thể gọi tên, thứ mùi đó có thể là của đất, của đá, và có thể là mùi tử khí của người chết kề bên.

Anh Phụng đã làm nghề này được hơn mười năm, trước đây anh làm nghề đào giếng thuê, nhưng so với việc làm phu đào huyệt thì chẳng thấm tháp gì. Từ ngày chuyển qua nghề này, mỗi tháng, các anh ở đây có thể đào từ ba đến bốn chục huyệt mộ trên đồi đá, đặc biệt là vào cuối năm, mùa nhiều người bốc mộ. Thứ công việc nặng nhọc và không kém phần độc hại này cứ gắn vào anh em như là nghiệp chướng.

“Ngày đầu tiên làm công việc này cũng thấy sợ lắm. Xung quanh không có gì khác mà toàn là những ngôi mộ. Mỗi lần đào huyệt, hay đi thắp hương, lau chùi bia mộ, những tấm ảnh trên bia của người đã khuất cứ như chăm chú nhìn và mỉm cười với chúng tôi. Lúc đó, tôi nghĩ thôi thì làm tạm, chờ kiếm công việc khác chứ ai mà “chôn thân” ở nơi đất chết này mãi. Nhưng càng làm thì lại thành quen, không ngờ có thể gắn bó với công việc này cho đến ngày nay”, anh Phụng chia sẻ.

Ngồi nghỉ dưới tán cây sau khi hoàn thành một huyệt mộ, anh Phụng, anh Lễ và ông Sáu Phú trầm ngâm: “Mọi người cứ nghĩ làm việc bên người chết là sợ, chứ chúng tôi quen rồi, hằng ngày phải đi “tuần”, cùng trò chuyện bên những ngôi mộ, công việc làm miết rồi thành quen. Ngày nào mà không đến nghĩa trang là thấy “nhơ nhớ”. Nghề này tuy thu nhập không ổn định nhưng cũng còn hơn khối nghề khác. Tháng nào nhận được nhiều mộ thì thu nhập cũng kha khá. Còn nhận ít thì cũng đủ ăn”.

“Thế các anh làm ở đây lâu năm đã khi nào gặp ma chưa?” - tôi hỏi đùa. “Làm nghề này lâu rồi nên quen, mồ mả cũng thành bạn. Cũng muốn gặp lắm nhưng gần chục năm làm ở đây có thấy chi đâu” - anh Lễ cười cho biết.

Nỗi niềm phu đào huyệt

Bao đời nay nghĩa địa thì vẫn cứ mênh mang cho trần gian nhiều cảm xúc. Trong cuộc sống thực tại hằng ngày, nhìn đâu cũng thấy toàn u tịch. Nhưng trước nghĩa trang lại luôn dạt dào những cảm xúc an nhiên. Trời thu chiều buồn lặng. Gió hắt hiu lãng đãng. Tiếng cầu kinh, tiếng nấc hòa lẫn tiếng hô gọi của những người phu đang hạ huyệt. Tiếng đất vẫn rào rào hòa trong lời kinh kệ giữa chiều đông se buốt.

Với mọi người bình thường, khi nhìn thấy thường xuyên ba thước đất đen cuối mỗi đời người, ắt hẳn nhiều triết lý nhân sinh vi diệu sẽ được họ phát kiến ra. Nhưng với những người như anh Phụng anh Lễ, ông sáu Phú thì việc đối mặt thường ngày trước cái hố đất đen lại cho họ những cái nhìn xác thực hơn. Có lẽ thế, mà lý lẽ cuộc đời của họ đơn giản hơn nhiều: Sống có nghĩa là chôn người chết và uống rượu!

Những "cô hồn sống" bám víu người chết nơi nghĩa địa 2
Anh Phụng đang chuẩn bị làm công việc đặc biệt.

Họ đã sống gần và thân quen với cái chết như một kẻ đồng hành, một người đồng nghiệp. Nhiều người cứ nghĩ họ đã mòn chai tuyến lệ bởi quá nhiều nước mắt rơi trong suốt cuộc hành trình mưu sinh hiện thực. Phải đâu như thế là đã thôi ngân rung những sợi tâm hồn, đã buông chùng cung tơ lòng vốn dĩ mỏng manh và luôn căng siết! Những người phu đào huyệt này lấy việc tiễn đưa người chết làm cuộc mưu sinh, dẫu với quan niệm rất nhân văn rằng có sự chết của người mới được sự sống của ta thì thực tế vẫn phải có nhiều… người chết, cần thêm nhiều huyệt mộ thì họ mới có nhiều thu nhập.

