Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những nữ tình báo tài sắc lừng danh của Việt Nam

Thứ năm, 22:39 09/10/2014 | Giải trí

GiadinhNet - Xinh đẹp, thông minh, bản lĩnh… đó chính là những yếu tố đã tạo nên chiến công của các nữ tình báo.

Những tư liệu, hình ảnh còn lại đến hôm nay là một minh chứng cho cuộc đời hoạt động cách mạng của những “bông hồng” được cài cắm trong lòng địch.

Lâm Thị Phấn

Bà chính là nguyên mẫu được nhà văn Trầm Hương viết thành tiểu thuyết "Người đẹp Tây Đô" và đạo diễn Lê Cung Bắc chuyển thể thành phim truyện cùng tên.

Lâm Thị Phấn là con gái của điền chủ trí thức Lâm Văn Phận. Theo những tài liệu còn lưu giữ tại ngôi nhà truyền thống của dòng họ Lâm ở thành phố Cần Thơ, thời bấy giờ bà không chỉ đẹp mà còn là một thiếu nữ có học thức rất cao. Bởi vậy, Lâm Thị Phấn sớm lọt vào mắt xanh của nhiều công tử giàu có trong vùng, trong số đó có người nhà Công tử Bạc Liêu.

Vẻ đôn hậu của Người đẹp Tây Đô

Nét đôn hậu của "Người đẹp Tây Đô"

Trong số những nữ tình báo Việt Nam, Lâm Thị Phấn nổi tiếng vì đã hoạt động xuyên suốt 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Những năm 1950, bà được giao một nhiệm vụ đặc biệt là trở lại nội thành Cần Thơ xây dựng đội ngũ điệp báo miền Tây (hoạt động trong lòng địch).

Diễn viên Việt Trinh đã thành công khi khắc họa nguyên mẫu Lâm Thị Phấn

Diễn viên Việt Trinh đã thành công khi khắc họa nguyên mẫu Lâm Thị Phấn

Tháng 10/1962, cùng với việc xây dựng Trung Ương Cục miền Nam, “Người đẹp Tây Đô” lại được giao nhiệm vụ phụ trách hoạt động tình báo trong đội ngũ đầu não cao cấp nhất trong chính quyền Sài Gòn.

Sau khi miền Nam được giải phóng, Lâm Thị Phấn được điều về Quân Khu 9. Bà về hưu năm 1984 và mất tại căn nhà Bà đã sinh ra và lớn lên tại thành phố Cần Thơ vào ngày 15/04/2010, thọ 92 tuổi.

Đặng Hoàng Ánh

Sinh ra trong một gia đình “danh gia vọng tộc”, theo nhiều tài liệu lịch sử, Đặng Hoàng Ánh (tên khai sinh là Nguyễn Phúc Ngọc Diệp) là “con bác con chú ruột”, chung một người ông với vua Bảo Đại và là cháu ruột của Thái hậu Từ Dũ (mẹ của vua Tự Đức).

Nữ tình báo mang dòng dõi hoàng tộc
Nữ tình báo mang dòng dõi hoàng tộc

Con đường tình báo của Quận chúa Ngọc Diệp bắt đầu từ biến cố trong bối cảnh đất nước bị xâm lăng, nhiều người thân trong gia đình thiệt mạng, chỉ duy nhất Ngọc Diệp được cán bộ cách mạng là đồng chí Phạm Hùng cứu thoát. Khi ấy, bà chỉ khoảng 11 tuổi.

Dung nhan của Quận chúa Ngọc Diệp

Dung nhan của Quận chúa Ngọc Diệp

Tham gia vào trong lực lượng Cảm tử quân của Trung ương Cục miền Nam và Biệt động thành Sài Gòn, do yêu cầu công tác bí mật, để che mắt địch, Ngọc Diệp phải thay tên, đổi họ liên tục.

