Những cuộc kiếm tìm thi thể vô vọng ở Mà Sa Phìn
GiadinhNet - Mà Sa Phìn những ngày này ngập chìm trong tang tóc hoang lạnh, đâu đó có bóng dáng những người cha, người anh khắc khổ đi tìm thi thể con trong cô độc, tuyệt vọng...
Anh Trương Văn Sơn cho biết, sau đêm lũ quét kinh hoàng, lán của anh có 30 người thì 9 người bị lũ cuốn trôi, mất tích. Ảnh: Cao Tuân
Con hẹn về mà giờ con ở đâu...
Trong hành trình lên bãi vàng Mà Sa Phìn ở độ cao 1.800m so với mực nước biển (thuộc xã Nậm Xây, huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai), chúng tôi bắt gặp 3 người đàn ông rầu rĩ, khắc khổ, đôi mắt đỏ ngầu. Hỏi chuyện được biết, ông Phạm Văn Liên (quê Ngọc Lặc, Thanh Hóa) cùng con rể và một người dẫn đường đang đi tìm đứa con trai mất tích của ông trong lũ quét tại bãi vàng Mà Sa Phìn vừa qua.
Con của ông Liên là Phạm Văn Chức (19 tuổi) lên đào vàng ở Mà Sa Phìn được khoảng 5 tháng. “Em nó còn trẻ lắm, nhà nghèo nên nó phải nghỉ học từ năm lớp 6 để đi làm thêm ở Hà Nội. Ít lâu sau nó đi làm vàng ở Lai Châu rồi Quảng Nam. Nó về nhà đợt Tết, hết Tết nó lên đây làm vàng”, ông Liên giãi bày.
Trước cái đêm lũ quét kinh hoàng, Chức có gọi điện về cho cha và nói rằng, Tết Độc lập 2/9 sẽ về và ở hẳn nhà, không đi làm vàng nữa. Chức còn nói, sẽ mang tiền công của 5 tháng làm vàng về để mua xe máy cho cả nhà cùng đi. Nhưng ngày 20/8, khi ông Liên đang đi làm thì nhận được điện thoại của bạn Chức báo rằng, con trai ông đã bị lũ cuốn chôn vùi.
Như sét đánh bên tai, ông Liên vội gọi con rể, chuẩn bị ba lô, túi xách từ Thanh Hoá lên Lào Cai tìm xác con. Thế nhưng, 3 ngày đêm trèo rừng, lội suối, men theo dòng suối Đắng Cay dưới chân núi Mà Sa Phìn nhưng việc tìm kiếm của cha con ông chẳng có kết quả. Ông Liên cùng con rể và người dẫn đường là bạn đào vàng của Chức trèo lên lán trại mà Chức đã ở thì chỉ tìm được những bộ quần áo rách nát sau lũ. Quá đau đớn, ông đành lấy một nắm đất nơi ấy, bỏ vào chiếc bát và thắp nén nhang rồi mang về làm lễ thờ cho con.
Ông Liên cố kìm nén những giọt nước mắt đang trực trào ra khỏi khóe mắt, hướng ánh mắt đỏ ngầu về phía con suối Đắng Cay đang cuộn đục dưới chân núi thều thào: “Còn bộ quần áo rách này, tôi sẽ mang về nhà và đốt cho nó. Dưới đó, chắc nó lạnh lắm. Nó đã quên lời hứa đến ngày 2/9 sẽ về rồi”.
Phạm Văn Dự (SN 1995, quê Thanh Hóa – bạn đào vàng với Chức) cho hay, cậu và Chức lên đây làm vàng nhưng cũng không biết chủ hầm vàng là ai. Chỉ biết ngày ngày đi đào quặng vàng, nhận lương 5 triệu đồng/tháng. Lán trại của Dự và Chức có cả thảy 16 người ở tứ xứ về đây làm phu vàng.
Trong tối định mệnh ấy, mọi người vừa ăn cơm xong, nước lũ bất ngờ ập xuống, cuốn trôi lán trại cùng vài người, trong đó có Chức. Chính mắt Dự thấy Chức đã bị đất đá lấp tới cổ, 2 cánh tay của Chức đưa lên cầu cứu sự trợ giúp của mọi người nhưng lũ lớn với khối lượng đất đá sạt lở khổng lồ đã vùi lấp chàng trai trẻ trong tích tắc.
