Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những đêm trắng trong căn phòng luôn sáng đèn mùa dịch

GiadinhNet - Phòng Xét nghiệm (thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Vĩnh Phúc) vỏn vẹn 8 cán bộ, luân phiên nhau làm việc hết công sức khi đợt dịch mới xuất hiện trên địa bàn. Những ngày cao điểm, họ làm việc trắng đêm, một ngày chỉ được ngủ khoảng 3 tiếng.

Những đêm trắng trong căn phòng luôn sáng đèn mùa dịch - Ảnh 1.


Vĩnh Phúc kiểm soát tốt dịch bệnh

Theo công bố mới nhất từ Bộ Y tế, tính tới trưa nay 18/5, Vĩnh Phúc có 87 ca mắc COVID-19. Điều đáng nói, trong 12 giờ gần nhất, địa phương này không xuất hiện thêm ca mắc mới. Có thể nói tỉnh Vĩnh Phúc đang thực sự thành công trong việc kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh.

Để có được kết quả như hiện tại, dưới sự chỉ đạo của Chính Phủ, Bộ Y tế, tỉnh Vĩnh Phúc đã triển khai, thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp với chiến lược "bao vây, khoanh vùng, đón đầu và đánh chặn".

Những đêm trắng trong căn phòng luôn sáng đèn mùa dịch - Ảnh 3.

Tỉnh Vĩnh Phúc là một trong những địa phương đang kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19. Ảnh: Lê Thúy

Ngoài ra, sự quyết liệt của Vĩnh Phúc được cụ thể hóa bằng phương châm hành động "dịch phát sinh chỗ nào thì khoanh vùng khống chế chỗ đó". Lực lượng chống dịch buộc phải phong tỏa được nơi sinh sống của F0 chậm nhất là 2 giờ sau khi phát hiện ca bệnh và chậm nhất 10 giờ sau khi xác định F1 phải có kết quả xét nghiệm. 

Để làm tốt được nhiệm vụ trên, hệ thống xét nghiệm của Vĩnh Phúc luôn đặt trong tình trạng hoạt động hết công suất nhưng vẫn đảm bảo về độ chính xác.

Trong đợt dịch này, tính từ ngày 29/4/2021 đến ngày 17/5/2021, tổng số mẫu được xét nghiệm trên phạm vi toàn tỉnh Vĩnh Phúc là gần 60.000 mẫu. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh đang triển khai xét nghiệm sàng lọc virus SARS-CoV-2 với khoảng 1.800 mẫu/ngày và 9.000 mẫu gộp/ngày. Hiện tại, Vĩnh Phúc đang gấp rút hoàn thành xét nghiệm cho 100% công nhân tại các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh, bao gồm cả các chuyên gia.

Những "chiến binh" áo trắng

Dưới sự điều hành của Trưởng khoa Bùi Văn Ủy, Khoa Xét nghiệm - CĐHA-TDCN, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc, đang từng ngày, từng giờ chạy đua với thời gian để thực hiện nhanh chóng, chính xác từng mẫu xét nghiệm. Hơn chục ngày qua kể từ khi xuất hiện ca bệnh dương tính tại Phúc Yên, hệ thống xét nghiệm chưa phút nào được ngừng nghỉ. Cán bộ thay nhau vận hành xét nghiệm để có kết quả sớm nhất, thậm chí phải huy động thêm nhân lực các khoa khác để làm công việc phụ giúp như thống kê, báo cáo, trả kết quả xét nghiệm...

Chia sẻ với PV, thạc sĩ Chu Thị Phương Minh - Phó trưởng khoa Xét nghiệm - CĐHA-TDCN, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: "Với trọng trách nặng nề và trách nhiệm cao cả, chúng tôi luôn thực hiện đầy đủ, nghiêm ngặt các quy định xét nghiệm để cho ra kết quả một cách nhanh và chính xác nhất".

