Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những người cần tiêm phòng cúm hàng năm để đẩy lùi bệnh tật

Thứ sáu, 09:06 14/09/2018 | Y tế

GiadinhNet - Để đối phó với thời điểm virus cúm hoạt động mạnh hàng năm ở nước ta, bạn nên tiêm phòng vắc ngừa xin cúm vào tháng 9, 10.

Cúm không chỉ có nguy cơ gây ra các biến chứng như viêm phổi, viêm xoang và viêm tai… mà virus cúm còn có thể phát triển rất nhanh trong cơ thể làm phá hủy tế bào gây suy đa tạng, thậm chí có thể gây tử vong.

Lịch sử đã ghi nhận những đại dịch cúm làm tử vong hàng chục triệu người. Đại dịch cúm gầy đây nhất là cúm A H5N1 vào năm 2010. Theo thống kê dịch tễ cho thấy cứ khoảng 10-14 năm thì đại dịch cúm lại bùng phát.

Virus cúm xảy ra ở mọi lứa tuổi. Đặc biệt, trẻ em, phụ nữ có thai và người lớn tuổi mắc các bệnh mạn tính (bệnh tiểu đường, bệnh tim mạch, bệnh phổi) là những đối tượng dễ bị virus tấn công nhất. Những đối tượng này nếu mắc cúm thì biến chứng cũng nặng nề hơn.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Thời điểm tốt nhất để tiêm phòng

Vì chủng virus cúm thay đổi hàng năm nên bạn cần tiêm phòng vaccine cúm mỗi năm trước khi vào mùa cúm.

Ở bắc bán cầu, mùa cúm thường xảy ra từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau, còn ở nam bán cầu thì mùa cúm là từ tháng 4 đến tháng 10.

Ở miền nhiệt đới thì cúm có thể xảy ra quanh năm.

Nên tiêm vaccine cúm càng sớm càng tốt khi có vaccine cúm mới của năm đó. Ở Việt Nam, tốt nhất nên tiêm vaccine cúm vào khoảng tháng 9 và tháng 10 hàng năm.

Tuy nhiên, vaccine cúm vẫn có thể tiêm vào bất cứ lúc nào trong mùa cúm, thông thường từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau.

Trẻ em dưới 9 tuổi nên tiêm 2 mũi khi tiêm lần đầu (mũi thứ 2 cách mũi 1 ít nhất 4 tuần). Người lớn và trẻ đã từng chủng ngừa cúm thì mỗi năm tiêm 1 mũi.

Tất cả mọi người từ 6 tháng tuổi trở lên đều nên tiêm phòng vaccine cúm hàng năm.

Nhóm người có nguy cơ cao nhiễm virus cúm và nguy cơ mắc cúm nặng có biến chứng cần được khuyến cáo tiêm ngừa bao gồm: phụ nữ mang thai; trẻ em từ 6 tháng đến 5 tuổi; người cao tuổi (trên 65 tuổi); người mắc bệnh mạn tính (COPD, suy tim, viêm đa khớp, bệnh lupus…); nhân viên y tế; người đi du lịch giữa các nước và các vùng trong một nước.

Những đối tượng không nên tiêm phòng cúm: trẻ dưới 06 tháng tuổi; đã từng có tiền sử dị ứng với tiêm phòng cúm trước đó; dị ứng nghiêm trọng với trứng; hoãn tiêm khi đang bị sốt hoặc mắc các bệnh cấp tính (nên chờ cho đến khi tình trạng tốt hơn mới nên đi tiêm phòng cúm); từng bị hội chứng Guillian-Barre trong 06 tuần sau khi tiêm cúm.

Những tác dụng không mong muốn khi tiêm

Vắc xin cúm đã được sử dụng từ hơn 60 năm và đã có rất nhiều bằng chứng khoa học cho thấy an toàn và hiệu quả trong dự phòng bệnh cúm .Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, việc tiêm phòng vaccine cúm đã được chứng minh làm giảm 60% bệnh tật liên quan đến cúm và giảm tỷ lệ tử vong do cúm đến 70 - 80%. Tuy nhiên khi tiêm phòng cúm cũng có thể gặp những tác dụng phụ sau:

- Thường gặp (tỷ lệ 1/10 người): đau đầu, mệt mỏi, khó chịu, đau cơ, đau khớp, cáu kỉnh, buồn ngủ, tiêu chảy, sốt, run rẩy, chán ăn, chóng mặt, tăng đổ mồ hôi, trẻ em quấy khóc; đau, sưng, đỏ, cứng, ngứa chỗ tiêm.

