Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt

Thứ tư, 06:44 20/11/2024 | Giáo dục

Ngoài có kỹ năng để truyền đạt cho học sinh, các giáo viên ở Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An (xã Nghi Phú, TP. Vinh, tỉnh Nghệ An) luôn có lòng nhiệt huyết, tình yêu thương và cả cách xử trí nếu lỡ trẻ phát bệnh đột ngột.

Các giáo viên tại Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An (xã Nghi Phú, TP Vinh, tỉnh Nghệ An) dạy học bằng cả tình yêu thương, lòng nhiệt huyết của mình để các em nhỏ có thể tiếp thu kiến thức, học nghề chuẩn bị cho một tương lai tự lập.

Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt - Ảnh 1.

Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật tỉnh Nghệ An (xã Nghi Phú, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An) trực thuộc Sở LĐTB&XH Nghệ An hiện có gần 280 học sinh khuyết tật trí tuệ và vận động đang theo học. Trong đó, có 180 học sinh ở xa được bố trí ăn ở nội trú ngay tại trung tâm để thuận tiện cho việc học của các em.

Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt - Ảnh 2.

Ông Nguyễn Mạnh Thắng - Giám đốc Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật Nghệ An cho biết, tại trung tâm hiện có 22 lớp học. Trong đó có 11 lớp học chương trình văn hóa theo ngôn ngữ chuyên biệt và 11 lớp học nghề. Các em học sinh tiếp nhận đến trường trong độ tuổi dao động từ 6-20 tuổi.

Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt - Ảnh 3.

"Các em được học chương trình văn hóa trong vòng 5 năm và được học nghề 3 năm. Trước khi vào, các em được phân loại và bố trí vào các lớp học. Sau khi học văn hóa, nếu các em đã đủ 14 tuổi trở lên sẽ được chuyển sang lớp học nghề. Nếu chưa đủ, các em sẽ chờ đủ 14 tuổi mới tiếp tục học nghề", ông Nguyễn Mạnh Thắng nói và cho biết, tại trung tâm hiện đang dạy cho các em nhiều nghề, trong đó nghề may là chủ yếu. Ngoài ra còn có nghề thêu, nghề mộc, nghề vi tính.

Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt - Ảnh 4.

Đã có 30 năm công tác tại trung tâm, cô Phan Việt Phương (52 tuổi) cho hay, ở trung tâm các em học sinh không thể nghe, không thể nói nên giáo viên phải dạy bằng ký hiệu chuyên biệt. Ngoài ra, để các em có thể hiểu và tiếp thu kiến thức, giáo viên phải kết hợp nhiều phương pháp gồm cử chỉ, khẩu hình và cả lời nói.

Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt - Ảnh 5.

Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt - Ảnh 6.

Thông qua những ký hiệu, cử chỉ, các em học sinh sẽ hiểu kiến thức và có thể giao tiếp với cô và mọi người.

Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt - Ảnh 7.

Có gần 15 năm đứng giảng dạy lớp khuyết tật trí tuệ tại trung tâm, cô Đinh Thị Sa (SN 1987) cho hay, mỗi lớp có khoảng 15-20 học sinh nhưng có nhiều độ tuổi khác nhau. Các em cũng có nhiều bệnh và khuyết tật, khả năng tiếp thu khác nhau nên việc dạy gặp rất nhiều khó khăn, vất vả. "Ngoài dạy chung, giáo viên còn phải hiểu rõ từng em học sinh, hiểu tính cách, khả năng tiếp thu kiến thức của từng em để có cách kèm riêng. Nếu dạy chung các em sẽ không tiếp thu được”, cô Sa nói.

Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt - Ảnh 8.

Với những học sinh nặng, khả năng tiếp thu hạn chế, cô Sa phải chỉ bảo từng tí.

Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt - Ảnh 9.