Trong thời gian hoạt động cách mạng, nữ tình báo này từng gây chấn động khi tham gia vào nhiều sự kiện như: Trận đánh vào Đại sứ quán Mỹ xảy ra lúc 10 giờ 45 phút ngày 29/ 5/ 1965, đánh cảm tử rạp chiếu bóng Ngọc Lan (Đà Lạt) ngày 28/9/1969…

Bà Đặng Hoàng Ánh và Thiếu tướng Lê Ngọc Nam tại buổi 
ra mắt tác phẩm Quận chúa biệt động

Nữ tình báo và Thiếu tướng Lê Ngọc Nam tại buổi ra mắt sách "Quận chúa biệt động"

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, theo lời khuyên của nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ, bà đã đổi họ tên mới là Đặng Hoàng Ánh. Với họ tên này, bà đã được Công an tỉnh Lâm Đồng cấp Giấy chứng minh nhân dân số 250272236, ngày 19/10/1984.

Nguyễn Thị Mỹ Nhung

Vốn là tiểu thư “lá ngọc cành vàng” được sinh ra, lớn lên trong một gia đình bán tơ lụa nổi tiếng (gốc làng Nội Duệ Bao, huyện Tiên Du, Bắc Ninh sau này chuyển vào Nam sinh sống), Nguyễn Thị Mỹ Nhung nổi tiếng bởi vẻ đẹp trời phú được tô điểm, chăm chút trong cảnh nhung lụa, giàu sang. Cha mẹ Mỹ Nhung còn phóng khoáng cho con gái đi học khiêu vũ, ngoại ngữ.

Chân dung nữ tình báo Mỹ Nhung

Chân dung nữ tình báo Tám Thảo

Khi hoạt động tình báo, người đẹp thường lấy tên Yên Thảo (Tám Thảo). Năm 1964, bà thuộc mạng lưới tình báo H.63) với vẻ đẹp sang trọng, thông minh đã xin vào vị trí phiên dịch trong Bộ tư lệnh Hải quân của Quân đội Sài Gòn.

Nhờ sắc đẹp, sự khéo léo trong ứng xử, Tám Thảo có được mối quan hệ tốt với các sĩ quan tình báo Mỹ giúp bà thu thập được nhiều tài liệu quan trọng, phục vụ cho nhiều trận đánh của quân dân ta.

Tám Thảo bên bàn làm việc ngày 7/6/1966

Tám Thảo bên bàn làm việc ngày 7/6/1966

Được ngợi ca bởi nhiều chiến công lẫy lừng trong cuộc đời hoạt động tình báo nhưng đời sống riêng tư của nữ tình báo “sắc nước hương trời” như Mỹ Nhung lại đẫm nước mắt vì những éo le, trắc trở trong hạnh phúc gia đình.

Khi kết hôn, nữ tình báo năm nào đã gần 40 tuổi, lại sống trong chiến khu, không dễ dàng có được cơ hội làm mẹ. Bà có nhiều con nuôi nhưng thường sống một mình trong căn nhà nhỏ với niềm cô độc tuổi già.

Thùy Phương

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ca sĩ Tiến Dũng mỗi tháng ngồi không cũng có nửa tỷ đồng

Ca sĩ Tiến Dũng mỗi tháng ngồi không cũng có nửa tỷ đồng

Giải trí - 42 phút trước

Ca sĩ Tiến Dũng - thành viên nhóm The Men - hiện định cư Mỹ, thu nhập chính từ dịch vụ cho thuê nhà. Mỗi tháng, anh kiếm hơn 20.000 USD (524 triệu đồng).

Nữ sinh quê Ninh Bình gây chú ý tại Miss Grand Vietnam 2025

Nữ sinh quê Ninh Bình gây chú ý tại Miss Grand Vietnam 2025

Giải trí - 3 giờ trước

GĐXH - Top 5 Người đẹp Hoa Lư - Tống Thị Lan Anh là một trong những thí sinh đầu tiên lộ diện tại Miss Grand Vietnam 2025.

'Tình cũ' Quách Ngọc Ngoan diện bikini khoe sắc vóc nuột như gái đôi mươi

'Tình cũ' Quách Ngọc Ngoan diện bikini khoe sắc vóc nuột như gái đôi mươi

Giải trí - 4 giờ trước

GĐXH - Phượng Chanel mới đây lại khoe sắc vóc "hack tuổi" khi diện bikini đi nghỉ mát. Nhiều khán giả khen cô quá trẻ đẹp so với tuổi.

