Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những thói quen này sẽ khiến đôi chân - "trái tim thứ hai" của cơ thể bạn tổn hại nghiêm trọng!

Thứ bảy, 07:00 09/12/2017 | Sống khỏe

Một số thói quen gây hại đôi chân được chỉ ra dưới đây cần được khắc phục càng sớm càng tốt nếu bạn không muốn giết chết "trái tim thứ hai" của cơ thể.

Đôi chân là bộ phận vô cùng quan trọng trên cơ thể chúng ta, thậm chí được ví là "trái tim thứ hai" của mỗi người. Đôi chân giúp nâng đỡ cơ thể, di chuyển và là bộ phận luôn phải vận động mỗi ngày để học tập, làm việc… Do đó việc gìn giữ sức khỏe đôi chân là nhiệm vụ vô cùng quan trọng.


Đôi chân là bộ phận vô cùng quan trọng trên cơ thể chúng ta, thậm chí được ví là trái tim thứ hai của mỗi người.

Đôi chân là bộ phận vô cùng quan trọng trên cơ thể chúng ta, thậm chí được ví là "trái tim thứ hai" của mỗi người.

Theo lương y Bùi Hồng Minh (Phó Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), lòng bàn chân có nhiều dây thần kinh kết nối đến các bộ phận khác nhau trong cơ thể. "Nguyên nhân là ở bàn chân có gan bàn chân. Lá gan bàn chân rất quan trọng. Lá gan này có khỏe mạnh thì cơ thể chúng ta mới khỏe mạnh và ngược lại. Đó là lý do vì sao người ta nói chỉ cần massage bàn chân là không cần xoa bóp, bấm huyệt tại những khu vực khác trên cơ thể nhưng vẫn đem lại hiệu quả chữa bệnh nhất định", lương y Bùi Hồng Minh nói.

Theo ông, mỗi cơ quan trong cơ thể con người đều có những vùng đại diện ở hai bên chân. Bàn chân trái ứng với nửa người bên trái, bao gồm mắt trái, nửa đầu trái, thận trái, hậu môn, tim…, bàn chân phải tương ứng với nửa người bên phải, bao gồm mắt phải, thận phải, gan, mật, ruột thừa… Do đó, khi tác động đến gan bàn chân mỗi bên đồng nghĩa với việc tác động đến những bộ phận tương ứng của khu vực đó.


Mỗi cơ quan trong cơ thể con người đều có những vùng đại diện ở hai bên chân.

Mỗi cơ quan trong cơ thể con người đều có những vùng đại diện ở hai bên chân.

Trong Y học cổ truyền, bàn chân có mối liên hệ vô cùng mật thiết với lục phủ ngũ tạng. Ví dụ như mu ngón chân út có liên quan đến bàng quang, mu ngón chân thứ hai liên quan đến dạ dày, ngón chân thứ tư liên quan đến gan, ngón chân cái liên quan đến gan và tì, lòng bàn chân đặc biệt có mối liên hệ với sức khỏe của thận.

Do đó, việc chăm sóc sức khỏe đôi chân là nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Nhất là vào mùa đông, đôi chân bạn cần được chăm sóc, massage thường xuyên và cẩn thận. Một số thói quen gây hại đôi chân được chỉ ra dưới đây cần được khắc phục càng sớm càng tốt nếu bạn không muốn giết chết "trái tim thứ hai" của cơ thể:

Xỏ tất khi đi ngủ

Nhiều người có đôi chân luôn lạnh giá trong mùa đông thường xỏ tất ngay cả khi đã leo lên giường ngủ. Theo lương y Bùi Hồng Minh, đây là thói quen gây hại đôi chân của bạn vào mùa đông vô cùng phổ biến. Khi xỏ tất đi ngủ sẽ làm đôi chân bị bí hơi, đôi chân kém thông thoáng, mồ hôi không thể thoát ra ngoài được, về lâu dài có thể gây ra bệnh tháp khớp.


Nhiều người có đôi chân luôn lạnh giá trong mùa đông thường xỏ tất ngay cả khi đã leo lên giường ngủ.

Nhiều người có đôi chân luôn lạnh giá trong mùa đông thường xỏ tất ngay cả khi đã leo lên giường ngủ.

Giải pháp: Dũng cảm bỏ tất trước khi leo lên giường đi ngủ. Khi được ủ ấm trong chăn một lúc, đôi chân bạn sẽ ấm lên rất nhanh, do đó hãy cố gắng vài phút đầu khi bỏ tất ra khỏi đôi chân nhé! Vào buổi sáng trước khi ra khỏi giường, bạn có thể để sẵn tất mới ở đầu giường từ đêm hôm trước để mang vào chân trước khi leo xuống giường.

