Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những người phụ nữ gánh 100 gánh gạch một ngày kiếm tết cho con

Thứ tư, 14:00 21/01/2015 | Xã hội

GiadinhNet - 11h trưa, trời nắng nhưng cái rét vẫn tê buốt tay chân. Mặc cho thời tiết những ngày cuối năm khá khó chịu nhưng tại lò gạch triền đê sông Hồng, tốp phụ nữ vận mỗi manh áo sơ mi sờn cũ vẫn kĩu kịt gánh gạch từ lò xếp lên thùng xe tải. Nghề gánh gạch nặng nhọc nhưng kiếm ra tiền. Nhiều phụ nữ chọn công việc vất vả này để gom góp tiền khi cái Tết gần kề.

 

Nhọc nhằn mưu sinh. 	Ảnh: HP
Nhọc nhằn mưu sinh. Ảnh: HP

 

Làm “phu gạch” cũng không dễ

Chị Thu (41 tuổi quê ở Yên Phong, Bắc Ninh) vừa hoàn thành chuyến gạch cuối buổi sáng cho biết: “Năm nay, lò gạch thủ công giải thể hết rồi. Chỉ còn mấy điểm lò gạch “thân thiện” này được phép hoạt động. Phu gạch các nơi chạy đến đông nên để được gánh gạch giờ cũng khó”.

Lò gạch ven sông Hồng thuộc huyện Đan Phương (Hà Nội) là nơi mưu sinh của hàng chục phụ nữ. Hầu hết, họ đều đã ngoài 30 tuổi, đến từ nhiều địa phương khác nhau. Năm cùng tháng tận, nghề gánh gạch trở nên “hot” khi những phụ nữ ấy đang cố gắng lao động bòn kiếm tiền về quê trang trải cho cái Tết đến gần. Mỗi gánh gạch khoảng 20 viên, nặng 30 - 40kg. Chị Thu cho biết, mỗi ngày mỗi chị em thường gánh 100 gánh gạch, tương đương với 2.000 viên gạch đưa từ lò xếp lên ô tô. Tính ra, mỗi người gánh đến 3 - 4 tấn và nhận được số tiền công 150.000 đồng/người. “Ai gánh nhiều thì tiền nhiều. Có người gánh được 120, thậm chí 135 gánh mỗi ngày. Rất nhiều chị em gia cảnh khó khăn đều đến đây xin gánh gạch thuê kiếm tiền”, chị Thu tâm sự.

Những người phụ nữ cần mẫn với quang gánh kĩu kịt từ lò ra đến ô tô tải. Họ nối nhau trèo lên tấm ván nhỏ bắc từ miệng lò lên thùng xe chênh vênh, không tay vịn. Chị Thu bảo rằng nghề này đổ nhiều mồ hôi hơn, nhưng ổn định và không phải lang thang. Trước khi đến với nghề gánh gạch, chị Thu đã nhiều năm kiếm sống ở các quận Đống Đa, Thanh Xuân của Hà Nội với nghề buôn bán rau. “Hồi đó, 3h sáng tỉnh dậy ra chợ đầu mối mua sỉ rau củ quả, rồi chờ trời sáng bán ở các chợ cóc. Bữa đực, bữa cái. Từ nửa năm 2014, tôi chọn nghề gánh gạch để ổn định thu nhập”, chị Thu tâm sự.

Lang bạt bốc vác, hàng rong

 

Lao động thời vụ tại Nghệ An nhàn rỗi và thiếu việc.	Ảnh: HH
Lao động thời vụ tại Nghệ An nhàn rỗi và thiếu việc. Ảnh: HH

 

Không đủ sức khỏe như chị Thu, nhiều người khác cũng kiếm nghề làm thêm như làm tăng ca 3 tiếng/ngày, rửa bát, bốc xếp hàng hóa… Hồ Sỹ Hải, công nhân của một doanh nghiệp thuộc khu công nghiệp Sài Đồng (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ: “Tháng vừa rồi tôi bị chậm lương nên phải đi theo xe tải đổ hàng tạp hóa cho một đại lý ở Long Biên. Mỗi tối làm 4 tiếng từ 19h30 đến 23h30 được 100.000 đồng. Sáng hôm sau 6h đã phải dậy đi làm rồi. Mệt nhưng vẫn phải gắng”. Không ít đồng nghiệp của Hải chọn việc tạm bợ như thế làm thêm để kiếm “xổi” qua ngày.

