Những "kẻ thù" buổi sáng của bạn
Ngay cả những người ngăn nắp nhất đôi khi cũng gặp phải những rắc rối trong các buổi sáng như không tìm thấy chìa khóa, xe bỗng dưng hỏng, con không chịu ăn sáng... Dưới đây là một số giải pháp giúp bạn tránh được những vấn đề đó.
1. Chìa khóa đâu rồi?
Bạn có nguy cơ muộn giờ làm mà chùm chìa khóa xe kèm khóa cửa lại mất tích. Bạn càng cuống lên thì dường như chúng càng mất hút. Giải pháp đơn giản cho trò chơi trốn tìm buổi sáng này là đặt các chìa khóa ở cùng một chỗ trong tất cả các ngày, có thể là trong ví, trong hốc tường hay trong một ngăn kéo đặc biệt. Và đối với những lần hiếm hoi khi có một sự kiện bất ngờ xảy ra trong cuộc sống thường ngày của bạn, hãy có một bộ chìa khóa dự trữ được đặt trong một vị trí cố định để bạn không mất thời gian tìm kiếm. Cuộc tìm kiếm sẽ được thực hiện khi bạn không phải vội vã ra khỏi nhà.

2. Bé chưa làm các bài tập về nhà
Để tránh cảnh hoảng loạn của trẻ vào phút sát giờ đi học mà bài tập về nhà chưa được giải quyết, hãy kiểm tra bài tập của trẻ ngay khi bé vừa đi học về, hoặc sau bữa ăn tối để xem có gì phức tạp trong các bài tập đó không. Sau đó, hãy giúp bé thực hiện các bài tập trước khi đi ngủ, hoặc ít ra, bạn cũng nên kiểm tra xem bé đã làm xong chưa.
3. Xe không thể khởi động
Ngay cả khi được bảo trì thường xuyên, thỉnh thoảng xe cộ cũng giở chứng. Vì thế bạn nên có một số kế hoạch dự phòng: nhớ được lịch trình các phương tiện giao thông công cộng trong trường hợp bạn phải đi xe bus. Một lựa chọn khác là sắp xếp được với một đồng nghiệp ở gần, một người thân, hay một người hàng xóm có thể cho bạn đi nhờ. Hoặc ít ra bạn cũng nên nhớ được một vài số taxi.
4. Bạn đến công ty còn điện thoại của bạn thì ở nhà
Khi bạn đi ra khỏi nhà mà không có điện thoại kề bên cũng không có gì phải quá lo lắng. Một số công việc mà bạn hay xử lý bằng điện thoại cũng có thể dễ dàng chuyển sang máy tính, ví dụ kiểm tra thư điện tử hay đọc các thông tin thời sự, thời tiết. Nếu bạn sợ mình lỡ một cuộc điện thoại, hãy gửi tin nhắn hoặc đặt status trên YM, FB… nhờ mọi người gọi lại cho bạn vào số điện thoại ở nơi làm việc. Và hãy bình tĩnh chờ đến lúc về nhà để nhìn thấy chiếc điện thoại cầm tay.
5. Chiếc áo nào mặc với chiếc quần này?
Cách đơn giản nhất để giải quyết vấn đề trang phục là lên kế hoạch trước. Sau khi bạn đi làm về, thay quần áo ở nhà cho thoải mái, hãy dành vài phút để lựa chọn quần áo cho ngày hôm sau, từ trang phục bên ngoài cho đến đồ lót và các phụ kiện. Nếu một món nào đó bị bẩn, nhăn nhúm hay thậm chí đang mất tích, bạn vẫn còn nhiều thời gian để chỉnh sửa hay tìm kiếm. Bạn sẽ có một buổi sáng thoải mái hơn.
6. Con bạn không chịu ăn sáng
Rõ ràng là chẳng thú vị chút nào, nhưng đôi khi trẻ em lại đột nhiên chán ghét những thực phẩm mà chúng rất yêu thích. Hãy xem xét tần suất xảy ra của việc này vào buổi sáng như thế nào, khi mà mẹ con bạn có rất ít thời gian để thảo luận. Với những em bé khó tính và nhõng nhẽo, đừng bao giờ hỏi con muốn ăn món gì, điều này chỉ dẫn bạn đến thảm họa. Thay vào đó, hãy cho bé chọn một trong hai thứ, ví dụ bánh mì bơ hay bánh mì trứng, bé sẽ cảm thấy thoải mái vì được tự ra quyết định cho mình nên sẽ vui vẻ ăn hơn.
7. Vết bẩn trên trang phục đi làm
Bạn đã thay trang phục đi làm và trông bạn thật tươm tất. Tuy nhiên, một điều mà bạn không thể nghĩ tới đã xảy ra: bọt kem đánh răng, kem chống nắng hay một vệt thức ăn rơi xuống áo. Để tránh những tình huống này, bạn có thể có một số lựa chọn: Thay trang phục sau cùng, ăn sáng và đánh răng trước. Hoặc nếu thay quần áo trước thì nên có một cái tạp dề khoác ra bên ngoài. Hoặc chuẩn bị sẵn một bộ trang phục thay thế mỗi khi bạn chuẩn bị trang phục đi làm.
8. Mẹ ơi, con mệt!