Thời gian đầu giảng dạy ở trung tâm, cô Sa cảm thấy rất áp lực và lo lắng. Tuy nhiên với sự nhiệt huyết, lòng yêu thương trẻ, cô Sa cũng đã cố gắng và dần quen với công việc của mình. “Giờ đã quen với công việc, nhìn các em tiến bộ từng ngày tôi xem đó như một động lực để tiếp tục đến trường giảng dạy cho các em”, cô Sa tâm sự.

Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt - Ảnh 10.

Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt - Ảnh 11.

"Việc học sinh tiến bộ, hòa nhập với cộng đồng phụ thuộc phần lớn vào chính bản thân các em. Phần còn lại là sự dạy dỗ, kèm cặp và nỗ lực của giáo viên, gia đình. Để làm được điều này, giáo viên cần có lòng nhiệt huyết với nghề, phải có tình yêu thương trẻ, kiên trì và đặc biệt là sẵn sàng chia sẻ như là một người bạn để các em không còn tự ti với tình trạng bệnh của mình", cô Sa nói và cho biết, ngoài kiến thức, ở trung tâm các em còn được dạy kỹ năng tự phục vụ mình từ những điều đơn giản nhất như tự vệ sinh cá nhân, tự mặc quần áo...

Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt - Ảnh 12.

Ngoài dạy văn hóa, khi các em học sinh đủ 14 tuổi sẽ được chuyển sang lớp học nghề theo nguyện vọng, khả năng của bản thân mình.

Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt - Ảnh 13.

Đa số, các em học sinh đều theo lớp học may. Bởi việc học may phù hợp và sau khi tốt nghiệp đều có các cơ sở, công ty đến nhận các em vào làm việc, mang lại thu nhập ổn định.

Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt - Ảnh 14.

Cô Đỗ Thị Trang - Chủ nhiệm lớp dạy nghề May 1 cho hay, để các em hiểu và tiếp thu được, giáo viên phải dạy kỹ lý thuyết rồi mới đến phần thực hành.

Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt - Ảnh 15.

Ngoài dạy chung cả lớp, cô Trang phải dành nhiều thời gian đến tận từng em học sinh để hỏi và trao đổi. Nếu các em chưa hiểu sẽ được cô Trang tận tình chỉ bảo bằng cả lời nói và những ký hiệu chuyên biệt.

Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt - Ảnh 16.

Gần 11 năm giảng dạy tại trung tâm, cô Trang đã nhiều lần gặp phải tình huống bất ngờ khi học sinh đột ngột phát bệnh. May mắn, nhờ sự hỗ trợ của các giáo viên và nhân viên y tế trong trung tâm, các em học sinh cũng ổn định sức khỏe mỗi khi phát bệnh. “Sau những lần đó, tôi phải trang bị thêm kỹ năng để xử lý. Đầu buổi học tôi kiểm tra trong cặp các em ngăn nào đựng đồ dùng cá nhân, ngăn nào đựng thuốc để có thể xử lý ngay”, cô Trang nói.

Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt - Ảnh 17.

Những em học sinh miệt mài thực hành may sau khi được cô Trang hướng dẫn.

Những giáo viên thầm lặng ở 'ngôi trường' đặc biệt - Ảnh 18.

Ông Nguyễn Mạnh Thắng - Giám đốc Trung tâm Giáo dục - Dạy nghề người khuyết tật Nghệ An cho biết, hàng năm các cơ sở, công ty may đều đến trung tâm để nhận học sinh về làm việc sau khi tốt nghiệp. Có hơn 70% các em học sinh có việc làm ngay sau khi ra trường. Việc dạy nghề đã mở ra một cánh cửa tương lai tươi sáng cho các em, giúp các em có nghề nghiệp, mang lại thu nhập ổn định phục vụ cuộc sống cho các em.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nhiều tin vui liên tiếp đến với giáo viên, lương của nhà giáo được xếp cao nhất

Nhiều tin vui liên tiếp đến với giáo viên, lương của nhà giáo được xếp cao nhất

Giáo dục - 8 giờ trước

Nhiều chủ trương, quy định mới được đề xuất thay đổi theo hướng tích cực với ngành giáo dục trong thời gian tới đây, được các giáo viên háo hức, mong đợi.

