Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những hệ lụy đáng lo từ mức sinh thấp ở TP.HCM

Thứ năm, 09:58 25/11/2021 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Nhiều cặp vợ chồng trẻ ở TP.HCM ngại sinh con bởi việc sinh ra một đứa trẻ, rồi nuôi dạy chúng đòi hỏi rất nhiều chi phí như: ăn uống, học hành, thuốc men, vui chơi giải trí...

Người trẻ ngại sinh con

Con gái đầu đã 9 tuổi nhưng chị Trần Phương Thảo (33 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) quyết định không sinh thêm con thứ hai bởi áp lực kinh tế. Chồng chị là phóng viên một tờ báo, còn chị làm nhân viên hành chính cho một công ty cung cấp thiết bị nội thất.

Điều kiện kinh tế eo hẹp, hai vợ chồng chị Thảo lại vừa quyết định mua lại một căn hộ nhà ở xã hội của người quen, hàng tháng phải trả ngân hàng 4,7 triệu. Do vậy nếu sinh thêm con, chị Thảo sợ "gánh" không nổi.

"Giờ mới có một cô con gái mà tháng nào tôi cũng phải lo đến hạn đóng tiền ngân hàng rồi tiền học hàng tháng cho con. Đấy là chưa kể tiền học thêm múa, piano, rồi lại lo Tết đến về quê, biếu nội ngoại hai bên. Bước ra khỏi nhà là mất tiền rồi nên nếu sinh thêm một đứa nữa thì làm sao đủ sống", chị Thảo chia sẻ.

Còn với vợ chồng anh Trần Lê (ngụ ở phường Tăng Nhơn Phú B, TP Thủ Đức), áp lực không chỉ là đủ sống mà là chất lượng sống. Hai vợ chồng anh Lê có chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch từ nhà vườn Đà Lạt, thu nhập của hai vợ chồng sau khi trừ các khoản chi phí mặt bằng, thuê nhân công, tiền dư mỗi tháng hàng trăm triệu. Tuy nhiên, bao nhiêu tiền bạc làm ra, vợ chồng anh Lê dành để đầu tư hết cho con gái học trường quốc tế và cả nhà thường xuyên đi du lịch, nghỉ dưỡng.

"Tôi có con khá vất vả vì phải làm thụ tinh ống nghiệm rồi sinh non, chăm sóc rất cực. Thế nên tôi quyết định chỉ sinh một con, nuôi dưỡng tốt, chăm sóc tốt còn hơn là chia cái tốt nhất đó cho 2 đứa, mỗi đứa chỉ được hưởng một nửa. Việc sinh thêm con thứ hai là điều mà tôi lưỡng lự bao năm và cuối cùng quyết định dừng", chị Dương (vợ anh Lê) cho hay.

Những hệ lụy đáng lo từ mức sinh thấp ở TP.HCM - Ảnh 1.

Nhiều cặp vợ chồng trẻ ở TP.HCM ngại sinh con dẫn đến sự suy giảm về nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động trẻ. Ảnh minh họa: Độc Lập

Thực tế cho thấy ở TP.HCM, bên cạnh lý do phụ nữ sinh con ít vì phải làm nhiều thì việc sinh ra một đứa trẻ, rồi nuôi dạy chúng đòi hỏi rất nhiều chi phí như: ăn uống, học hành, thuốc men, vui chơi giải trí... khiến cho nhiều người ngại sinh con.

Ngoài ra, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, phát triển kinh tế cũng dẫn đến áp lực cho những người trẻ trong tìm kiếm việc làm, nhà ở, chi phí sinh hoạt... khiến họ có xu hướng kết hôn muộn, sinh con muộn và hạn chế sinh.

Bên cạnh đó, độ tuổi kết hôn muộn dẫn đến mức sinh thấp ở độ tuổi 20-25 và tập trung nhiều ở độ tuổi từ 25-34, khi các cặp vợ chồng đã ổn định về công việc và có xu hướng đầu tư chuyên môn cao cho công việc. Đây cũng là một trong những giả thuyết dẫn đến xu hướng các cặp vợ chồng này lựa chọn chỉ sinh một con. Điều này là một trong những nguyên nhân chính ảnh hưởng đến mức sinh của TP.HCM.

Bài toán thiếu hụt dân số do mức sinh thấp nghiêm trọng

Vừa qua, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 2019/QĐ-BYT (Quyết định 2019) ngày 27/4/2021 về danh sách tỉnh, thành phố được phân chia theo các vùng mức sinh thấp, mức sinh cao và mức sinh thay thế.

Theo danh sách trên, TP.HCM là địa phương có mức sinh thấp nhất cả nước. Trong danh sách 21 tỉnh, thành có mức sinh thấp được Bộ Y tế công bố gồm: TP.HCM, Đồng Tháp, Hậu Giang, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Khánh Hòa, Long An, Bạc Liêu, Tây Ninh, Sóc Trăng, Cà Mau, Đồng Nai, Bình Thuận, Tiền Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, An Giang, Bến Tre, Đà Nẵng, Quảng Ngãi và Kiên Giang.