Các bà mẹ có lẽ không xa lạ với kịch bản này: con bạn ngủ dậy và đau họng đúng vào hôm bạn có một buổi họp quan trọng. Để tránh thảm kịch này, hãy lên kế hoạch từ trước, dự trù một người sẽ thay thế bạn ở nhà hoặc một người sẽ thay thế bạn ở nơi làm việc, hoặc cả hai càng tốt. Tại công ty, hãy tìm một đồng nghiệp có thể thay thế bạn khi cần, hoặc có thể sắp xếp để tham dự các cuộc họp từ xa khi gia đình có chuyện khẩn cấp mà bạn không thể vắng mặt. Về phía chăm sóc trẻ, hãy giữ danh sách những người mà bạn có thể nhờ vào phút cuối như người hàng xóm có con bằng tuổi con bạn, một người thân có thời gian biểu thoải mái và luôn sẵn sàng chăm sóc bé.
9. Đồng hồ không chịu báo thức
Đã bao giờ bạn trải qua cảm giác chìm sâu vào giấc ngủ vì đồng hồ của bạn không chịu báo thức? Hãy chú ý đến pin của điện thoại (nếu bạn để chuông báo thức qua điện thoại) và pin của đồng hồ trước khi đi ngủ, đảm bảo chúng vẫn đủ để hoạt động vào sáng hôm sau. Thậm chí, cẩn thận hơn, hãy đặt cả hai chuông báo thức. Trong thời đại công nghệ mới, không có lý do gì để bạn ngủ quên.
10. Bạn bỏ quên máy tính, tài liệu làm việc ở nhà
Đã bao giờ bạn đến văn phòng mà quên máy tính ở nhà? Hoặc con bạn từ trường gọi cho bạn báo bé thiếu một số món đồ dùng và muốn bạn mang đến ngay lập tức? Để tránh những tình huống này, hãy kiểm tra túi đi làm của bạn vào mỗi tối trước khi đi ngủ, đồng thời cũng tập cho con thói quen chuẩn bị đồ dùng mang đến trường vào mỗi tối. Bên cạnh đó, hãy dán một giấy nhắn ngoài cửa ra vào, để mọi người có thể nhìn thấy trên đường đi làm hoặc đi học, nhắc nhở mọi người mang theo laptop, tài liệu làm việc, dụng cụ tập thể thao, các bài tập về nhà….
11. Không có thời gian để làm đẹp
Tất nhiên, nếu bạn là người chu đáo và lập kế hoạch tốt, bạn sẽ hiếm khi thiếu thời gian vào buổi sáng. Tuy nhiên, đôi khi có một sự cố nào đó xảy ra khiến bạn không thể hoàn thành các kế hoạch make up hay vệ sinh cá nhân như bạn dự định. Vì thế, hãy luôn có sẵn một bộ đồ phục vụ cho việc này, để ngay tại nơi làm việc của bạn như kem và bàn chải đánh răng, lược, chất khử mùi, keo xịt tóc, một ống gel tạo kiểu tóc. Bộ đồ nghề này cũng rất có giá trị nếu hôm nào đó bạn định đi chơi tối ngay sau khi làm việc mà không cần phải về nhà.
12. Bạn không muốn dậy
Bạn thừa biết giấc ngủ ngon có vai trò quan trọng như thế nào đối với sự tập trung, trí nhớ và tâm trạng của bạn. Bạn nghe thấy tiếng chuông báo thức, bạn với tay tắt và ngủ tiếp. Có phải tối qua, bạn đã thức quá muộn để xem tivi, đọc sách… Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi kinh niên vì thiếu ngủ, hãy tặng cho mình một đặc ân là tập cho mình thói quen đi ngủ sớm hơn một chút. Chỉ 30 phút thôi, và bạn sẽ thấy khác hẳn. Nếu bạn hay bị phân tâm vào buổi tối, hãy đặt chuông nhắc bạn đến giờ đi ngủ.
13. Ngày tóc xấu
Hãy lập kế hoạch cho những ngày bỗng nhiên tóc không chịu vào nếp hoặc bạn không có thời gian gội đầu và tạo kiểu tóc. Bạn có thể nhờ một vài món đồ giúp bạn tạo những kiểu dáng mới như cột tóc đuôi ngựa bằng một chiếc nịt, đội một chiếc mũ nhỏ, quàng một chiếc khăn để giấu tóc…
14. Có một bài hát cứ luẩn quẩn trong đầu bạn
Bạn thức dậy và nghĩ về bài hát mà bạn đã được nghe trong chương trình âm nhạc đêm hôm qua hay bạn tình cờ nghe thấy trên đường đi làm. Nó cứ luẩn quẩn trong đầu bạn khiến bạn không nghĩ được gì khác. Nếu bạn không muốn bản nhạc này nữa, hãy bật nghe một bản nhạc khác từ điện thoại, máy nghe nhạc trong nhà hay trên xe hơi của bạn..
14. Ánh sáng đánh thức bạn quá sớm
Trong suốt mùa đông, chúng ta thường tỉnh giấc khi bên ngoài trời vẫn còn u ám. Nhưng nếu bạn muốn ngủ thêm trong một buổi sáng, đặc biệt vào những ngày hè, khi mặt trời mọc rất sớm, hãy lên kế hoạch giữ phòng tối cho đến khi bạn tỉnh giấc. Kéo rèm cửa, đóng các cửa sổ khi bạn đi ngủ, đảm bảo bạn sẽ chỉ bị đánh thức khi bạn muốn.
Theo VnExpress