Từ 2026, cả nước tuyển sinh lớp 1, lớp 6 theo nguyên tắc 'nhà gần trường'

Từ 2026, cả nước tuyển sinh lớp 1, lớp 6 theo nguyên tắc 'nhà gần trường'

Giáo dục - 12 giờ trước

Bộ GD&ĐT lên phương án tuyển sinh lớp 1, lớp 6 theo nguyên tắc nhà gần trường thay vì theo địa giới hành chính (phân tuyến) như hiện nay từ năm học 2026 - 2027.

Tỷ lệ 'chọi' lớp 10 trường ngoại thành Hà Nội nhảy vọt, phụ huynh ngã ngửa

Tỷ lệ 'chọi' lớp 10 trường ngoại thành Hà Nội nhảy vọt, phụ huynh ngã ngửa

Giáo dục - 1 ngày trước

Nhiều phụ huynh Hà Nội ví việc vào lớp 10 công lập như chơi xổ số, khi những trường ngoại thành vốn điểm chuẩn thấp nay lại trở thành tâm điểm cạnh tranh khốc liệt.

Đề xuất cách tính lương dạy thêm cho giáo viên

Đề xuất cách tính lương dạy thêm cho giáo viên

Giáo dục - 1 ngày trước

Bộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục công lập để lấy ý kiến đóng góp.

Danh sách hàng loạt trường đại học nhận hồ sơ xét học bạ từ tháng 5

Danh sách hàng loạt trường đại học nhận hồ sơ xét học bạ từ tháng 5

Giáo dục - 2 ngày trước

GĐXH - Nhiều trường đại học đã ra thông báo bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển học bạ trong tháng 5. Dưới đây là danh sách các trường đại học dự kiến nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển trong tháng 5.

Cùng công bố tỷ lệ chọi lớp 10, TPHCM làm điều khác biệt với Hà Nội

Cùng công bố tỷ lệ chọi lớp 10, TPHCM làm điều khác biệt với Hà Nội

Giáo dục - 2 ngày trước

Biết tỷ lệ chọi lớp 10, những ngày này học sinh TPHCM có thể điều chỉnh nguyện vọng phù hợp, trong khi đó học sinh Hà Nội lại không thể. Đó là sự khác biệt trong tuyển sinh lớp 10 ở hai thành phố lớn nhất cả nước.

Học phí các trường kinh tế, cao nhất 230 triệu đồng/năm

Học phí các trường kinh tế, cao nhất 230 triệu đồng/năm

Giáo dục - 2 ngày trước

Các trường đào tạo ngành Kinh tế công bố mức học phí dự kiến năm học 2025 - 2026, từ 16 - 230 triệu đồng/năm học.

Top 10 trường THPT dễ trúng tuyển lớp 10 nhất TP.HCM năm 2025

Top 10 trường THPT dễ trúng tuyển lớp 10 nhất TP.HCM năm 2025

Giáo dục - 3 ngày trước

Dưới đây là top 10 trường THPT dễ trúng tuyển lớp 10 nhất TP.HCM năm 2025, mời phụ huynh học sinh cùng tham khảo.

Tỷ lệ chọi thi vào lớp 10 Hà Nội năm nay có gì biến động?

Tỷ lệ chọi thi vào lớp 10 Hà Nội năm nay có gì biến động?

Giáo dục - 3 ngày trước

GĐXH - Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố số lượng đăng ký nguyện vọng thi vào lớp 10 các trường THPT. Tỷ lệ chọi vào lớp 10 năm nay có biến động?

Giáo viên mầm non đón tin vui khi sắp được hưởng mức phụ cấp lên đến 80%

Giáo viên mầm non đón tin vui khi sắp được hưởng mức phụ cấp lên đến 80%

Giáo dục - 3 ngày trước

GĐXH - Theo đề xuất của Bộ GD&ĐT, tăng phụ cấp từ 35% lên 45% cho giáo viên mầm non ở vùng thuận lợi và lên 80% ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Top