Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những hiểu lầm tai hại về bệnh liên cầu khuẩn

Thứ tư, 09:33 22/06/2016 | Y tế

GiadinhNet - Nhiều người vẫn nghĩ, chỉ ăn thịt lợn, tiết canh sống, lòng lợn mang khuẩn huyết mới có nguy cơ bị mắc bệnh liên cầu khuẩn, còn ăn tiết canh động vật khác thì không bao giờ “dính”. Theo các chuyên gia, quan niệm này chưa đúng.

Các bác sĩ khuyến cáo, không nên mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, không ăn thịt lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh.
Các bác sĩ khuyến cáo, không nên mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, không ăn thịt lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh.

Đừng tưởng chỉ ăn tiết canh mới… chết

Nhiều người vẫn lầm tưởng chỉ ăn tiết canh lợn tươi sống mới mắc liên cầu khuẩn song trên thực tế, có đến một nửa bệnh nhân nhập viện vì bệnh nguy hiểm này không hề ăn tiết canh trước đó. Mới đây nhất, Bệnh viện Chợ Rẫy (TPHCM) cũng đã tiếp nhận một bệnh nhân là người tham gia giết mổ lợn bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn rất nguy kịch.

Bệnh nhân nói trên là một người đàn ông 52 tuổi, được chuyển đến từ An Giang trong tình trạng sốt cao, rối loạn tri giác, kích động mạnh và rất nhanh chuyển sang khó thở, phải mở nội khí quản và thở máy.

Theo thông tin từ người nhà bệnh nhân, bệnh nhân này làm nghề buôn bán thịt lợn ở chợ. Mấy ngày trước khi nhập viện không hề ăn thịt lợn hay tiết canh lợn. Trước đó 3 ngày, bệnh nhân tự nhiên sốt cao, nhức đầu, nôn ói nên vào điều trị tại bệnh viện địa phương. Tại đây, bệnh nhân được chẩn đoán viêm màng não. Do bệnh diễn tiến nặng nên người bệnh được chuyển ngay lên Bệnh viện Chợ Rẫy. Từ những thông tin của người nhà bệnh nhân, các bác sĩ chẩn đoán người này có thể bị nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Kết quả cấy dịch não tủy sau đó đã xác định chính xác người bệnh bị nhiễm vi khuẩn Streptococcus suis thường có trong đường hô hấp của lợn.

Theo PGS.TS Trần Quang Bính, Trưởng khoa Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Chợ Rẫy), liên cầu khuẩn lợn này đã theo đường máu tấn công lên hệ thần kinh trung ương, gây nên tình trạng viêm màng não mủ. Chính vì thế, đã khiến bệnh nhân bị kích động mạnh, giãy giụa nhiều, thậm chí phải cột tay chân cố định tại giường bệnh. Bệnh nhân phải thở máy trong 2 ngày kết hợp với điều trị kháng sinh mạnh. Sau 8 ngày điều trị, hiện bệnh nhân đã qua cơn nguy kịch, tỉnh táo và hồi phục tốt.

Trao đổi với PV về trường hợp này, BS Nguyễn Trung Cấp (Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương) cho biết, bên cạnh những bệnh nhân liên cầu khuẩn lợn được xác định do ăn tiết canh lợn thì bệnh viện cũng thường xuyên tiếp nhận những ca bệnh tương tự vào điều trị. Tính chung từ đầu năm đến nay, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương đã tiếp nhận khoảng gần 50 bệnh nhân vào điều trị do nhiễm liên cầu khuẩn lợn. Trong đó, có không ít trường hợp rất nguy kịch, bị biến chứng rối loạn tri giác, hoại tử tứ chi phải cắt cụt chi, thậm chí tử vong.

BS Nguyễn Trung Cấp cho biết: “Nhiều người vẫn nghĩ rằng chỉ ăn tiết canh sống thì mới mắc liên cầu khuẩn, cần phải khẳng định đó là cách suy nghĩ rất sai lầm. Qua khai thác tiền sử bệnh của các bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn lợn vào điều trị tại bệnh viện chúng tôi cho thấy, có từ 40-60% bệnh nhân trước đó có ăn các sản phẩm chế biến từ thịt lợn, đặc biệt là tiết canh”.

Nhân viên thú ý đi kiểm dịch cũng có thể… “dính”

Cũng theo BS Nguyễn Trung Cấp, khoảng một nửa bệnh nhân mắc liên cầu khuẩn lợn còn lại là những bệnh nhân dù không ăn thịt lợn hay tiết canh nhưng là những người có tiếp xúc trực tiếp với lợn, thịt lợn tươi sống, đặc biệt là người chăn nuôi lợn, giết mổ, mua bán lợn và các sản phẩm từ thịt lợn. Đặc biệt, Bệnh viện cũng từng tiếp nhận có những trường hợp không hề ăn, không hề tiếp xúc với lợn, sản phẩm chế biến từ lợn trước đó nhưng vẫn mắc bệnh.

Các chuyên gia cũng cho biết, một đối tượng khác cũng dễ bị “dính” liên cầu khuẩn lợn là nhân viên thú y đi kiểm dịch. Thậm chí, có khi những vết xước trên cơ thể trong quá trình mổ lợn cũng là nguồn lây bệnh. Theo các bác sĩ, tỷ lệ khỏi bệnh liên cầu lợn chỉ khoảng 30-50%, tùy theo sự đáp ứng của bệnh nhân.