6 loại trái cây có hàm lượng magiê cao
Sống khỏe - 8 giờ trướcMagiê rất cần thiết cho chức năng thần kinh, điều hòa huyết áp, kiểm soát lượng đường trong máu và duy trì sức khỏe xương… nhưng nhiều người không có đủ lượng magiê trong cơ thể làm ảnh hưởng tới các quá trình này.

Nam thanh niên 28 tuổi suy tim, không đi lại được do thói quen rất nhiều bạn trẻ hay gặp
Sống khỏe - 8 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện do tăng cân mất kiểm soát, khó thở, phù to hai chân. Được biết, bệnh nhân thường xuyên uống nước ngọt, trà sữa, có tiền sử béo phì, gout mạn tính.

NSƯT Chí Trung tiết lộ lý do sức khỏe, căn bệnh anh mắc nguy hiểm thế nào?
Bệnh thường gặp - 13 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh u mỡ mà NSƯT Chí Trung mắc phải là khá phổ biến, thường không gây ra những cảm giác đau đớn và nó có thể xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể.

3 nhóm người nên hạn chế ăn khoai lang
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcCó phải mọi người đều có thể ăn khoai lang một cách an toàn và ngon miệng? Thực tế không hoàn toàn như vậy, dù khoai lang là thực phẩm bổ dưỡng nhưng vẫn có một số người nên hạn chế.

Hé lộ về loại rượu khiến 6 du khách phải cấp cứu, người trẻ nhất tử vong
Sống khỏe - 16 giờ trướcLiên quan đến vụ 6 du khách bị ngộ độc rượu, trong đó có nam thanh niên tử vong, qua xác minh ban đầu, các ngành chức năng xác định đây là rượu sơ ri, có nguồn gốc từ tỉnh Tiền Giang.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Đo đường huyết ở người bệnh tiểu đường, đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 17 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi đường huyết > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 lưu ý về chế độ dinh dưỡng cho bệnh sởi
Sống khỏe - 20 giờ trướcNgười mắc bệnh sởi cần một chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường hệ miễn dịch và nhanh chóng phục hồi.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 ngày trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 ngày trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.