Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những phương thuốc từ cỏ nhọ nồi

Thứ bảy, 08:11 18/04/2020 | Sống khỏe

Hán liên thảo tên khác cây cỏ mực, cỏ nhọ nồi, hạn liên thảo, mặc hán liên. Hán liên thảo tính hàn, vị ngọt, chua, lợi về các kinh tỳ, vị, có công dụng thanh nhiệt, giải độc, mát huyết, cầm máu, bổ gan thận... dùng tươi hoặc sấy khô.

Theo tài liệu tại Ấn Độ hán liên thảo được dùng trị bệnh gan,vàng da và làm thuốc bổ tổng quát, ăn khó tiêu, choáng váng, chữa đau răng, giúp lành vết thương. Ở nước ta,Viện Dược liệu từng nghiên cứu tác dụng cầm máu và độc tính của hán liên thảo cho thấy cây có khả năng chống lại tác dụng của dicumarin (thuốc chống đông), cầm máu ở tử cung, tăng trương lực tử cung... Vị thuốc này còn được dùng trong điều trị sốt xuất huyết, bệnh nha chu, trị sưng gan, sưng bàng quang, sưng đường tiểu trị mụn nhọt đầu đinh, bó ngoài giúp liền xương... hỗ trợ điều trị ung thư và nhiều bệnh khác.

 Theo tài liệu của Trung Quốc, để chữa ung thư, hán liên thảo được dùng phối hợp với những vị thuốc khác chữa ung thư dạ dày, tử cung, xương, bạch huyết, họng. Trong đó, để chữa ung thư họng, chỉ dùng mỗi vị cỏ mực 50g tươi vắt nước uống hàng ngày hoặc sắc nước uống.

Những phương thuốc từ cỏ nhọ nồi - Ảnh 1.

Hán liên thảo phối hợp với vị thuốc khác chữa viêm tuyến tiền liệt.

Dưới đây là những phương thuốc thường dùng:

Chi huân ẩm (thuốc nhức đầu): Hán liên thảo 10g, đương quy 12g, xuyên khung 10g, thục địa 12g, thanh khao 6g. Sắc uống ngày 1 thang. Chữa huyết hư, nhức đầu.

Giảm phì ẩm (thuốc giảm béo): hán liên thảo 15g, hãm với nước sôi, uống thay trà hằng ngày.

Tiêu khát ẩm (chữa tiểu đường, người gầy mệt mỏi): lư căn tươi 30g, ô mai 5 quả, mạch môn đông 10g, nam sa sâm 10g, ngọc trúc 10g, nữ trinh tử 10g, hán liên thảo 10g. Sắc uống ngày một thang.

Cánh niên an ẩm (thuốc cho phụ nữ mãn kinh: phiền táo, nhức đầu, ngủ không ngon giấc): Hán liên thảo 9g, hồng hoa 9g, hoàng cầm 9g, đương quy 9g, xuyên khung 6g, sinh địa 12g, hoa cúc 9g, bạch thược 12g, ngưu tất 9g, nữ trinh tử 9g, lá dâu 9g. Sắc uống ngày 1 thang.

Thận viêm khang ẩm (chữa viêm cầu thận, viêm thận mạn tính, lưng đau triền miên): Hán liên thảo 30g, tiểu kế 30g, xuyên khung 10g, thục địa 10g, đương quy 10g, xích thược 15g, bạch thược 15g, bồ hoàng 15g. Sắc uống ngày 1 thang.

Dưỡng âm điều kinh thang (thang bổ âm điều kinh): Hán liên thảo 12g, sinh địa 15g, thanh khao 10g, nguyên sâm 10g, bạch thược 10g, đan sâm 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Lợi trọc thang (chữa viêm tuyến tiền liệt): Hán liên thảo 15g, câu kỷ tử 15g, thục địa 15g, ích trí nhân 10g, thỏ ty tử 12g, đảng sâm 15g, hoàng kỳ 15g, tỏa dương 10g, nữ trinh tử 12g, thổ phục linh 24g, đương quy 6g, vương bất lưu hành 10g. Sắc uống ngày 1 thang.

