Những loại đồ ăn, thức uống không nên ăn khi đói: Vị trí số 1 hầu như ai cũng mắc phải
Khi đói, nhiều người thường ăn ngay thức ăn có ở xung quanh mà không hề do dự. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm, đồ uống ăn lúc đói sẽ gây ảnh hưởng tới sức khỏe.
Các loại đồ uống không nên uống khi đói
1. Sữa

Nhiều người thường uống sữa hay sữa đậu nành khi đói nhưng thực tế đây là một hành động sai lầm.
Sữa rất giàu chất dinh dưỡng và chứa nhiều protein, thế nhưng khi uống vào lúc đói, cơ thể sẽ không thể hấp thụ đầy đủ các chất dinh dưỡng đó, gây ra sự lãng phí về dinh dưỡng thực phẩm. Cách chính xác nhất để uống sữa là uống khi ăn bánh mỳ, bánh quy hay các thực phẩm khác.
2. Rượu
Uống rượu đã có hại nhưng uống rượu khi bụng rỗng còn nguy hiểm hơn rất nhiều.
Uống rượu khi bụng rộng thường xuyên sẽ khiến niêm mạc đường tiêu hóa bị ảnh hưởng, làm giảm khả năng tiêu hóa thức ăn và sau đó sẽ gây ra một loạt vấn đề sức khỏe khác chẳng hạn như viêm loét dạ dày, chứng hạ đường huyết càng thêm trầm trọng.
3. Trà

Trà rất giàu caffeine và catechin, có vai trò nhất định trong việc hỗ trợ tiêu hóa. Tuy nhiên, uống trà khi đói sẽ khiến dịch vị dạ dày bị pha loãng, gây cản trở tiêu hóa và thậm chí gây ra hiện tượng "say trà" với các biểu hiện như đánh trống ngực, chóng mặt, đau đầu.
Các thực phẩm không nên ăn khi đói
1. Thực phẩm lạnh
Thực phẩm lạnh bao gồm các loại đồ uống lạnh, kem hay các loại thực phẩm để lạnh khác thông thường đã gây kích thích lên niêm mạc đường tiêu hóa và chúng sẽ tác động mạnh hơn nếu ăn lúc dạ dày rỗng.
Trong khi đó, niêm mạc đường tiêu hóa bị kích thích có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe như đau dạ dày, tiêu chảy,…
2. Khoai lang
Khoai lang rất giàu chất xơ, carbohydrate và đây là loại thực phẩm thường được nhiều người chọn lựa khi đói bụng. Tuy nhiên, ăn khoai lang lúc đói lại là một sai lầm.
Nguyên nhân là do trong khoai lang có chứa nhiều chất nhựa và axit tanic. Ăn khoai lang lúc đói sẽ kích thích tiết ra nhiều axit dạ dày, gây cảm giác khó chịu như ợ nóng, cồn cào và thậm chí là đau dạ dày.
3. Kẹo, thực phẩm nhiều đường

Khi đói, chúng ta rất dễ bị hạ đường huyết nên nhiều người thường ăn bánh kẹo ngọt vào lúc này, nhưng trên thực tế loại thực phẩm này không thích hợp để ăn vào lúc đói. Mặc dù kẹo ngọt hay thực phẩm chứa nhiều đường có thể tạm thời làm tăng lượng đường trong máu nhưng tác dụng không đáng kể.
Trong khi đó, tiêu thụ quá mức thực phẩm chứa nhiều đường khi đói sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao đột ngột, dễ gây ra các triệu chứng có hại cho cơ thể. Bên cạnh đó, ăn nhiều kẹo ngọt khi đói cũng rất dễ bị hỏng men răng.
Các loại trái cây không nên ăn khi đói
1. Qủa hồng
Qủa hồng có chứa khá nhiều chất nhựa và axit tanic. Các chất này kết hợp với axit dạ dày sẽ dễ dàng tạo thành các cục nhỏ khó hòa tan, dẫn đến chứng khó tiêu.
Những cục này nếu có kích thước nhỏ có thể được thải ra đường phân, nhưng nếu lớn thì nó có thể đóng thành sỏi, gây loét dạ dày và thậm chí là thủng dạ dày.
2. Cam, quýt
Trong cam, quýt có chứa nhiều vitamin, đường và các axit hữu cơ rất tốt cho sức khỏe.
Tuy nhiên, ăn cam, quýt vào lúc đói sẽ gây kích thích niêm mạc dạ dày do trong loại quả này có chứa nhiều axit citric, axit folic,… và từ đó lượng axit trong dạ dày sẽ tăng lên, gây tổn thương dạ dày. Ngoài ra, ăn cam, quýt khi đói còn gây ra một số triệu chứng khác như đầy hơi, trào ngược axit dạ dày.
Theo Trí thức trẻ