Ngoài những quan niệm sai lầm như trên, các bác sĩ cũng khuyến cáo, không ít người cho rằng, chỉ cần không ăn tiết canh lợn, lòng lợn… thì sẽ không bị liên cầu khuẩn lợn, nhưng trên thực tế, không ít bệnh nhân mắc bệnh này lại do ăn… tiết canh vịt. Cách đây không lâu, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tiếp nhận bệnh nhân ở Hà Nội trong tình trạng rất nặng, tiên lượng xấu vì mắc liên cầu khuẩn lợn. Theo thông tin từ người nhà, bệnh nhân có đi ăn tiết canh vịt cùng bạn bè, sau đó về nhà có biểu hiện sốt cao, sau đó là hôn mê. Ngay lập tức bệnh nhân được chuyển đến bệnh viện cấp cứu. Sau khi chẩn đoán, các bác sĩ xác định bệnh nhân mắc bệnh liên cầu khuẩn lợn. Các bác sĩ cho biết, về lý thuyết tiết canh vịt không gây bệnh liên cầu khuẩn lợn nhưng tại hàng quán không thể chắc chắn là có bị pha trộn với tiết canh khác hay không, thậm chí, có thể bị lây từ chính bàn tay người chế biến, mức độ mất vệ sinh kém, nên rất khó để kết luận.

Theo các bác sĩ, sau khi mắc, bệnh sẽ ủ trong vài giờ hoặc vài ngày, thời gian ủ bệnh càng ngắn thì độc lực của vi khuẩn càng mạnh. Biểu hiện khởi phát của bệnh là sốt, nổi ban, đau họng, nhức đầu, ói mửa. Triệu chứng lâm sàng của nhiễm liên cầu khuẩn lợn là viêm màng não mủ (cứng cổ, sợ ánh sáng, sốt cao, rối loạn hành vi); nhiễm trùng huyết, nhiễm độc, suy đa tạng, sốc nhiễm trùng, sốc nhiễm độc.

Chi phí tốn kém, sức khỏe ảnh hưởng nghiêm trọng

BS Nguyễn Trung Cấp cho biết, người bệnh nhiễm liên cầu khuẩn thường phải trải qua quá trình điều trị hàng tháng trời tại bệnh viện, với chi phí hàng trăm triệu đồng. Số tiền điều trị nhiều hay ít phụ thuộc vào mức độ tạng bị suy và biến chứng.

Chẳng hạn, bệnh nhân bị liên cầu khuẩn biến chứng viêm màng não mủ có thể phải điều trị mất vài chục triệu đồng. Nặng hơn nếu bị nhiễm trùng huyết thì chi phí điều trị có thể lên tới 50 - 60 triệu đồng, không ít ca tốn đến hàng trăm triệu đồng. Dù vậy, năm nào cũng có rất nhiều bệnh nhân liên cầu khuẩn bị biến chứng nặng dù được điều trị tích cực nhưng vẫn không thể qua khỏi.

Các bác sĩ khuyến cáo: Không nên mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề. Thịt lợn phải nấu chín. Không ăn lợn chết, không ăn các món ăn tái, đặc biệt là tiết canh lợn. Những người có vết thương hở phải đeo găng tay khi tiếp xúc với thịt lợn tái hoặc sống.

Thu Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis

Sống khỏe - 7 giờ trước

Ngày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An

Sống khỏe - 7 giờ trước

Mô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?

Y tế - 18 giờ trước

Cơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Cảnh báo ngộ độc thực phẩm

Y tế - 1 ngày trước

Bộ Y tế yêu cầu khẩn trương điều tra, xác minh nguyên nhân gây ra các vụ ngộ độc thực phẩm, cảnh báo cộng đồng

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Liên tiếp 6 du khách nhập viện cấp cứu khi đi du lịch, 1 người hôn mê sâu do ngộ độc rượu methanol

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Cả 6 người sau khi uống cùng 1 loại rượu trái cây đều có biểu hiện đau bụng, nôn ói thậm chí lơ mơ…

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Cứu sống du khách nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp khi đang đi bộ

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng nguy kịch, huyết áp tụt, suy hô hấp nặng phải đặt ống nội khí quản, thở máy xâm nhập.

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Chủ quan với đau răng, người đàn ông bị sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi tự uống thuốc giảm đau và kháng sinh tại nhà để điều trị đau răng, bệnh nhân thấy tổn thương ngày càng lan rộng. Đến khi khối áp xe chèn ép đường thở, bệnh nhân mới đến viện điều trị.

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Trường Đại học Y Dược ký thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện Mắt Trung ương

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Trường ĐH Y Dược vừa ký kết thỏa thuận hợp tác với Bệnh viện mắt Trung ương. Đây là sự kiện đánh dấu bước tiến quan trọng trong mối quan hệ hợp tác giữa hai đơn vị.

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng

4 giai đoạn diễn biến của sởi cần biết để tránh bệnh trở nặng

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Dịch sởi liên tục có những diễn biến phức tạp cùng với sự gia tăng số ca bệnh trên cả nước. Bộ Y tế đã có công văn hỏa tốc, chỉ đạo khẩn tới các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và ban hành tài liệu chuyên môn hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh sởi.

Top