Với 14 năm thâm niên trong ngành y, theo chị Minh, đợt dịch lần này tại Vĩnh Phúc diễn ra trên quy mô rộng, mức độ lây lan nhanh, nên khối lượng công việc của những cán bộ làm công tác xét nghiệm tăng gấp nhiều lần đợt trước, lúc nào đầu óc cũng trong tình trạng căng thẳng, sức lực gần như bị vắt kiệt.

Những đêm trắng trong căn phòng luôn sáng đèn mùa dịch - Ảnh 4.

Phòng Xét nghiệm (thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Vĩnh Phúc). Ảnh:Lê Thúy

Trong khi đó, kỹ thuật viên Nguyễn Thị Hằng tâm sự: "Để có được những kết quả xét nghiệm nhanh chóng, chính xác, đáp ứng kịp thời công tác phòng chống dịch COVID-19, ngay sau khi nhận mẫu bệnh phẩm, chúng tôi phải tiến hành xét nghiệm ngay. Lực lượng cán bộ thì mỏng, trong khi khối lượng công việc thì nhiều nên mọi người đều phải chạy đua với thời gian, có nhiều đêm tôi và đồng nghiệp phải thức trắng để làm mẫu xét nghiệm. Có những lúc máy đang chạy dở, cả đội lại cố làm cho xong, đến khi có kết quả cũng là lúc những hộp cơm chuẩn bị từ trước đã trong tình trạng nguội lạnh, rời rạc. Hơn 2 tuần nay, mỗi cán bộ làm công tác xét nghiệm của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Vĩnh Phúc chỉ được ngủ từ 3-4 tiếng/ngày".

Là cán bộ có nhiều kinh nghiệm trong việc xét nghiệm sàng lọc COVID-19 từ đợt dịch đầu tiên năm 2020, anh Vũ Xuân Vinh cho biết: "Không có lý do nào để giải thích cho sự chậm trễ hay lơ là trong công việc. Ai cũng có nỗi niềm riêng, khó khăn riêng, cũng nhớ gia đình, nhớ con… nhưng tất cả đều gác lại dành toàn tâm, toàn ý cho công việc. Trong công tác phòng chống dịch, nếu việc xét nghiệm không nhanh, thiếu chính xác sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho việc khoanh vùng, cách ly, dập dịch. Giờ đây, chúng tôi chỉ biết dành hết tâm huyết cho công tác chuyên môn với mong muốn lớn lao Vĩnh Phúc nói riêng và Việt Nam nói chung sớm ngăn chặn và đẩy lùi thành công dịch bệnh COVID-19 ".

Những đêm trắng trong căn phòng luôn sáng đèn mùa dịch - Ảnh 5.

Ngành y tế đang thể hiện vai trò hết sức quan trọng trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19 tại Vĩnh Phúc nói riêng và cả nước nói chung. Ảnh: H.Trà

Trong trang phục bảo hộ ướt đẫm mồ hôi, PV vẫn cảm nhận thấy ánh mắt của những cán bộ đang làm công tác xét nghiệm tại Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Vĩnh Phúc ánh lên sự nhiệt huyết và tự hào. 

Sự quyết tâm đó giúp họ luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, đóng góp một phần công sức vào công cuộc chặn đứng dịch bệnh COVID-19.

Con gái nhỏ thay bố mẹ quán xuyến việc gia đình

Chia sẻ thêm với PV, thạc sĩ Chu Thị Phương Minh (Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Vĩnh Phúc) cho biết: Do đặc thù công việc mùa dịch, nên vợ chồng chị thường xuyên vắng nhà. Mọi công việc từ cơm nước, chăm 2 em nhỏ đều do một tay cô con gái đầu của anh chị năm nay học lớp 6 quán xuyến, lo toan. "Nhiều lúc thương con chỉ muốn trực trào nước mắt, nhưng vì trách nhiệm công việc, mình cũng như các đồng nghiệp luôn động viên nhau vượt qua", chị Minh nói trong tâm trạng nghẹn ngào.

Phúc An – Xuân Thắng

V.Phúc - X.Thắng
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 1 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 2 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore

Y tế - 4 ngày trước

Sốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.

Top