'Đứng hình' với những màn ứng xử của thí sinh thi hoa hậu

'Đứng hình' với những màn ứng xử của thí sinh thi hoa hậu

Giải trí - 4 giờ trước

Màn ví von con bạch tuộc như phụ nữ Việt Nam hiện đại, hay giá trị của vương miện là kiếm nhiều tiền hoặc ước mơ khi trở thành hoa hậu là... dạy trẻ em nhặt rác của các thí sinh thi hoa hậu khiến khán giả và giám khảo 'đứng hình'

Gia tộc 4 Nghệ sĩ nhân dân, có người 90 tuổi vẫn cất cao tiếng hát

Gia tộc 4 Nghệ sĩ nhân dân, có người 90 tuổi vẫn cất cao tiếng hát

Câu chuyện văn hóa - 6 giờ trước

4 Nghệ sĩ nhân dân trong dòng họ Nguyễn Đình không chỉ khẳng định tài năng cá nhân mà còn góp phần giữ gìn và phát triển các loại hình nghệ thuật truyền thống như chèo, cải lương, kịch nói.

Nữ diễn viên 'đả nữ' màn ảnh nổi danh thập niên 1990, tuổi U50 sống an yên làm mẹ đơn thân sau biến cố ly hôn

Nữ diễn viên 'đả nữ' màn ảnh nổi danh thập niên 1990, tuổi U50 sống an yên làm mẹ đơn thân sau biến cố ly hôn

Giải trí - 7 giờ trước

GĐXH - Diễn viên Lý Hương được biết đến là em gái tài tử điện ảnh Lý Hùng, cô được mệnh danh "đả nữ" màn ảnh trong các phim như: Hồng hải tặc, Kế hoạch 99, Truy nã tội phạm quốc tế...

Lương Thu Trang và Duy Hưng rời đoàn làm phim, hé lộ kết thúc của phim 'Dịu dàng màu nắng'?

Lương Thu Trang và Duy Hưng rời đoàn làm phim, hé lộ kết thúc của phim 'Dịu dàng màu nắng'?

Giải trí - 7 giờ trước

GĐXH - Diễn viên Lương Thu Trang, Duy Hưng và một số diễn viên khác đã nói lời chia tay đoàn làm phim ''Dịu dàng màu nắng'' khi phim chính thức đóng máy.

Hoa hậu Việt Nam 'bí ẩn' nhất showbiz, từng đăng quang năm 17 tuổi giờ ra sao?

Hoa hậu Việt Nam 'bí ẩn' nhất showbiz, từng đăng quang năm 17 tuổi giờ ra sao?

Câu chuyện văn hóa - 7 giờ trước

23 năm sau khi đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2002, Mai Phương vẫn là cái tên được nhiều người nhắc đến dù không còn hoạt động nghệ thuật.

'Không thể để hoa hậu tràn lan mỗi tuần một cuộc thi, cần tinh gọn'

'Không thể để hoa hậu tràn lan mỗi tuần một cuộc thi, cần tinh gọn'

Câu chuyện văn hóa - 10 giờ trước

PGS.TS Bùi Hoài Sơn - Ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội khẳng định cần tinh gọn là để giữ cho vương miện sáng hơn, cho danh xưng hoa hậu Việt Nam thực sự trở thành một niềm tự hào chứ không phải một trò đếm số.

Gia tộc hiếm có ở Việt Nam với 3 NSND, 3 NSƯT, cả mẹ và con gái đều nổi tiếng

Gia tộc hiếm có ở Việt Nam với 3 NSND, 3 NSƯT, cả mẹ và con gái đều nổi tiếng

Giải trí - 21 giờ trước

Gia đình NSƯT Lê Mai là một trong những trường hợp đặc biệt, với ba thế hệ kế tiếp nhau sống và cống hiến cho nghệ thuật.

Top