Để chân lạnh vào mùa đông

Thói quen không đi tất vào mùa đông dẫn đến chân luôn bị lạnh vô cùng nguy hiểm. Theo lương y Vũ Quốc Trung (Phòng Chẩn trị Y học Cổ truyền, Hội Đông y Việt Nam), khi vào mùa đông, tay chân dễ bị nhiễm lạnh dẫn đến tê cứng do việc tiếp xúc trực tiếp với không khí lạnh. Việc không sử dụng găng tay, tất chân khi trời trở lạnh khiến chân dễ gặp phải các hiện tượng đau nhức xương khớp, nhức buốt chân, đi lại khó khăn…


Ngay cả khi bạn ủ ấm chân trong chăn ấm mà vẫn bị lạnh thì cực nguy hiểm.

Ngay cả khi bạn ủ ấm chân trong chăn ấm mà vẫn bị lạnh thì cực nguy hiểm.

Đặc biệt là ngay cả khi bạn ủ ấm chân trong chăn ấm mà vẫn bị lạnh. Lương y Vũ Quốc Trung nhấn mạnh: "Nguyên nhân là do khí huyết không được lưu thông trong cơ thể".

Giải pháp: Luôn phải che chắn cẩn thận tay, chân, mang tất ấm khi trời trở lạnh. Khi gặp tình trạng chân tay bị lạnh khi vừa tiếp xúc với thời tiết giá buốt, việc đầu tiên là phải massge tay chân liên tục để "tăng nhiệt" giúp giãn nở khí huyết. Người bị lạnh ngay cả khi ủ ấm nên uống trà gừng, nước gừng để khắc phục hiện tượng này.

Đi giầy quá chật

Đây là một trong những thói quen gây hại đôi chân mà nhiều người gặp phải vào mùa đông. Vào mùa lạnh, chúng ta thường có thói quen xỏ giày liên tục, không phân biệt độ tuổi, giới tính. Bất kể bạn là ai thì một đôi giày ấm áp vẫn là lựa chọn hoàn hảo khi đông về để giữ ấm đôi chân. Nhưng việc đi giày thường xuyên, liên tục, nhất là xỏ giày quá chật một cách thường xuyên thực sự không tốt cho sức khỏe của bạn.


Vào mùa lạnh, chúng ta thường có thói quen xỏ giày liên tục, không phân biệt độ tuổi, giới tính.

Vào mùa lạnh, chúng ta thường có thói quen xỏ giày liên tục, không phân biệt độ tuổi, giới tính.

Theo PGS.TS.BS Nguyễn Vĩnh Ngọc (Trưởng khoa Cơ Xương Khớp, Bệnh viện Bạch Mai), việc mang giày chật sẽ tạo áp lực lớn lên các xương và khớp ở chân. Điều này vô cùng phổ biến ở chị em phụ nữ, nhất là với chị em phải mang giày cao gót, đi bốt cao thường xuyên sẽ khiến tình trạng này thêm tồi tệ.

Giải pháp: Mang giày phù hợp với kích cỡ chân của bạn, không nên ép đôi chân vào một đôi giày có cỡ nhỏ hơn vì vào mùa đông, giày là vật dụng không thể thiếu, được sử dụng thường xuyên, thậm chí xỏ mỗi ngày. Ngoài ra, bạn cũng không nên lạm dụng giày cao gót vì có thể gây nhiều tác động xấu lên xương khớp ở đây.


Ngay cả khi chân bạn không gặp các vấn đề trên vẫn nên dùng nước ấm ngâm chân để thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp cơ thể ấm lên.

Ngay cả khi chân bạn không gặp các vấn đề trên vẫn nên dùng nước ấm ngâm chân để thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp cơ thể ấm lên.

Các chuyên gia cùng khuyến cáo, ngay cả khi chân bạn không gặp các vấn đề trên vẫn nên dùng nước ấm ngâm chân để thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp cơ thể ấm lên. Mỗi ngày 20 phút ngâm chân với nước ở nhiệt độ khoảng 42℃ là tốt nhất, đồng thời có thể massage huyệt Thông Tuyền ở lòng bàn chân, có tác dụng điều chỉnh kinh mạch ngũ tạng được thông thuận. Ngoài ra, đừng quên luôn mang tất chân để giữ ấm tốt nhất.

Theo Trí thức trẻ

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phẫu thuật thành công ca phì đại tuyến tiền liệt bằng liệu pháp hơi nước, bảo tồn chức năng sinh lý

Phẫu thuật thành công ca phì đại tuyến tiền liệt bằng liệu pháp hơi nước, bảo tồn chức năng sinh lý

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân nhập viện với các triệu chứng rối loạn tiểu tiện kéo dài, tiểu khó. Đã từng được điều trị bằng nội khoa không hiệu quả, bệnh nhân được các bác sĩ sử dụng liệu pháp hơi nước chữa trị.

