Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những hậu quả khó lường khi bị đau nhức ở tai, gáy, trán, mặt nhưng nhiều người lại chủ quan cho qua

Thứ năm, 20:51 02/04/2020 | Sống khỏe

GiadinhNet – Đau nhức vùng sọ mặt ban đầu chỉ đau âm ỉ trên mặt, cơn đau thưa, nhưng có thể tiến triển gây những cơn đau kéo dài, đau dữ dội, mệt mỏi kéo dài, giảm chất lượng sống nghiêm trọng… đặc biệt ở nữ giới - PGS.TS.BS Phạm Thị Bích Đào chia sẻ.

Hội chứng đau nhức sọ mặt

Có nhiều người tự dưng bị đau một điểm ở tai, vùng gáy sau tai, trán, da mặt… một thời gian dài, với những cơn đau thưa thớt ở nhiều mức độ khác nhau…. Cho là không có chuyện gì, hoặc do trúng gió nên xoa bóp một hồi thấy đỡ người dân càng chủ quan. Tới khi đau nhức nhối dữ dội cả nửa mặt, thậm chí loạn nhịp tim (dẫn tới ngất, hạ huyết áp) mới tá hỏa đi bệnh viện.

Những hậu quả khó lường khi bị đau nhức ở tai, gáy, trán, mặt nhưng nhiều người lại chủ quan cho qua - Ảnh 1.

Các vùng dây thần kinh gây hội chứng đau sọ mặt. Ảnh: B. S.

Y học xếp triệu chứng trên là "Hội chứng đau nhức sọ mặt", do nhiều nguyên nhân bao gồm các bệnh lý có liên quan đến các dây thần kinh vùng sọ mặt như dây thần kinh V, IX, X gây nên. Trong đó:

- Dây IX, X chi phối cho vùng họng và tai. Dây IX đảm nhận vùng lưỡi, miệng và họng, đau ít gặp hơn, thường gặp ở người lớn > 60 tuổi, cảm giác đau rát họng, lưỡi 1 bên, nguyên nhân thường do Zona vi rút.

- Dây thần kinh V chi phối cảm giác các xoang mặt, vùng mặt, da đầu, đáy sọ - hay gặp hơn so với đau dây IX, X. Dây V là dây thần kinh hỗn hợp, các nhánh vận động chi phối tất cả các cơ nhai, còn các nhánh cảm giác của nó thì chi phối cảm giác các vùng trên mặt và khoang miệng. Ở ngoại vi dây thần kinh V chia làm 3 nhánh chính: hai nhánh trên chỉ có các dây cảm giác, còn nhánh thứ ba gồm cả các nhánh cảm giác và vận động.

Hội chứng đau nhức sọ mặt là tình trạng đau mãn tính ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống, gây mệt mỏi kéo dài, hệ thống các mạch máu vùng mặt bị co thắt, giảm chất lượng cuộc sống nghiêm trọng.

Ban đầu triệu chứng đau của dây thần kinh vùng mặt gây đau nhức vùng mặt đau âm ỉ, thời gian đau ngắn, các cơn đau thưa nhưng sau đó có thể tiến triển và gây ra những cơn đau kéo dài hơn, thường xuyên hơn, có thể gây ra cơn đau dữ dội đặc biệt ở nữ giới. Hầu hết bệnh nhân chỉ đi khám khi đau nhức vùng sọ, đáy sọ và vùng mặt tới mức không ăn, không ngủ được.

Những hậu quả khó lường khi bị đau nhức ở tai, gáy, trán, mặt nhưng nhiều người lại chủ quan cho qua - Ảnh 2.

Cơn đau sọ mặt thường khởi phát đột ngột. Ảnh minh họa.

Cảm nhận khi có triệu chứng

Hội chứng đau nhức sọ mặt thường xuất hiện đột ngột, nhưng dễ nhận biết vì:

- Các cơn đau khi khởi phát dữ dội như dao đâm, hoặc có thể cảm thấy như bị điện giật, cảm giác nóng rát.

- Các cơn đau tự phát, hoặc các cuộc tấn công được kích hoạt bởi những thứ như chạm vào mặt, nhai, nói hoặc đánh răng

Vị trí đau thường ở má, hàm, răng, lợi, môi, amidal, ở ống tai ngoài, đáy lưỡi, lan tỏa về phía tai và góc hàm, sau gáy hoặc ít thường xuyên hơn là mắt và trán.

- Đau tăng khi nuốt, ho, xoay đầu. Rất hiếm đau khi nói, há miệng và nhai.

- Đau có thể kèm theo ho, tăng tiết nước bọt, loạn nhịp tim (ngất, hạ huyết áp).

