Những em bé thoát chết trong gang tấc vì mẹ bị sa dây rốn
GiadinhNet - Khi phát hiện sản phụ bị sa dây rốn, các bác sĩ luôn xác định đây là trường hợp tối cấp và chỉ có vẻn vẹn… 4 phút để giữ tính mạng cho em bé trong bụng mẹ. Bởi nếu không, hoặc em bé tử vong, hoặc sẽ bị bại não…

Cấp cứu sản khoa hàng đầu
Cuối tháng 3/2016, Khoa Khám bệnh (Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang) tiếp nhận sản phụ Giàng Thị Mỷ (22 tuổi, trú tại huyện Bắc Mê, Hà Giang) mang thai 39 tuần, ngôi mông, ối vỡ sớm, sa dây rốn trước ngôi, được chuyển cấp cứu từ Trạm Y tế xã Minh Ngọc (huyện Bắc Mê). Nhận thấy đây là một trường hợp tối khẩn cấp, nguy cơ tai biến sản khoa cao, đe dọa tính mạng của đứa trẻ khi tim thai đã có biểu hiện suy, ngay lập tức sản phụ Mỷ được chuyển ngay lên phòng mổ cấp cứu.
Một kíp y bác sĩ gồm phẫu thuật viên, bác sĩ gây mê, bác sĩ sản và hồi sức sơ sinh được chuẩn bị sẵn sàng cuộc mổ. Nhớ lại thời điểm nguy cấp đó, BS Lương Cao Đạt (Khoa Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang) – người có mặt trong kíp mổ cấp cứu cho biết, chỉ trong 2 phút, các bác sĩ đã phải thực hiện gây mê, sát khuẩn, đồng thời BS Nguyễn Thị Lê hỗ trợ đẩy giữ dây rốn giúp lưu thông tuần hoàn rau thai nhi được tốt hơn. Điều bất lợi là lúc này, BS Nguyễn Thị Lê báo mạch dây rốn đã yếu dần không còn bắt được. BS Nông Thị Bích Ngọc càng khẩn trương hơn tiến hành phẫu thuật mổ bắt thai.
Chỉ chưa đầy 1 phút, thai nhi được đưa ra ngoài, chuyển đến với BS Lương Cao Đạt đang chờ sẵn. Lúc này, tình trạng của bé rất xấu, ngừng tuần hoàn, đồng tử đã giãn. Ngay lập tức bé được hồi sức tim phổi, dùng Adrenalin qua ống nội khí quản. Sau 2 phút tim đập trở lại, bé lập tức được đưa lên Khoa Nhi hồi sức, cho thở máy thông khí nhân tạo, bù kiềm, vận mạch. Sau 7 ngày điều trị, sản phụ Giàng Thị Mỷ đã hồi phục, cháu nhỏ cai được thở máy, ăn sữa tốt.
Cũng được phát hiện thai nhi bị sa dây rốn sau khi vỡ ối, một sản phụ khác tại Cần Thơ đã được các bác sĩ cứu sống trong gang tấc, giữ được tính mạng cho cả mẹ lẫn con. 18h ngày 8/6, Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ tiếp nhận sản phụ T.T.N (33 tuổi) với chẩn đoán sinh con lần hai, thai 41 tuần ngôi đầu, chuyển dạ đột ngột, vỡ ối. Kíp trực đã khám và phát hiện thai nhi bị sa dây rốn. Nhận thấy đây là trường hợp rất nguy hiểm, ngay lập tức, sản phụ N được chuyển ngay lên phòng mổ. Đến 18h10, em bé đã được đưa ra ngoài kịp thời và an toàn, sau đó được chuyển theo dõi tại Khoa Sơ sinh (Bệnh viện Phụ sản TP Cần Thơ), tình trạng sức khỏe bé ổn định.
Không may mắn như hai trường hợp trên, cách đây không lâu, tại Bệnh viện Đa khoa Quảng Ngãi, sản phụ Bùi Thị Mỹ Ly được mổ cấp cứu lấy thai vì sa dây rốn. Nhưng sau mổ, em bé bị suy hô hấp nặng, dẫn tới hôn mê. Mặc dù được cấp cứu tích cực nhưng tình trạng không tiến triển, gia đình đã đưa cháu về.
Ai dễ gặp sa dây rốn?