Việt Nam ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ điều trị khối u
Y tế - 5 giờ trướcGĐXH – Việc ứng dụng thành công kỹ thuật mới US – HIFU ‘không dùng dao, không nhìn thấy máu’ tại Việt Nam đem tới bước ngoặt mới trong việc điều trị hiệu quả các khối u và nhiều bệnh lý như u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung, tuyến cơ tử cung, u vú lành tính…

Hướng dẫn cách phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban ở trẻ
Sống khỏe - 6 giờ trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, sốt phát ban và sởi đều là những bệnh do virus gây ra. Sốt phát ban thường lành tính và tự khỏi, sởi lại có thể dẫn đến những biến chứng như viêm phổi hay viêm não nếu không xử lý kịp thời. Chẩn nhầm bệnh có thể dẫn đến điều trị sai vì vậy, nhận diện đúng dấu hiệu từng bệnh giúp chẩn đoán đúng, từ đó có phương pháp điều trị phù hợp, hiệu quả.

Sau vụ 7 trẻ bị xâm hại ở Đà Lạt: Bộ Y tế đề nghị thanh tra toàn bộ các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em
Y tế - 6 giờ trướcGĐXH - Bộ Y tế đề nghị các địa phương cần tăng cường công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân, các cấp, các ngành trong việc phát hiện, báo cáo và xử lý các vụ việc vi phạm quyền trẻ em, phòng chống xâm hại trẻ em.

Người đàn ông có chỉ số men gan cao gấp 38 lần thừa nhận một sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải
Sống khỏe - 7 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân nhập viện vì men gan cao cho biết, vì lo lắng uống nhiều loại thuốc để trị cảm cúm sẽ gây hại cho gan nên đã tự ý ngưng thuốc điều trị viêm gan B.

Kỳ tích y học Việt Nam: Lần đầu thực hiện thành công ghép tim nhân tạo bán phần
Y tế - 9 giờ trướcGĐXH - Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa thực hiện thành công ca ghép tim nhân tạo bán phần thế hệ thứ 3 lần đầu tiên tại Việt Nam.

4 dấu hiệu cho thấy bạn có mỡ nội tạng và 4 thực phẩm là khắc tinh của mỡ
Sống khỏe - 9 giờ trướcGĐXH - Những người có mỡ ở bụng thường có lượng mỡ nội tạng quá nhiều, có thể dẫn đến hàng loạt các bệnh như huyết áp cao, đột quỵ và tiểu đường.

Nên uống mấy viên Omega 3 mỗi ngày để mang lợi ích cho sức khỏe?
Sống khỏe - 12 giờ trướcGĐXH - Omega 3 là một loại axit béo thiết yếu mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên nên uống mấy viên mỗi ngày để không gặp tác phụ ngoài ý muốn?

8 lợi ích sức khỏe của cà tím có thể bạn chưa biết
Sống khỏe - 13 giờ trướcĂn cà tím hàng ngày có lợi cho sức khỏe vì đây là nguồn vitamin, chất xơ, nasumin và acid chlorogenic dồi dào.

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch
Sống khỏe - 18 giờ trướcMột nghiên cứu mới cho thấy vitamin C từ sản phẩm tươi - không phải thực phẩm bổ sung - có thể giúp bảo vệ những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 khỏi bệnh tim, định hình lại cách chúng ta suy nghĩ về chế độ ăn uống và phòng ngừa bệnh mạn tính.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu là mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặp - 18 giờ trướcGĐXH - Để xác định bạn có bị tiểu đường hay không, bác sĩ sẽ dựa trên các chỉ số xét nghiệm về đường huyết cùng với những dấu hiệu cảnh báo bệnh.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.