- Đau tập trung tại một điểm, hoặc lan rộng hơn (thường ở bên trái). Cơn đau kéo dài từ vài giây đến vài phút, hoặc đau dai dẳng, kéo dài nhiều ngày, vài tuần, vài tháng hoặc lâu hơn.

Tùy tính chất cơn đau mà người bệnh mô tả như cách thức xuất hiện cơn đau, thời điểm đau, vị trí đau... mà bác sĩ sẽ chỉ định khám và điều trị bằng cách thăm khám trực tiếp người bệnh (tai, mũi họng, mắt, thần kinh…); hay chỉ định một số phương pháp cận lâm sàng hỗ trợ (như xét nghiệm máu, siêu âm, chụp cộng hưởng từ (MRI) chụp hệ mạch…) tùy theo kết quả của hỏi bệnh và thăm khám trên lâm sàng.

Những hậu quả khó lường khi bị đau nhức ở tai, gáy, trán, mặt nhưng nhiều người lại chủ quan cho qua - Ảnh 3.

Chữa trị hội chứng đau so mặt bằng những cách nào?

Để chữa hội chứng đau nhức sọ mặt, bác sĩ chủ yếu điều trị nội khoa bằng thuốc, tiêm, phẫu thuật. Các thuốc hay được chỉ định dùng là:

- Thuốc an thần, thuốc chống co giật (nhóm carbamazepine nếu do dây thần kinh sinh ba - dây V), thuốc làm giãn cơ... nhưng dùng thuốc hay có tác dụng phụ.

- Phương pháp tiêm botox cần nghiên cứu thêm, nhưng cả trước và trong khi điều trị bệnh nhân tuyệt đối tuân theo chỉ định của bác sĩ, và chỉ nên thực hiện cách này ở các cơ sở tế lớn.

Bệnh nhân sẽ được bác sĩ chỉ định phẫu thuật khi dùng thuốc và tiêm không khỏi bằng phương pháp:

Giải nén vi mạch: Di chuyển hoặc loại bỏ các mạch máu tiếp xúc với rễ thần kinh V, có thể cắt một phần của dây thần kinh. Cách này có thể loại bỏ, hoặc giảm đau thành công nhưng cơn đau có thể tái phát ở một số người. Tai biến hay gặp như giả thính lực, yếu cơ mặt, tê mặt, đột quị, hoặc các biến chứng khác.

Phẫu thuật xạ hình não (dao Gamma): Hướng một liều bức xạ tập trung vào gốc rễ của dây thần kinh V. Phẫu thuật xạ hình não có thể loại bỏ cơn đau cho phần lớn mọi người. Tác dụng phụ là tê mặt.

Tiêm glycerol: Tiêm một lượng nhỏ glycerol vô trùng, gây tổn thương dây thần kinh V và chặn các tín hiệu đau, làm giảm đau. Tuy nhiên, một số người bị đau tái phát sau đó và nhiều người bị tê, hoặc ngứa mặt.

Nén bóng: Đưa một cây kim rỗng qua mặt và hướng nó đến một phần của dây thần kinh V đi qua đáy hộp sọ, sau đó luồn một ống mỏng với một quả bóng ở đầu qua kim và bơm phồng quả bóng với áp lực đủ để làm tổn thương dây thần kinh V và chặn tín hiệu đau.

Nén bóng thành công kiểm soát cơn đau ở hầu hết mọi người, ít nhất là trong một khoảng thời gian. Hầu hết người bệnh được làm phương pháp này này sẽ có ít nhất tê mặt thoáng qua.

Dùng nhiệt tần số: Phá hủy có chọn lọc các sợi thần kinh liên quan đến đau bằng cách đâm một cây kim rỗng đến một phần của dây thần kinh sinh ba đi qua một lỗ mở ở đáy hộp sọ, xác định vị trí một phần của dây thần kinh liên quan đến cơn đau. Sau đó, điện cực được làm nóng cho đến khi nó làm hỏng các sợi thần kinh, tạo ra một khu vực tổn thương. Cách này có thể đau trở lại sau 3-4 năm.

Và một số phơng pháp điều trị khác nữa đem lại hiệu quả giảm đáng kể triệu chứng đau.

Những hậu quả khó lường khi bị đau nhức ở tai, gáy, trán, mặt nhưng nhiều người lại chủ quan cho qua - Ảnh 4.

Có nhiều cách chữa đau sọ mặt, nhưng cần được bác sĩ chỉ định. Ảnh minh họa.

Phòng ngừa hội chứng đau nhức sọ mặt

Để phòng ngừa hội chứng đau nhức sọ mặt, người dân chú ý:

- Điều trị triệt để viêm nhiễm vùng tai mũi họng, mắt, răng hàm mặt...