- Không thường gặp (tỷ lệ1/100 người): sưng hạch cổ, nách, bẹn; nôn, mày đay, triệu chứng giống cúm; xuất huyết, nóng chỗ tiêm.

- Hiếm gặp (tỷ lệ 1/1000 người): Cảm giác tê hay như kiến bò (dị cảm), giảm cảm nhận xúc giác, cảm giác tê hay đau yếu cánh tay, đau dọc đường đi của dây thần kinh.

M.H (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

2 bệnh viện phối hợp cứu người phụ nữ ngừng tuần hoàn do chửa ngoài tử cung vỡ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Do lượng máu mất quá nhiều nên trong quá trình phẫu thuật, bệnh nhân xuất hiện 2 lần ngừng tuần hoàn.

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Bé 3 tuổi ngộ độc chì nặng, tiên lượng xấu do dùng thuốc nam không rõ nguồn gốc

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, chì là 1 loại kim loại nặng, rất độc gây ảnh hưởng đến tất cả cơ quan của con người, đặc biệt là đối với trẻ em.

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Bỗng dưng mờ mắt, phát hiện khối phình động mạch não "khổng lồ"

Y tế - 2 ngày trước

Sau khi lần lượt mờ 2 mắt, với thị lực gần như bằng 0, đi qua rất nhiều bệnh viện khám, nữ bệnh nhân ở Quảng Bình được xác định có khối phình động mạch não rất lớn.

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Bé 3 tuổi bị que xiên thịt đâm xuyên lưỡi

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng chiếc que xiên thịt sắc nhọn đâm xuyên lưỡi.

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Nam sinh lớp 8 bị đánh chấn thương sọ não hiện ra sao trong thời gian điều trị tại BVĐK Phú Thọ

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Về tình hình sức khỏe của nam sinh bị đánh chấn thương sọ não khi chơi bóng rổ, đại diện Bệnh viện Đa khoa tỉnh Phú Thọ cho biết hiện tại, bệnh nhân vẫn hôn mê, thở hoàn toàn theo máy...

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Sau bữa cơm cá, người phụ nữ ho, khó thở suốt 1 năm

Y tế - 6 ngày trước

Xương cá rơi vào phế quản nhưng bà K.A không hề hay biết. Bị ho, khó thở kéo dài, bệnh nhân điều trị suốt 1 năm không đỡ.

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Ngày 19/4 tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo báo cáo về kết quả khảo sát tính khả thi việc triển khai chương trình đào tạo nhân lực phục hồi chức năng tại Việt Nam do JICA phối hợp với Hội Vật lý Trị liệu Việt Nam tổ chức.

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Bộ Y tế: Hàng trăm cán bộ ngành Y hiến máu cứu người hưởng ứng ‘Lễ hội Xuân hồng’ năm 2024

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Hàng trăm đơn vị máu đã được tiếp nhận trong Chương trình hiến máu tình nguyện hưởng ứng “Lễ hội Xuân hội’ năm 2024 tại Bộ Y tế.

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Hà Nội phát động tháng An toàn vệ sinh lao động, gần 200 công nhân được khám sức khỏe miễn phí

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 19/4, UBND TP Hà Nội và Liên đoàn Lao động thành phố phát động Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động và Tháng Công nhân năm 2024.

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Chơi đùa cùng bạn ở lớp, bé trai ở Hà Nội bị kính cứa đứt 2 cổ tay

Y tế - 1 tuần trước

GĐXH – Bệnh nhi bị đứt toàn bộ động mạch trụ, đứt thần kinh trụ và thần kinh giữa, đứt gân gấp cổ tay trụ, đứt gân gấp ngón 4 và 5 bàn tay trái.

Top