Trước đó, trao đổi với phóng viên Giadinh.net.vn, ông Phạm Chánh Trung - Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ TP.HCM cho biết, theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở gần đây, tổng tỉ suất sinh của TP.HCM là 1,39 con, đang ở mức rất thấp so với mức sinh thay thế trên toàn quốc là 2,09 con.

Thực tế cho thấy, TP.HCM là đô thị phát triển bậc nhất Việt Nam. Tuy nhiên, từ năm 1999 đến năm 2009, TP.HCM đã chuyển từ mô hình "sinh sớm" sang mô hình "sinh muộn".

Số liệu từ năm 2000 đến năm 2019 cho thấy, tổng tỷ suất sinh của thành phố liên tục giảm. Nếu như năm 2000 là 1,76 con thì đến năm 2018 giảm xuống là 1,33 con.

Theo ông Phạm Chánh Trung, căn cứ theo các mô hình nhân khẩu học, mức sinh thấp sẽ tác động mạnh đến cơ cấu dân số thành phố trong tương lai, tỉ lệ người trẻ và người trong độ tuổi lao động ngày càng giảm, trong khi tỉ lệ người cao tuổi ngày càng tăng, điều này càng làm gia tăng tốc độ già hóa dân số tại TP.HCM và có thể dẫn đến nhiều hệ lụy. Cụ thể là ảnh hưởng đến hệ thống an sinh xã hội dành cho người cao tuổi như lương hưu, bảo hiểm y tế, chế độ trợ cấp xã hội, chăm sóc sức khỏe, vui chơi, giải trí…

"Mức sinh thấp đưa đến nhiều thách thức cho sự phát triển của thành phố. Đầu tiên, TP.HCM cần phải tìm kiếm một lực lượng dân số bù vào lượng dân số thiếu hụt để thực hiện tái sản xuất dân số, đảm bảo sự phát triển mọi mặt về đời sống kinh tế - xã hội. Tương lai TP.HCM sẽ đối diện về vấn đề giải quyết bài toán thiếu hụt dân số rất nghiêm trọng" - ông Trung cho hay.

Kế đến là sự suy giảm về nguồn nhân lực, đặc biệt là lao động trẻ. Điều này làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế - xã hội của TP.HCM. Mặt khác, chi phí cho chính sách khuyến khích sinh con sẽ gây áp lực cho nguồn ngân sách của thành phố. Trong khi nguồn ngân sách này nên đầu tư cho việc nâng cao chất lượng dân số để có thể phát triển bền vững.

"Hiện nay tổng tỉ suất sinh của TP.HCM chỉ là 1,39 con, đang ở mức rất thấp so với mức sinh thay thế trên toàn quốc là 2,09 con. Nó dẫn đến rất nhiều hệ lụy. Sở Y tế Thành phố đang tập hợp các ý kiến của Sở, ngành để trình cho UBND Thành phố cũng như Tổng cục Dân số để đề xuất một số giải pháp làm sao giải quyết được mức sinh thấp của thành phố" - ông Nguyễn Hữu Hưng - Phó Giám đốc Sở Y tế TP.HCM cho biết.

Mức sinh thay thế - giải pháp then chốt kéo dài cơ hội “dân số vàng”Mức sinh thay thế - giải pháp then chốt kéo dài cơ hội “dân số vàng”

GiadinhNet - Cơ cấu “dân số vàng" chỉ xuất hiện duy nhất trong lịch sử phát triển dân số khi trải qua thời kỳ quá độ và sau đó không lặp lại.


Kim Vân
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 8 giờ trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 9 giờ trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Vòng tránh thai chui nhầm ổ bụng 2 người phụ nữ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Các bác sĩ vừa xử trí cấp cứu 2 phụ nữ bị vòng tránh thai lạc chỗ trong ổ bụng.

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Gặp ai cũng hỏi "sao mãi mà chưa có con", khi nhìn thấy tấm hình này mới thấu cảm giác bất lực của người mẹ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Có lẽ chỉ những người mẹ phải trải qua tình cảnh này mới có thể thấu hiểu được.

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Mắc bệnh lậu nên ăn và nên tránh thực phẩm nào?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chế độ ăn uống ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ăn thực phẩm lành mạnh, bổ dưỡng giúp hỗ trợ hệ thống miễn dịch, thúc đẩy quá trình điều trị bệnh lậu.

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Hoàn Kiếm (Hà Nội) phát động chiến dịch truyền thông, vận động lồng ghép chăm sóc sức khỏe sinh sản

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH – Đây là một hoạt động thường niên nằm trong chuỗi những hoạt động cung cấp kiến thức, các dịch vụ chất lượng cao về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nam và nữ giới tại cộng đồng trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

5 dấu hiệu cảnh báo sớm rối loạn cương dương và cách cải thiện

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rối loạn cương dương ảnh hưởng đến cuộc sống và mối quan hệ của cặp đôi. Nam giới có thể khắc phục được nếu không bỏ qua những dấu hiệu cảnh báo sớm và giải quyết ngay ở giai đoạn đầu.

Top