Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp
Khi nhịp sống bận rộn và chế độ ăn uống không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vitamin tổng hợp (multivitamin) ngày càng trở nên phổ biến như một lựa chọn tiện lợi để bổ sung vi chất cho cơ thể. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc sử dụng vitamin tổng hợp không đúng cách có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.
Vitamin tổng hợp là chế phẩm chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau, được bào chế dưới dạng viên nén, viên nang, sủi, kẹo dẻo hoặc dung dịch. Mục tiêu là hỗ trợ bù đắp những thiếu hụt vi chất từ chế độ ăn. Tuy nhiên, vitamin tổng hợp không thay thế được thực phẩm và càng không phải là giải pháp giúp cải thiện sức khỏe toàn diện trong mọi trường hợp.
1. Nguy cơ quá liều nếu dùng không kiểm soát vitamin tổng hợp
Nhiều người có tâm lý "càng nhiều càng tốt" khi sử dụng vitamin. Thực tế, điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt với các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K – vốn có khả năng tích lũy trong cơ thể.
Theo đó, vitamin A liều cao có thể gây buồn nôn, chóng mặt, tổn thương gan, dị tật thai nhi nếu dùng sai cách trong thai kỳ. Vitamin D dùng liều cao kéo dài có thể dẫn đến tăng calci máu, rối loạn nhịp tim, hình thành sỏi thận. Ngay cả vitamin C hay vitamin nhóm B nếu uống liều lớn cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa, đau đầu hoặc ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc điều trị.

Vitamin tổng hợp ngày càng trở nên phổ biến như một lựa chọn tiện lợi để bổ sung vi chất cho cơ thể.
2. Không phải ai cũng cần bổ sung vitamin tổng hợp
Không phải tất cả mọi người đều cần uống multivitamin mỗi ngày. Nếu bạn có chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ rau củ, trái cây, đạm, ngũ cốc... thì việc bổ sung thêm vitamin là không cần thiết và có thể gây dư thừa. Ngoài ra, một số đối tượng cần đặc biệt thận trọng như:
- Người có bệnh gan, thận hoặc các bệnh mạn tính.
- Phụ nữ mang thai (chỉ nên dùng vitamin chuyên biệt cho thai kỳ).
- Trẻ nhỏ và người cao tuổi (cần được chỉ định liều phù hợp).
3. Nguy cơ tương tác thuốc
Nhiều thành phần trong vitamin tổng hợp có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc đang sử dụng, ví dụ:
- Vitamin K làm giảm tác dụng của thuốc chống đông máu như warfarin.
- Canxi, sắt, magiê có thể cản trở hấp thu kháng sinh hoặc thuốc tuyến giáp.
- Vitamin B6 liều cao có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc điều trị Parkinson...
Vì vậy, người đang điều trị bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thêm bất kỳ loại multivitamin nào.

Sử dụng vitamin tổng hợp không đúng cách có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.
4. Lạm dụng thay cho chế độ ăn uống lành mạnh
Nhiều người có xu hướng ỷ lại vào viên uống vitamin tổng hợp, trong khi lại duy trì chế độ ăn nghèo dinh dưỡng, thiếu rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Điều này là sai lầm lớn, bởi vì thực phẩm tự nhiên không chỉ cung cấp vitamin mà còn có chất xơ, enzyme và nhiều hợp chất thực vật có lợi mà viên uống không thể thay thế.
Vitamin tổng hợp chỉ nên là hỗ trợ tạm thời, không phải giải pháp lâu dài cho một chế độ ăn kém lành mạnh.
5. Lời khuyên khi sử dụng vitamin tổng hợp
- Chỉ dùng khi có chỉ định hoặc thực sự có dấu hiệu thiếu vi chất (qua khám và xét nghiệm).
- Không nên dùng cùng lúc nhiều loại vitamin hoặc thực phẩm chức năng có thành phần trùng lặp.
- Tránh dùng vitamin tổng hợp khi đang sốt, tiêu chảy cấp hoặc có bệnh lý cấp tính mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
- Ưu tiên bổ sung vi chất qua thực phẩm tự nhiên, đa dạng và tươi sạch.
Vitamin tổng hợp có thể mang lại lợi ích trong một số trường hợp nhất định, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu dùng sai cách. Cần hiểu rằng đây không phải "thuốc bổ" dùng đại trà, mà là sản phẩm nên cá nhân hóa theo nhu cầu, độ tuổi và tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi người.
ThS. Nguyễn Mạnh Hùng

Người đàn ông 59 tuổi ở Phú Thọ bị sét đánh toàn thân tím tái, ngừng tuần hoàn
Y tế - 59 phút trướcGĐXH - Khoảng 30 phút trước khi nhập viện, người bệnh đi làm ngoài đồng thì bất ngờ bị sét đánh và bất tỉnh tại chỗ.