Càng cuối năm càng có nhiều người ở tỉnh lẻ đổ xô về Hà Nội kiếm sống. Phố Nguyễn Phúc Lai (quận Đống Đa) tồn tại cả khu trọ lụp xụp nhếch nhác hàng chục năm nay. Khu trọ này được ngăn ra làm hai tầng, các tầng lại được chia thành ra nhiều phòng. Mỗi phòng kê một chiếc giường rộng choán gần hết cả diện tích phòng. Mỗi chiếc giường ấy nằm tối đa được 7 người và những người lao động nghèo phải bỏ ra 10.000 đồng/đêm để đổi lấy chỗ ngả lưng. “Sáng ra được nhận một khay với đủ thứ từ móc chìa khóa, ví, khẩu trang… bán dạo, lúc nào mệt thì về. Có hôm ế hàng thì 9h tối về đến nhà trọ”, bác Phương (56 tuổi, quê ở Quảng Xương, Thanh Hóa) cho biết. Hàng trăm “cư dân” ở đây đang rất lo lắng bởi ngay phía sau họ, một tòa cao ốc đang vào thời gian hoàn thiện. Bác Phương lo lắng: “Chẳng biết lâu nữa thì họ giải tỏa nơi này. Nếu ngày đó đến, hàng trăm người lao động như tôi chưa biết ở nơi nào”. Bác Phương ở khu tạm bợ này đã 11 năm. Ở khu trọ này, càng gần Tết số người góp mặt càng đông.

 

Nghệ An: “Cửu vạn” cũng… cạn việc!

Gần 11h trưa một ngày đông mưa lạnh, rét như cắt da cắt thịt nhưng dọc tại các tuyến đường trong TP Vinh (Nghệ An), từ khu vực cầu Bưu điện, cầu Kênh Bắc đến “tam giác quỷ”, chợ Vinh… vẫn rất nhiều lao động tự do đang ngồi co cụm với nhau.

Co ro trong tấm áo tơi, giấu khuôn mặt gày gò, khắc khổ, xám xịt vì lạnh sau tấm khăn bịt mặt, chị Lê Thị Sáng (xã Hưng Yên Nam, huyện Hưng Nguyên) tâm sự: “Trước đây chồng tôi làm nghề “cửu vạn” nhưng từ ngày chồng mất do tai nạn điện giật, tôi đã thay chồng theo nghề này để nuôi 6 đứa con ăn học. Năm ngoái, dịp này công việc nhiều, chạy không xuể, nhưng năm ni thì chỉ bằng khoảng gần nửa. Có bữa ngồi chờ từ sáng tới tối không ai thuê cả”. Theo chị Sáng thì nhóm các chị đến từ nhiều vùng lân cận TP Vinh như Hưng Nguyên, Nghi Lộc, Diễn Châu, Quỳnh Lưu… Thậm chí, có cả một số người khác từ Hà Tĩnh cũng sang đây kiếm việc.

Cũng như chị Sáng, chị Nguyễn Thị Mạnh (55 tuổi ở xã Nghi Vạn, huyện Nghi Lộc) cùng với mấy chị em khác ngồi ở đoạn cầu Kênh Bắc,  thuộc phường Hà Huy Tập chờ từ sáng tận trưa mà chưa ai đến thuê. Chị than thở: “Tui đi làm được hơn 20 năm rồi, cứ mùa màng xong lại xuống Vinh. Cứ 4h sáng là dậy, cơm đùm cơm nắm rủ nhau đi, trưa ngồi dưới gốc cây giở cơm ra ăn, tối 6, 7h mới về. Bọn tui làm tất, từ chặt cành cây, quét sơn, quét vôi, dọn vệ sinh, bốc vác… Năm ni việc ít, tui như ngồi trên đống lửa, không biết có đủ trang trải cho con học hành không nữa, nói chi đến chuyện Tết”. Nguyên nhân của sự ế ẩm này, theo chị Mạnh là bởi “kinh tế khủng hoảng, người ta không bán được đất, không xây nhà mới, nên không ai thuê làm cả”.

Những lao động thời vụ tập trung về TP Vinh thường đi mỗi nhóm 10 – 20 người. Họ thường cố gắng làm công việc đồng áng xong trước Tết khoảng 1 tháng để vào thành phố kiếm việc làm thêm. Năm nay, công việc ế ẩm, một ngày chỉ có vài người tìm đến thuê, làm việc khoán trọn việc với mức tiền công từ 300.000 – 400.000 đồng, sau khi chia đều ra, mỗi người được khoảng dăm ba chục nghìn đồng.   

 Hồ Hà

Hà Phương

 

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vui buồn lẫn lộn trong ngày hội ngộ giữa người mẹ và con gái 13 tuổi bị mất tích

Vui buồn lẫn lộn trong ngày hội ngộ giữa người mẹ và con gái 13 tuổi bị mất tích

Xã hội - 56 phút trước

Sau gần 4 ngày mất liên lạc một cách bí ẩn, bé gái 13 tuổi cuối cùng đã trở về an toàn, khép lại chuỗi ngày lo âu tột độ của gia đình.

