Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những quan niệm sai lầm về ung thư

Thứ bảy, 09:39 11/05/2019 | Y tế

"Ung thư không chữa khỏi, không được đụng dao kéo, không được bổ sung các chất dinh dưỡng", đều là những lầm tưởng.

Ung thư đang có xu hướng phát triển nhanh trên thế giới. Việt Nam là nước nằm trong nhóm có tỷ lệ người mắc bệnh cao với hơn 300.000 người mắc bệnh, gần 165.000 ca mắc mới và 115.000 bệnh nhân chết mỗi năm.

"Nhiệm vụ chống bệnh ung thư của Việt Nam đang rất nặng nề", Giám đốc Bệnh viện K Trần Văn Thuấn phát biểu gần đây. Ngoài công tác điều trị, các bác sĩ còn tăng cường hiểu biết cho người dân, tránh truyền tai những quan niệm sai lầm gây nguy hiểm cho người bệnh.

Thủ phạm gây ung thư

Theo giáo sư Nguyễn Bá Đức, nguyên Giám đốc Bệnh viện K (Hà Nội), phần lớn bệnh ung thư là do môi trường sống, lối sống không hợp vệ sinh gây ra. Ung thư không phải do một nguyên nhân mà có rất nhiều nguyên nhân tùy theo mỗi loại. Hút thuốc và chế độ dinh dưỡng không hợp lý là hai nguyên nhân gây ra nhiều loại ung thư nhất.

Hút thuốc lá là nguyên nhân của 30% loại ung thư như ung thư phổi, thanh quản, bàng quang, dạ dày... Trong khói thuốc không chỉ có chất nicotine ảnh hưởng đến hệ tim mạch mà còn trên 40 loại hóa chất khác nhau gây ung thư.

Các chất bảo quản, nhuộm màu thực phẩm có nguồn gốc hóa học, chất trung gian chuyển hóa và sinh ra từ thực phẩm bị nấm mốc, lên men gây ra nhiều loại ung thư đường tiêu hóa như dạ dày, gan, đại tràng... Gạo và lạc dễ bị nấm mốc aspergillus flavus xâm nhiễm và tiết ra chất độc aflatoxin gây ung thư gan nguyên phát.

Rượu bia là nguyên nhân gây ung thư miệng, họng, thanh quản, vú... Tỷ lệ mắc ung thư gan ở nam giới cao thứ ba sau ung thư phổi và dạ dày, nguyên nhân chính là do xơ gan vì sử dụng rượu bia quá mức.

Ung thư là bản án tử hình

Ở các nước có nền y tế phát triển, 50% bệnh nhân ung thư chữa khỏi bệnh nhờ phát hiện sớm. Ở nước ta, tỷ lệ chữa khỏi thấp bởi 80% người bệnh được phát hiện muộn. Nhiều người tin vào cách chữa phản khoa học, lang băm, mê tín dị đoan..., đến khi bệnh nặng quá mới tới bệnh viện thì đã chậm.

Bệnh ung thư nguy hiểm nhưng nhưng 1/3 có thể phòng ngừa, 1/3 chữa khỏi ở giai đoạn sớm, 1/3 kéo dài cuộc sống ở giai đoạn muộn.

Bị ung thư không được mổ

Thạc sĩ, bác sĩ Thân Văn Thịnh, Phó khoa Khám bệnh, Bệnh viện Ung bướu Hà Nội, cho biết nhiều bệnh nhân cho rằng cứ "đụng dao kéo" sẽ chết sớm. Song, phẫu thuật vẫn là một trong những phương pháp điều trị quan trọng nhất trong đa số bệnh ung thư còn chỉ định.

Phẫu thuật chia làm 2 loại là phẫu thuật giảm nhẹ triệu chứng (palliative) và phẫu thuật triệt căn. Phẫu thuật triệt căn thực hiện ở giai đoạn bệnh phát hiện sớm, cắt bỏ khối u và nạo vét hạch. Phẫu thuật giảm nhẹ thường diễn ra khi bệnh nhân ở giai đoạn muộn, tế bào ung thư đã di căn. Khi đó, người bệnh không còn khả năng phẫu thuật triệt căn mà mục đích chính là giảm chèn ép và tránh sùi loét nhiễm trùng.

Do đó, phẫu thuật lúc này giúp cải thiện chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, giảm đau đớn hoặc kéo dài sự sống cho người bệnh.

Ca phẫu thuật cho bệnh nhân mắc 3 bệnh ung thư ở Bệnh viện Bãi Cháy, Quảng Ninh tháng 1/2019. Ảnh: Bệnh viện cung cấp
Ca phẫu thuật cho bệnh nhân mắc 3 bệnh ung thư ở Bệnh viện Bãi Cháy, Quảng Ninh tháng 1/2019. Ảnh: Bệnh viện cung cấp

Không bồi dưỡng quá mức

Nhiều người cho rằng, bệnh nhân ung thư chỉ nên bồi dưỡng trong giai đoạn điều trị xạ trị, truyền hóa chất... còn sau đó chỉ nên ăn gạo lứt, muối vừng để không nuôi dưỡng khối u, nhằm làm khối u teo dần. Nhiều người còn không uống sữa, ăn thịt, trứng mà chỉ ăn chay... Sai lầm này khiến bệnh nhân suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến quá trình điều trị, rút ngắn thời gian sống đồng thời làm tăng tỷ lệ biến chứng, nhiễm trùng và dẫn đến tình trạng tử vong.

Theo các bác sĩ, chế độ ăn uống cần đầy đủ và cân đối gồm rau, hoa quả, sữa chua, tránh thực phẩm giàu đạm, đường, lipid, kiêng đồ cay, nóng, chất kích thích trước, trong và sau quá trình điều trị. Nhờ vậy người bệnh nâng cao thể lực, đủ sức theo hết liệu trình điều trị và giảm tác dụng phụ không mong muốn.

Theo VnExpress

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 11 giờ trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Y tế - 3 ngày trước

Máy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Y tế - 3 ngày trước

Khi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi

Sống khỏe - 4 ngày trước

Bố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép

Sống khỏe - 4 ngày trước

Sau 19 năm thực hiện, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Việt Nam đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng, phát triển mạng lưới gồm 27 cơ sở đủ năng lực kỹ thuật, từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật ghép phức tạp như ghép tim – gan đồng thời, khí quản, phổi…

Người đàn ông 43 tuổi bị chém rách mông do làm điều này khi điều khiển fly-cram phun thuốc trừ sâu

Người đàn ông 43 tuổi bị chém rách mông do làm điều này khi điều khiển fly-cram phun thuốc trừ sâu

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Mới đây, các bác sĩ khoa Phẫu thuật chấn thương chỉnh hình, Bệnh viện E đã tiếp nhận và điều trị cho một trường hợp người bệnh nam (43 tuổi, ở Hà Nội) bị mất máu nhiều do bị chém rách sâu vùng mông.

Phát hiện 10 ca nghi ngờ ung thư chỉ trong 2 ngày khám sàng lọc miễn phí

Phát hiện 10 ca nghi ngờ ung thư chỉ trong 2 ngày khám sàng lọc miễn phí

Y tế - 4 ngày trước

Trong 100 phụ nữ đến khám sàng lọc ung thư vú miễn phí 2 ngày đầu tuần này, các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Trung ương phát hiện 10 ca nghi ngờ.

Top