Ích khí cố thận thang (thang ích khí bổ thận, chữa xuất huyết tử cung): Hán liên thảo 30g, hoàng kỳ 60g, bạch thược 15g, thục địa 15g, sinh địa 15g, kinh giới sao 10g, nữ trinh tử 15g, thăng ma 6g, phúc bồn tử 15g. Sắc uống ngày một thang.

Chú ý: người viêm đại tràng mạn tính, đại tiện lỏng, sôi bụng không nên dùng hán liên thảo. Hán liên thảo không gây giãn mạch, không hạ huyết áp, nhưng có thể gây sẩy thai.

Theo BS. Hồng Hải/SKĐS

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 lý do nên tránh ăn cơm vào bữa tối muộn

5 lý do nên tránh ăn cơm vào bữa tối muộn

Sống khỏe - 2 giờ trước

Mặc dù gạo cung cấp năng lượng và các chất dinh dưỡng thiết yếu, nhưng ăn cơm quá muộn trong ngày có thể dẫn đến một số vấn đề sức khỏe.

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông 61 tuổi ở Hà Nội nhập viện vì viêm gan cấp thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 15 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được chẩn đoán viêm gan cấp tính do rượu cho biết có tiền sử uống rượu bia thường xuyên nhiều năm nay.

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu

Y tế - 17 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

7 biến chứng do thiếu sắt

7 biến chứng do thiếu sắt

Sống khỏe - 18 giờ trước

Thiếu sắt có thể âm thầm ảnh hưởng đến nhiều chức năng của cơ thể. Nếu không có đủ sắt, sẽ gây thiếu máu thiếu sắt, năng lượng thấp, giảm khả năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể theo thời gian.

7 cách để tăng cường số bước chân, giúp đi bộ hiệu quả hơn

7 cách để tăng cường số bước chân, giúp đi bộ hiệu quả hơn

Sống khỏe - 20 giờ trước

Đối với người thích đi bộ để rèn luyện sức khỏe, cần phải biết cách để làm cho nó hiệu quả hơn nữa. Thực hiện một số điều đơn giản khi đi bộ có thể biến một cuộc đi dạo thành một bài tập đốt cháy calo tốt…

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?

Người bệnh tiểu đường cần làm gì để giảm và ổn định đường huyết?

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường cần chọn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp để ổn định và kiểm soát đường huyết, làm chậm các nguy cơ biến chứng.

Những lý do để chọn ăn mỡ lợn

Những lý do để chọn ăn mỡ lợn

Sống khỏe - 23 giờ trước

Ngày nay, nhiều người tránh xa việc ăn mỡ lợn vì nó có tiếng xấu là làm tắc nghẽn động mạch, làm tăng cholesterol và gây ra bệnh tim… Tuy nhiên, mỡ lợn có một số lợi ích sức khỏe nếu ăn đúng cách và đúng lượng.

10 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi kết hợp chuối với sữa

10 lợi ích sức khỏe bất ngờ khi kết hợp chuối với sữa

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bộ đôi năng động chuối và sữa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu, mang lại lợi ích sức khỏe đáng ngạc nhiên, từ tăng cường năng lượng đến thúc đẩy xương chắc khỏe. Tìm hiểu 10 lợi ích sức khỏe của sự kết hợp chuối với sữa.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở
Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà

Y tế - 1 ngày trước

Phương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận

Can thiệp hẹp cầu nối AVF 'cứu cánh' cho người bệnh suy thận

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Kỹ thuật can thiệp tái thông tổn thương hẹp, tắc cầu nối động tĩnh mạch ít xâm lấn này giúp duy trì chức năng cầu nối AVF, đảm bảo hiệu quả lọc máu và nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.

Top