5 lưu ý khi chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết tại nhà an toàn và hiệu quả
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Cần lưu ý, có những người bị sốt xuất huyết không có triệu chứng rõ ràng, đến viện muộn khi đã sốc, suy đa tạng... có thể dẫn đến tử vong.

Liên tiếp 2 người đàn ông bị đột quỵ nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 8 giờ trướcGĐXH - Cả 2 bệnh nhân đột quỵ đều có dấu hiệu tương tự như: đột ngột xuất hiện đau đầu, chóng mặt, nôn ói, yếu nửa người trái, nói khó...

Những kháng sinh nào không nên uống cùng vitamin C?
Y tế - 8 giờ trướcVitamin C là một vitamin thiết yếu với nhiều lợi ích cho sức khỏe, nhưng nó có thể tương tác bất lợi với một số loại kháng sinh...

3 loại thực phẩm giàu chất xơ giúp giảm căng thẳng hiệu quả
Sống khỏe - 9 giờ trướcChế độ ăn bổ sung thêm 3 loại thực phẩm giàu chất xơ này có thể giúp giảm mức độ căng thẳng hiệu quả, không chỉ vì chúng chứa chất dinh dưỡng lành mạnh mà còn hỗ trợ sự phát triển của các loại vi khuẩn đường ruột có lợi.

Sốt xuất huyết đã không còn theo chu kỳ, chuyên gia cảnh báo không thể chủ quan
Sống khỏe - 20 giờ trướcSKĐS - Sốt xuất huyết Dengue đang có xu hướng gia tăng và diễn biến khó lường, đòi hỏi sự chung tay của toàn xã hội để chủ động phòng ngừa, giảm thiểu biến chứng và hướng tới mục tiêu không còn ca tử vong vào năm 2030 của Tổ chức Y tế thế giới.

Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng nội soi cắt nang ống mật chủ lớn cho bệnh nhi 10 tuổi
Sống khỏe - 20 giờ trướcBệnh viện Trẻ em thành phố Hải Phòng tiếp nhận ca bệnh nhi 10 tuổi bị nang ống mật chủ kích thước lớn và phẫu thuật nội soi thành công, tránh biến chứng nguy hiểm cho trẻ.

Bất ngờ loại rau mùa hè tốt cho người bị tiểu buốt, ổn định đường huyết, người Việt nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 22 giờ trướcGĐXH - Rau sam được ví như "kháng sinh tự nhiên" giúp thanh lọc cơ thể, đặc biệt là với các tình trạng đau do tiêu hóa hay các bệnh liên quan đến đường tiết niệu...

Bộ Y tế quy định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp lĩnh vực bà mẹ và trẻ em
Y tế - 1 ngày trướcThứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Tri Thức vừa ký ban hành Thông tư của Bộ Y tế quy định về phân định thẩm quyền của chính quyền địa phương 2 cấp trong lĩnh vực bà mẹ và trẻ em.

Người đàn ông 35 tuổi bị loét thực quản vì mắc sai lầm này khi uống thuốc
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Khi uống thuốc, anh chỉ uống một ngụm nước nhỏ rồi vội vã nằm xuống ngủ. Các bác sĩ phát hiện anh bị loét thực quản do thuốc lưu lại lâu ngày trong thực quản.

Những dấu hiệu ở lưỡi cảnh báo vấn đề sức khỏe đáng lo ngại mà nhiều người bỏ qua
Sống khỏeGĐXH - Lưỡi – cơ quan tưởng chừng đơn giản chỉ giúp ta cảm nhận vị giác lại là “tấm gương” phản chiếu sức khỏe tổng thể của cơ thể. Thế nhưng, không ít người chỉ chú ý đến răng miệng mà bỏ qua những thay đổi ở lưỡi, dù đó có thể là tín hiệu sớm của nhiều bệnh lý đáng lo ngại.