Trao đổi với PV Báo GĐ&XH, BS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh (Bệnh viện Phụ sản Trung ương) cho biết, sa dây rốn là tình trạng dây rốn bị sa trước hoặc bên ngôi thai, có thể xảy ra lúc còn ối (sa dây rốn trong bọc ối) hay nguy hiểm hơn là sa dây rốn sau khi bị vỡ ối, trong lúc chuyển dạ. Đây là một cấp cứu hàng đầu vì gây suy thai cấp do cuống rốn bị chèn ép giữa ngôi thai và thành chậu, dẫn đến việc cung cấp máu của dây rốn cho thai bị đình trệ. “Nếu dây rốn bị chèn ép quá 4 phút, thai sẽ bị ngạt, không lấy thai ra ngay có khả năng thai bị tử vong rất cao trong chốc lát”, BS Nguyễn Anh Tuấn cho biết.
Trong suốt thời gian thai nhi ở trong bụng mẹ, dây rốn chịu trách nhiệm cung cấp chất dinh dưỡng và ôxy. Nếu dây rốn không làm tròn “nhiệm vụ” của mình, thai nhi sẽ không nhận đủ chất dinh dưỡng để phát triển. Sa dây rốn là biến chứng thường gặp trong giai đoạn cuối của thai kỳ, nhất là vào tuần thứ 38 của thai. BS Nguyễn Anh Tuấn thông tin: “Trong quá trình theo dõi thai nghén tỷ lệ sản phụ được phát hiện sa dây rốn khá cao”.
Sa dây rốn sẽ gây cản trở đến việc co thắt máu dây rốn, gây nên tình trạng ngưng trệ tuần hoàn mẹ con, làm thai nhi không trao đổi chất được với mẹ, gây suy thai cấp khi mẹ chuyển dạ. Cũng theo BS Nguyễn Anh Tuấn, nếu lấy thai ra chậm, bé dễ suy hô hấp, tử vong. Nếu sống sót, bé dễ mắc tổn thương não, bại não do thiếu ôxy.
Dù là cấp cứu sản khoa nguy hiểm, nhưng hiện vẫn chưa có biện pháp ngăn ngừa tình trạng sa dây rốn khi mang thai, chuyển dạ. Tuy nhiên, theo BS Nguyễn Anh Tuấn, có một số yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ sản phụ dễ bị sa dây rốn. Xác định được điều này, thai phụ nên chủ động đi khám thai định kỳ, nhất là những tháng cuối thai kỳ hoặc nhập viện để được theo dõi và xử lý kịp thời nếu có dấu hiệu chuyển dạ.
Đó là những thai phụ có khung chậu hẹp, méo hoặc có khối u tiền đạo. Việc mang thai nhiều lần cũng khiến thai phụ dễ bị sa dây rốn. Về phía thai, đối với các ngôi bất thường, ví dụ ngôi ngược, ngôi ngang do ngôi không tỳ vào cổ tử cung nên dây rốn có thể sa trước ngôi, sa một chi làm dây rốn sa theo. Về phía phần phụ của thai, đa ối làm ối căng quá mức, có thể vỡ đột ngột kéo dây rốn sa theo, dây rốn dài bất thường, rau bám thấp. Màng ối mỏng cũng khiến việc giữ thai không tốt, gây nguy cơ bị sa dây rốn. Ngoài ra, nếu bấm ối trong cơn co khi ngôi còn cao lỏng thì cũng dễ bị sa dây rốn. Đa số các trường hợp sa dây rốn sẽ được chỉ định sinh mổ càng sớm càng tốt để đảm bảo thai nhi vẫn được cung cấp đủ oxy cho não.
Thai phụ phải được theo dõi kỹ càng, thường xuyên khám thai định kỳ để kịp thời xử trí những trường hợp bất thường. Một điều cần lưu ý khác là phải chú ý cử động hàng ngày của thai nhi, nếu thấy thai cử động ít hoặc yếu hơn hàng ngày, thai phụ nên đi khám để được theo dõi kỹ hơn.
Theo BS Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh (Bệnh viện Phụ sản Trung ương), tần suất gặp sa dây rốn trong chuyển dạ khá cao. Đây là cấp cứu sản khoa tối nguy hiểm, xảy ra đột ngột, trong 4 phút không xử trí kịp thời, tính mạng thai nhi khó giữ, hoặc nếu giữ được, em bé dễ bị thiếu máu, bại não.
Thu Nguyên

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua
Dân số và phát triển - 23 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcChlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcYoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcKhông chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai
Dân số và phát triển - 3 ngày trước14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcCứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcNgày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcViêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.