- Phẫu thuật sớm các khối u

- Bổ sung nội tiết tố phù hợp trong tiền mãn kinh, sau phẫu thuật tuyến giáp đặc biệt là sau cắt toàn bộ tuyến giáp.

Quan trọng là người dân cần phát hiện và chẩn đoán được nguyên nhân gây ra hội chứng đau vùng sọ mặt để có phương pháp điều trị hiệu quả.

Ai dễ mắc hội chứng đau sọ mặt?

Thực tế cho thấy những đối tượng sau dễ mắc cơn đau 1/2 sọ mặt:

- Người hay viêm nhiễm vùng tai mũi họng (viêm mũi xoang, Zona vi rút, hội chứng cổ, cơ địa dị ứng…).

- Người sau các chấn thương vùng sọ mặt.

- Người bị viêm nhiễm vùng mắt.

- Người bị các khối u vùng mũi, xoang, tai, họng (như ung thư tai, ung thư sàng hàm, ung thư vòm, ung thư amiddan, ung thư thanh quản, ung thư hạ họng…).

- Người có các thay đổi về nội tiết: tiền mãn kinh, sau mổ cắt tuyến giáp.

PGS.TS.BS. Phạm Thị Bích Đào

(Bệnh viện Đại học Y Hà Nội)



Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Người đàn ông 33 tuổi ở Phú Thọ đi khám vì đau đầu âm ỉ, bác sĩ làm ngay điều này để ngăn ngừa đột quỵ

Bệnh thường gặp - 5 giờ trước

GĐXH - Đặt stent chuyển dòng là phương pháp tối ưu được bác sĩ áp dụng để điều trị các túi phình khó, chưa vỡ, được xem là “chìa khóa” ngăn ngừa đột quỵ.

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Người phụ nữ suýt tử vong vì mỡ máu cao gấp 37 lần

Bệnh thường gặp - 6 giờ trước

Nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội, người phụ nữ 37 tuổi được chẩn đoán viêm tụy cấp do mỡ máu tăng vọt.

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Loại quả rẻ tiền, giàu dinh dưỡng, người bệnh suy thận ăn theo cách này để kéo dài tuổi thọ

Bệnh thường gặp - 8 giờ trước

GĐXH - Người bệnh suy thận ăn được trứng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng tối đa 3-4 quả trứng/ tuần bởi thực phẩm này khá giàu cholesterol...

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Nam thanh niên 30 tuổi tiên lượng nặng sau khi ăn tiết canh và những điều nhất định nên biết về món ăn 'khoái khẩu' này

Sống khỏe - 21 giờ trước

GĐXH - Sau 3 ngày ăn tiết canh, bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng rất nặng, nhiễm khuẩn huyết và suy đa cơ quan. Tiên lượng hiện tại rất dè dặt.

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 44 tuổi có 15 khối u xơ kết thành chùm trong tử cung, thừa nhận 1 sai lầm nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ có khối u xơ kết thành chùm trong tử cung cho biết bỏ tái khám nhiều năm. Gần đây, bụng to dần, kèm theo dấu hiệu chảy máu nhiều khi hành kinh, táo bón... mới đến viện khám.

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Các xét nghiệm cần làm khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc ung thư vú

Mẹ và bé - 1 ngày trước

Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu bất thường nào nghi ngờ ung thư vú, cần gặp bác sĩ chuyên khoa sớm để được đánh giá, thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán chính xác và có phác đồ điều trị kịp thời.

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

5 lợi ích sức khỏe từ thịt vịt không nên bỏ qua

Sống khỏe - 1 ngày trước

Thịt vịt thường bị xem là 'béo' hơn so với thịt gà nhưng khi hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng và có cách chế biến hợp lý, thịt vịt hoàn toàn có thể trở thành một phần bổ dưỡng trong chế độ ăn hàng ngày.

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Nhóm người nào có nguy cơ bị mất nước trong mùa hè?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Mùa hè nóng nực, việc bổ sung nước là rất quan trọng giúp cơ thể đảm bảo được sự hoạt động bình thường. Những người có nguy cơ mất nước cần chú ý uống nước nhiều hơn.

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

5 nhóm thực phẩm dễ gây ung thư nhất

Sống khỏe - 1 ngày trước

Ung thư do nhiều nguyên nhân, với tỷ lệ mắc và tử vong ngày càng gia tăng trên toàn cầu. Mặc dù có nhiều yếu tố góp phần vào sự phát triển của ung thư nhưng chế độ ăn uống đóng một vai trò không nhỏ.

Top