Dự chia sẻ rằng, khi còn sống, Chức nói sẽ chỉ làm thêm ít ngày rồi về quê hẳn. “Cứ góp được đồng nào, Chức lại gửi về nhà để dành tiền cưới vợ. Nó bảo với em, bao giờ đủ tiền cưới thì xin cai thầu cho nghỉ hoặc bỏ trốn về chứ không làm ở đây nữa. Không ngờ nó chết”, Dự nghẹn ngào.
Còn nhiều người đang nằm dưới đống đất đá?
Đến thời điểm hiện tại (ngày 28/8), lãnh đạo tỉnh Lào Cai, lãnh đạo huyện Văn Bàn và đại diện Công ty CP Vàng Nhẫn - đơn vị duy nhất được cấp phép khai thác vàng ở Mà Sa Phìn cho biết: “Số người chết sau vụ sạt lán vàng đêm 19/8 là 7 người”. Còn con số người mất tích thì không được nhắc đến.
Thế nhưng, trên đường đến bãi vàng Mà Sa Phìn, chúng tôi đã gặp nhiều nhóm người địa phương mang theo các công cụ đào bới lầm lũi cất bước. Họ chia sẻ rằng, phía sâu lắm ở trong bãi vẫn còn có người nằm lại ở đó. Các chủ bưởng treo thưởng 5 triệu đồng cho mỗi xác người, thế nên rất nhiều bà con trong bản đã bỏ công việc nương rẫy để đi tìm xác.
Trong câu chuyện của những người dân nơi đây (có người từng làm phu vàng) thì Mà Sa Phìn chẳng khác gì nấm mồ chôn vùi tuổi trẻ của rất nhiều thanh niên từ khắp các vùng quê. Tại bãi vàng, lúc nào cũng có hơn 400 người làm việc, trong số đó có khoảng 100 người là công nhân của công ty, còn lại là do các chủ bưởng vàng thuê và trả công. “Năm nào cũng có người chết do sập hầm vàng, lũ quét... Những người tìm thấy thi thể thì được đưa về quê, có những người mãi mãi nằm lại nơi bãi vàng này”, anh Phủ - một thanh niên người Mông được thuê đi tìm kiếm xác các nạn nhân cho biết.
Tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, nằm bất động trên giường bệnh, anh Trương Văn Sơn (SN 1993, trú tại bản Cam 3, xã Cam Cọn, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) – người may mắn thoát chết sau trận lũ quét nhớ lại giây phút kinh hoàng: “Lán của tôi ở có 30 người. Hôm xảy ra sự việc, khi đó chúng tôi vừa ăn cơm xong, đang nằm nghỉ trong lán thì bất ngờ có dòng nước lớn ập đến. Chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra thì tôi thấy 9 người trong lán đã bị cuốn trôi, còn tôi thì may mắn bám được vào một cái cọc. Trụ được vài phút thì tôi cũng bị dòng nước cuốn đi. Bị cuốn khoảng 200m, lấy hết sức lực còn lại để bám tiếp vào một cành cây, sau đó tôi bò lên một lán cao hơn và ngất lịm”.
Sau khi tỉnh dậy, anh Sơn thấy mình đã được mọi người khiêng ra gần UBND xã Nậm Xây rồi được đưa lên ô tô chuyển thẳng về Bệnh viện Đa khoa huyện Văn Bàn. “Khi về bệnh viện huyện Văn Bàn điều trị được mấy tiếng thì có một ô tô con 4 chỗ đến đón tôi và nói đưa tôi đi xuống Bệnh viện Đa khoa Thái Nguyên điều trị”, anh Sơn kể.
Nằm cạnh giường bệnh của anh Sơn là anh Lý Văn Mão (SN 1987, trú tại thôn Cam 1, xã Cam Cọn). Nhớ lại vụ tai nạn kinh hoàng với vẻ mặt đầy sợ hãi, lo lắng, anh Mão rụt rè: “Lán tôi ở có 4 người. Mấy anh em chưa kịp bỏ chạy thoát thân thì một đợt đất đá đổ xuống. Lúc đó tôi nhanh chân chạy được lên lán phía trên. Ba người còn lại không kịp chạy nên bị dòng nước lớn cuốn đi”.
Không có tình trạng khai thác thổ phỉ (?!)
Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, ông Vũ Đình Thuỷ - Trưởng phòng Quản lý khoáng sản (Sở TN&MT tỉnh Lào Cai) cho biết, tại khu vực Mà Sa Phìn không có tình trạng khai thác thổ phỉ. Ở đây, chỉ có duy nhất Công ty CP Vàng Nhẫn được cấp thép khai thác vàng. Khi chúng tôi hỏi về các đợt thanh, kiểm tra của Sở đối với việc khai thác của Công ty Vàng Nhẫn, ông Thuỷ cho hay: “Từ năm 2015 đến nay, Sở chưa tiến hành thanh tra dự án này và cũng chưa có kế hoạch thanh tra”.