Tham gia nhóm 200 phụ huynh có con bị lừa sang Campuchia, Myanmar, người mẹ rợn người trước những gì được kể lại

Tham gia nhóm 200 phụ huynh có con bị lừa sang Campuchia, Myanmar, người mẹ rợn người trước những gì được kể lại

Đời sống - 2 giờ trước

Mỗi một đứa trẻ bị lừa gạt, phía sau đều là một gia đình đầy giận dữ, bất lực, thậm chí tuyệt vọng.

Triệt phá ổ mại dâm núp bóng massage ở Hà Nội: Nữ nhân viên thu nhập hàng tháng từ 150 - 200 triệu đồng

Triệt phá ổ mại dâm núp bóng massage ở Hà Nội: Nữ nhân viên thu nhập hàng tháng từ 150 - 200 triệu đồng

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Đường dây mại dâm hoạt động tinh vi dưới vỏ bọc cơ sở massage vừa bị Công an TP Hà Nội triệt phá. Đáng chú ý, lời khai của một nữ nhân viên về mức thu nhập có thể lên tới 200 triệu đồng mỗi tháng đã hé lộ lợi nhuận khổng lồ từ hoạt động bất chính này.

Hà Nội: CSGT 'trắng đêm' kiểm soát hoạt động vận tải, gần 200 vi phạm bị xử lý

Hà Nội: CSGT 'trắng đêm' kiểm soát hoạt động vận tải, gần 200 vi phạm bị xử lý

Pháp luật - 2 giờ trước

GĐXH - Thực hiện kế hoạch của Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) - Bộ Công an và Công an thành phố Hà Nội, lực lượng CSGT toàn Thành phố đã tăng cường kiểm soát, kịp thời phát hiện, xử lý nhiều vi phạm trong lĩnh vực kinh doanh vận tải.

Từ ngày 1/8, hàng triệu thuê bao sẽ rơi vào 'danh sách đen' nếu không biết điều này

Từ ngày 1/8, hàng triệu thuê bao sẽ rơi vào 'danh sách đen' nếu không biết điều này

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Từ 1/8/2025, nhiều thuê bao di động sẽ bị khóa, thu hồi nếu rơi vào 1 trong 5 trường hợp theo quy định mới của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Bé trai bị cô ruột đánh đập dã man vì 'bán vé số ế'

Bé trai bị cô ruột đánh đập dã man vì 'bán vé số ế'

Thời sự - 5 giờ trước

Bán còn nhiều vé số, bé trai 13 tuổi bị cô ruột Nguyễn Thị Đời đá, tát, dùng cây đánh hàng chục cái mặc em khóc lóc, van xin.

Chuyện của những thương, bệnh binh ở Ba Sao - Ninh Bình: Dấu chân người lính còn in mãi

Chuyện của những thương, bệnh binh ở Ba Sao - Ninh Bình: Dấu chân người lính còn in mãi

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Hơn 100 thương binh nặng sống tại Trung tâm Điều dưỡng Thương binh Kim Bảng (phường Ba Sao, Ninh Bình), nơi những cơ thể không còn lành lặn vẫn giữ vẹn nguyên tinh thần người lính, sống kiên cường giữa đời thường.

Bắt giữ đối tượng nổ súng vào công an ở Hà Nội, thu giữ 2 khẩu súng quân dụng

Bắt giữ đối tượng nổ súng vào công an ở Hà Nội, thu giữ 2 khẩu súng quân dụng

Pháp luật - 7 giờ trước

GĐXH - Đối tượng Trần Hải Quỳnh - kẻ nổ súng khi bị công an kiểm tra hành chính ở Hà Nội đã bị bắt giữ tại khu vực Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo (tỉnh Quảng Trị).

500 phần quà ý nghĩa đã đến tay các thương, bệnh binh và gia đình chính sách

500 phần quà ý nghĩa đã đến tay các thương, bệnh binh và gia đình chính sách

Xã hội - 9 giờ trước

Ngày 26/7/2025, Viện Phát triển văn hóa và chăm sóc sức khỏe cộng đồng và Viện Khoa học nghiên cứu Nhân tài Nhân lực đã kết hợp với UBND xã Điền Lư, tỉnh Thanh Hóa tổ chức thành công chương trình "Còn mãi với thời gian" lần thứ 4.

Sinh vào 4 tháng Âm lịch này, nhiều phụ nữ vừa xinh đẹp, vừa giỏi giang, hậu vận viên mãn ai cũng ngưỡng mộ

Sinh vào 4 tháng Âm lịch này, nhiều phụ nữ vừa xinh đẹp, vừa giỏi giang, hậu vận viên mãn ai cũng ngưỡng mộ

Đời sống - 10 giờ trước

GĐXH - Theo tử vi, tháng sinh Âm lịch ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của mỗi người. Đặc biệt, có những phụ nữ sinh vào một số tháng Âm lịch vừa thông minh, giỏi giang, vừa có vận số phú quý.

Top