Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những gia đình có bình rượu ngâm nên biết điều này để không nguy hại khi uống dịp Tết

Chủ nhật, 20:05 19/01/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet – Trên thực tế, vẫn có nhiều người gặp họa khi uống rượu ngâm. Nguyên nhân có thể do rượu (rượu pha hóa chất, không đảm bảo an toàn); do dược liệu (có thể chứa độc tố) và do liều lượng sử dụng quá nhiều.

Mới đây, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên cho biết, đơn vị này vừa tiếp nhận bệnh nhân H.V.N (38 tuổi, ở Đồng Hỷ, Thái Nguyên) được gia đình chuyển vào cấp cứu khi đã ngừng tuần hoàn, mạch 0, huyết áp 0, vệ sinh không tự chủ, toàn thân tím tái, đồng tử co nhỏ.

Những gia đình có bình rượu ngâm nên biết điều này để không nguy hại khi uống dịp Tết - Ảnh 1.

Người đàn ông nguy kịch vì uống rượu ngâm hạt cau. Ảnh: BVCC

Theo người nhà, trước đó bệnh nhân có uống hơn 300ml rượu ngâm hạt cau khô. Sau đó bệnh nhân bỗng dưng có biểu hiện vã mồ hôi, kích thích, vật vã, tím tái toàn thân. Ông N. được người nhà đưa vào bệnh viện cấp cứu.

BS Lê Duy Đạo, Phó Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên) cho biết, rượu cau là một loại thuốc được lưu truyền trong dân gian để chữa các bệnh về răng và lợi. Tuy nhiên người dân chỉ ngậm rượu cau khi đã pha loãng, không nên uống vì nguy cơ ngộ độc rất lớn.

Trước đó, năm 2019, 3 thanh niên trú tại huyện Khánh Vĩnh (Khánh Hòa) đã bị ngộ độc sau khi uống rượu ngâm hạt cây rừng nghi là cây chân chó. Điều đáng tiếc, cả 3 thanh niên này đã không qua khỏi và tử vong sau đó. Nhiều trường hợp khác cũng nguy kịch do uống rượu ngâm cây thuốc phiện, rượu ngâm nấm...

Tại sao rượu ngâm có thể gây hại?

Trong Đông y, rượu ngâm làm lưu thông khí huyết, kích thích tiêu hóa, giúp người uống với liều lượng nhất định cảm thấy khỏe khoắn, ăn ngon miệng hơn.

Rượu được chưng cất đúng cách theo phương pháp cổ truyền để loại bỏ độc tố như metylic và các aldehyd, ngâm chung với các thảo dược hoặc động vật sẽ bồi bổ sức khỏe. Một số rượu thuốc quý như rượu nhân sâm, rượu hà thủ ô...

Tuy nhiên, trên thực tế, vẫn có những người gặp họa khi uống rượu ngâm. Nguyên nhân có thể do rượu (rượu pha hóa chất, không đảm bảo an toàn); do dược liệu (có thể chứa độc tố) và do liều lượng sử dụng quá nhiều.

Theo PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội), rượu ngâm thảo dược hay rượu thuốc cũng giống như thuốc, phải uống điều độ, chứ không phải uống càng nhiều càng tốt và ai uống cũng được.

Đặc biệt, vị chuyên gia này nhấn mạnh, rất nguy hiểm khi rượu ngâm theo công thức truyền miệng, các loại dược liệu không được kiểm chứng về nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không rõ về khả năng có độc tố…

Về các loại rượu ngâm với động vật, thường là nội tạng hoặc ngâm cả con. Nhiều người nghĩ rằng nội tạng nào khi ngâm rượu thì uống vào sẽ bổ bộ phận đó nên cứ tìm các loại nội tạng ngâm rượu để uống và xem như như rượu quý. Tuy nhiên đây là suy luận cần xem lại vì thực tế chưa được khoa học chứng minh.

Uống rượu ngâm đúng cách

Những gia đình có bình rượu ngâm nên biết điều này để không nguy hại khi uống dịp Tết - Ảnh 2.

Theo các chuyên gia, mỗi loại thuốc và dược liệu đều có công dụng khác nhau. Do đó, trước khi ngâm cần phải được tư vấn từ nhà chuyên môn, dược liệu cần mua ở các nơi bán uy tín và cần ngâm đúng quy trình (thời gian ngâm, cách ngâm). Với rượu ngâm sẵn, nên chọn mua ở những nơi bán hàng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng.

Việc chọn thuốc tốt, ngâm đúng cách, sử dụng đúng liều, đúng tiêu chuẩn thì mới phát huy hết tác dụng quý của rượu.