Quan niệm người bị u tuyến giáp phải tuyệt đối kiêng ăn rau họ cải, bác sĩ nói gì?

Quan niệm người bị u tuyến giáp phải tuyệt đối kiêng ăn rau họ cải, bác sĩ nói gì?

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

Người mắc bệnh u tuyến giáp thường truyền tai nhau là phải tuyệt đối tránh xa những loại rau thuộc họ cải. Điều này có đúng không?

Nắng nóng, 3 việc người bệnh tiểu đường nên làm để ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng

Nắng nóng, 3 việc người bệnh tiểu đường nên làm để ổn định đường huyết, phòng ngừa biến chứng

Bệnh thường gặp - 2 giờ trước

GĐXH - Nhiệt độ tác động phần nào đến việc kiểm soát đường huyết của người bệnh tiểu đường. Vì vậy, cần kiểm tra đường huyết thường xuyên, tham khảo bác sĩ để điều chỉnh liều lượng insulin và chế độ ăn uống hợp lý.

Người phụ nữ 73 tuổi nhập viện trong tình trạng đau đớn, tổn thương da nặng do sai lầm trong điều trị zona thần kinh nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 73 tuổi nhập viện trong tình trạng đau đớn, tổn thương da nặng do sai lầm trong điều trị zona thần kinh nhiều người Việt mắc phải

Sống khỏe - 2 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, zona thần kinh là bệnh lý phổ biến ở người cao tuổi, đặc biệt những người có bệnh nền hoặc suy giảm miễn dịch. Nếu không được điều trị đúng cách, bệnh dễ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Ca sinh mổ hiếm gặp với tỉ lệ chỉ 1/80.000 ca

Ca sinh mổ hiếm gặp với tỉ lệ chỉ 1/80.000 ca

Y tế - 13 giờ trước

Em bé chào đời vẫn nằm nguyên vẹn trong túi ối, hiện tượng dân gian gọi là "đẻ bọc điều". Bé sinh ra trong bọc dễ bị ngạt nên người xưa cho rằng, nếu sống sót cuộc đời sẽ gặp nhiều may mắn, giàu sang.

Tập luyện thế nào giúp sĩ tử khỏe mạnh trong mùa thi?

Tập luyện thế nào giúp sĩ tử khỏe mạnh trong mùa thi?

Sống khỏe - 17 giờ trước

Vận động hợp lý không làm mất thời gian ôn tập mà ngược lại, giúp sĩ tử tăng cường thể chất, cải thiện tinh thần và học tập hiệu quả hơn.

Người đàn ông ở Quảng Ninh bị vỡ phình động mạch chủ bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông ở Quảng Ninh bị vỡ phình động mạch chủ bụng từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 17 giờ trước

GĐXH - Trước khi nhập viện vì bị vỡ phình động mạch chủ bụng, bệnh nhân xuất hiện đau bụng quanh rốn, đau lan ra sau lưng, mệt mỏi nhiều, choáng váng...

Bất ngờ 7 nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối, phụ nữ U50 cần cảnh giác

Bất ngờ 7 nguyên nhân gây thoái hóa khớp gối, phụ nữ U50 cần cảnh giác

Bệnh thường gặp - 22 giờ trước

GĐXH - Thoái hóa khớp gối là bệnh lý tiến triển từ từ nhưng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị sớm

Các biện pháp kiểm soát nguy cơ tăng huyết áp mùa hè

Các biện pháp kiểm soát nguy cơ tăng huyết áp mùa hè

Bệnh thường gặp - 23 giờ trước

Khi nhiệt độ tăng cao vào mùa hè sẽ làm cơ thể mất nhiều nước, dẫn tới tình trạng máu cô đặc. Đặc biệt là sự thay đổi đột ngột giữa phòng điều hòa với thời tiết bên ngoài, sự thay đổi đột ngột từ nóng sang lạnh khiến máu đang giãn nở lập tức co lại dẫn đến tăng huyết áp

Vitamin C dạng sủi dùng sao cho đúng?

Vitamin C dạng sủi dùng sao cho đúng?

Sống khỏe - 1 ngày trước

Vitamin C dạng sủi là một dạng bổ sung dễ sử dụng, hấp thu tốt. Tuy nhiên, việc sử dụng cần tuân thủ liều lượng phù hợp, đồng thời tránh tâm lý lạm dụng 'càng nhiều càng tốt'...

Top