Nếu không suy xét sâu xa thì đó là sự ích kỷ đến độ độc ác, nhưng ngẫm lại chẳng qua cũng là để cải thiện bữa cơm thường nhật, để thêm tấm áo manh quần, để đắp đổi cho những nhu cầu bức thiết của đời sống. Sống với nghề như thế, lòng họ mấy khi được chút an lành, và liệu rằng có ai mỗi ngày tập luyện cho nhuần tay đào huyệt, như cái cách mà người đao phủ của Nguyễn Tuân đã tập chém đến nhuyễn tay với những gốc chuối sau nhà...

Nhưng sống vẫn cứ phải sống, và họ tự dỗ lòng rằng mình đang làm cái việc cao đẹp là dọn một chỗ nghỉ an lành cho người ra đi đến cõi vĩnh hằng. Họ cho mình cái quyền được quên: Quên tiếng chiêng tiếng trống, quên tiếng khóc buốt lòng, quên đi hình ảnh người nằm xuống, quên màu cờ ngũ sắc, quên cỗ quan tài... quên tất thảy mà ngon miệng với bữa cơm vừa thêm chút thịt cá từ tiền công của ngày hôm đó.

Bỗng dưng thấy xót lòng khi chợt nghĩ người phu là vô cảm. Sự thật thì cuộc mưu sinh hiển nhiên buộc người phải làm những điều dù muốn dù không, cho thỏa cái mưu cầu ích kỷ của không chỉ riêng bản thân mình. Sao có thể buộc họ vào vòng luẩn quẩn những luân lý của yêu thương!

Nghề đào mộ, chăm sóc người đã khuất mới nghe qua có vẻ rùng rợn nên những phu đào mộ luôn tự ti với bản thân, nhiều lúc họ bị những người xung quanh nhìn với ánh mắt thiếu thiện cảm, dẫn đến việc mặc cảm với nghề.

“Nhiều người gọi chúng tôi là những cô hồn sống, quanh năm suốt tháng chỉ biết bám víu vào người chết sinh tồn. Nhưng chúng tôi xem phu đào mộ là một việc làm phúc đức. Nó cũng là một nghề hẳn hoi, thử nghĩ nếu không có chúng tôi thì ai chăm sóc mồ mả cho người quá cố, người nhà của người đã khuất có yên tâm không? Mỗi khi có người đến viếng, chúng tôi cầm chổi, xách nước để rửa mộ rồi xin họ ít tiền lẻ. Anh em tụi tui chia công việc ra để làm. Hằng ngày, mỗi người phải đi làm cỏ cho từng ngôi mộ, nhiều hôm tối còn ngủ lại để bảo vệ nghĩa trang canh chừng mấy ông nghiện ma túy vào đây hút chích, ăn cắp đồ. Chúng tôi nghĩ mình làm phước đức chứ đâu phải là cô hồn sống như nhiều người gán ghép”- ông Sáu Phước cay đắng nói.

Chỉ khi mặt trời đã khuất núi, thành phố đã lên đèn các anh mới về với mái ấm của riêng mình, quây quần với vợ con trong bữa cơm tối. Thế nhưng, không phải bữa cơm nào với gia đình nhỏ cũng trọn vẹn, đôi khi nó bị ngắt quãng bởi những cuộc điện thoại của tiếng khóc ai oán…

Trời đã về chiều, lác đác những người đi thăm mộ người thân đã lên xe trở về thành phố, nhưng bóng dáng những người phu đào huyệt vẫn len lỏi quanh nghĩa trang, cần mẫn quét dọn, thắp hương, đốt củi bên những ngôi mộ. Ngoài sự tận tâm với nghề sau thời gian dài gắn bó, các anh thấy mình như có trách nhiệm với những người đã khuất. Vì vậy, để “người âm” khỏi “chạnh lòng”, những ngôi mộ mà con cháu đi xa tận miền Nam, miền Bắc hay nước ngoài vẫn được những người đàn ông ở đây chăm sóc không công, cần mẫn, liên tục qua nhiều năm tháng.
 
Theo Dòng đời/Dân Việt
kimngan
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?

Đời sống - 40 phút trước

GĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận

Giáo dục - 56 phút trước

Hội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Xã hội - 1 giờ trước

GĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Thời sự - 2 giờ trước

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 13 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Xã hội - 13 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy  điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 15 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.

Top