Đặc biệt, không nên uống quá nhiều rượu ngâm, chỉ nên uống 30ml mỗi ngày trước khi ăn hoặc trước khi đi ngủ. Không uống rượu lúc đói, mệt hoặc đang uống các thuốc điều trị khác.

Không uống rượu ngâm với lá, rễ cây, nội tạng động vật, mật động vật không rõ độc tính. Sử dụng các loại thảo dược, động vật ngâm rượu mà không rõ công dụng thì nguy cơ gây ngộ độc cho cơ thể rất cao.

Sau khi uống nếu xuất hiện tình trạng ngủ lịm, lơ mơ hoặc kích thích quá nhiều thì nên đưa bệnh nhân tới viện để được kiểm tra, xử lý kịp thời.

N.Mai (t/h)

N.Mai
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ai dễ bị thiếu máu não?

Ai dễ bị thiếu máu não?

Sống khỏe - 2 giờ trước

Thiếu máu não là tình trạng nghiêm trọng, xảy ra khi lưu lượng máu đến não bị giảm, dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất cần thiết cho hoạt động của não. Đây được xem là bệnh lý “tiền” đột quỵ, dễ gây tai biến và tử vong.

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Người đàn ông 49 tuổi ở Phú Thọ nhập viện gấp, tăng nguy cơ suy thận do sỏi bàng quang gây tắc nghẽn đường tiểu

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Người đàn ông 49 tuổi đến viện trong tình trạng đau tức vùng bụng dưới, tiểu khó, nước tiểu thường xuyên lẫn máu.

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Bệnh thủy đậu ở người lớn, điều trị như thế nào?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Bệnh thủy đậu không chỉ gây ra triệu chứng khó chịu mà còn để lại nhiều biến chứng. Đặc biệt, bệnh thủy đậu ở người lớn thường ảnh hưởng nặng hơn trẻ em.

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Ai mắc sốt xuất huyết sẽ có nguy cơ cao gặp nguy hiểm?

Sống khỏe - 4 giờ trước

Theo thống kê của Bộ Y tế, tích lũy từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận 114.906 trường hợp mắc sốt xuất huyết, 19 ca tử vong. Một số trường hợp khi mắc bệnh sẽ có nguy cơ cao gặp biến chứng nặng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

4 loại đồ uống làm giảm mỡ máu một cách tự nhiên

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Việc thay đổi chế độ ăn uống cũng có thể tạo ra sự khác biệt lớn trong việc hạ thấp mỡ máu xấu (cholesterol LDL) trong cơ thể.

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Loại củ rẻ tiền đầy chợ Việt giúp ổn định đường huyết cực tốt, người bệnh tiểu đường nên ăn sẽ thấy cơ thể thay đổi tích cực

Bệnh thường gặp - 18 giờ trước

GĐXH - Nghệ là gia vị quen thuộc trong gian bếp của người Việt. Nhiều nghiên cứu cho thấy, chất curcumin ở trong nghệ có tác dụng chống viêm hiệu quả và giữ cho lượng đường trong máu ở mức ổn định.

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Bé gái hơn 1 tuổi ở Phú Thọ liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên, bác sĩ chỉ rõ nguyên nhân rất hay gặp trong mùa lạnh

Sống khỏe - 20 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, vào mùa nào, trẻ cũng có thể bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên nhưng mùa lạnh và lúc giao mùa, tình trạng này gia tăng nhiều hơn.

3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung

3 loại thực phẩm giàu protein, người sau 55 tuổi nên bổ sung

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

Protein cần thiết cho sức khỏe con người, góp phần kéo dài tuổi thọ, người già thường nằm trong nhóm thiếu protein.

Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh

Một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong do kháng kháng sinh

Sống khỏe - 21 giờ trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm thế giới có khoảng 700.000 người tử vong do kháng thuốc. Dự báo, đến năm 2050, cứ 3 giây sẽ có 1 người tử vong do các siêu vi khuẩn kháng thuốc, tương đương với khoảng 10 triệu người mỗi năm. Khi đó, thậm chí các bệnh thông thường như ho, hay chỉ một vết cắt trên da cũng có thể gây tử vong.

Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích

Người đàn ông 30 tuổi mắc ung thư tuyến tụy thừa nhận thường xuyên ăn 3 món ăn mà người Việt ưa thích

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Thanh niên phát hiện mắc ung thư tuyến tụy ở tuổi 30 thừa nhận thường xuyên ăn những đồ chiên rán, dầu mỡ và đồ ăn ngọt... mặc dù có tiền sử mắc bệnh gan nhiễm mỡ, viêm tuỵ mãn tính.

Top