Một xã có 3 người chết
Tại xã Bằng Vân (huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn) có đến 3 người thiệt mạng tại bãi vàng Mà Sa Phìn. Trong số đó có vợ chồng anh Chu Đình Ngao (là chủ một bưởng vàng) và anh Hoàng Văn Hưng (SN 1988, một phu vàng được vợ chồng anh Ngao thuê làm việc). Hiện, vợ anh Ngao là chị Chiến vẫn chưa tìm thấy thi thể.
Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, chị Lê Thị Hiền (SN 1991, vợ anh Hưng) cho biết: “Chồng tôi mới đi làm được 2 tháng thì hôm 20/8, có một nhóm người đến nhà nói là được chủ bưởng vàng ở Lào Cai thuê đưa thi thể chồng tôi về quê và cho 20 triệu đồng lo mai táng. Từ đó đến nay chẳng có ai đến hỏi han gì. Hôm vừa rồi mọi người đọc báo thấy danh sách 7 người tử vong do tỉnh Lào Cai công bố nhưng không có tên chồng tôi và vợ chồng anh chị Ngao - Chiến khiến ai cũng bức xúc”.
Tại tỉnh Thái Nguyên, còn có hai trường hợp khác mất tích sau vụ lũ quét tại bãi vàng Mà Sa Phìn. Hiện người thân các phu vàng vẫn tiếp tục thuê người địa phương tìm kiếm thi thể để đưa về quê an táng.
Cao Tuân – Đình Việt
Truy tìm gã đàn ông nhận gần 2 tỉ đồng của nhiều người rồi bỏ trốn
Pháp luật - 17 phút trướcGĐXH - Nguyễn Tuấn Ninh bị tố giác có hành vi nhận tiền của nhiều người để làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nhưng không thực hiện. Sau đó, Ninh bỏ trốn và chiếm đoạt số tiền 1,75 tỉ đồng,
Hà Nội: Xác định niên đại gần 150 bộ hài cốt được phát hiện trên phố Tây Sơn
Đời sống - 26 phút trướcGĐXH - Khoảng 150 bộ hài cốt được phát hiện trong quá trình thi công, cải tạo hệ thống thoát nước ở ngõ 167 phố Tây Sơn là của những người dân và đã có từ khoảng 50-70 năm về trước.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 48 phút trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 1 giờ trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Khẩn trương tìm kiếm Chủ tịch Hội nông dân xã mất liên lạc
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Hơn 30 người gồm lực lượng của xã cùng sự hỗ trợ của lực lượng chức năng huyện đang tìm kiếm ông P. tại khu vực bờ sông nhưng đến sáng 22/11 vẫn chưa có kết quả.
Tiếp tay cho người nước ngoài cư trú bất hợp pháp, nữ idol livestream lãnh 2 năm 6 tháng tù
Pháp luật - 3 giờ trướcThông qua việc là idol trên mạng xã hội Douyin, Nguyễn Thùy Dương quen Zheng Ren Gui rồi tiếp tay cho người này phạm pháp.
Công an bắt quả tang nhóm khách cùng nữ tiếp viên quán karaoke bay lắc
Pháp luật - 3 giờ trướcVào quán karaoke để hát nhưng chưa đủ độ "phê" nên các đối tượng mua ma túy về bay lắc cùng các nữ tiếp viên của quán.
Sinh viên trộm xe ôtô của nữ giảng viên trong ngày 20-11
Pháp luật - 3 giờ trướcNgày 20-11, để ôtô trong khuôn viên trường đại học, một cô giáo bị sinh viên lấy trộm xe
Quy định mới nhất về khám sức khỏe với lái xe từ 1/1/2025, nhiều điểm mới người dân lưu ý gì?
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Theo dự thảo Thông tư về tiêu chuẩn sức khỏe và việc khám sức khỏe cho người lái xe đang được Bộ Y tế xây dựng, từ ngày 1/1/2025 sẽ có nhiều điểm mới.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 4 giờ trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Bắt giữ đối tượng trộm cắp cà phê ở Lâm Đồng
Pháp luậtGĐXH - Công an huyện Đức Trọng (Lâm Đồng) đã bắt đối tượng Lưu Xuân Kiên (1997, quê huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định) để điều tra về hành vi trộm cắp tài sản.