Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những trường hợp nào không trưng cầu ý dân?

Thứ sáu, 10:00 29/05/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Ngày 28/5, Luật Trưng cầu ý dân được trình trước Quốc hội. Theo Hội Luật gia Việt Nam - cơ quan soạn thảo dự luật - Luật Trưng cầu ý dân là một phương thức để người dân trực tiếp thể hiện ý chí và quyền lực của mình đối với các vấn đề quan trọng của đất nước trong từng thời điểm cụ thể. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp quy định không tổ chức trưng cầu ý dân.

 

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý cho rằng khó quy định cụ thể các vấn đề trưng cầu ý dân trong Luật Trưng cầu dân ý.	Ảnh: TL
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Phan Trung Lý cho rằng khó quy định cụ thể các vấn đề trưng cầu ý dân trong Luật Trưng cầu dân ý. Ảnh: TL

 

Xây dựng Luật vì việc lấy ý kiến dân còn có hạn chế

Về tính cấp thiết khi xây dựng ban hành Luật trên, Hội Luật gia Việt Nam khẳng định là nhằm phát huy dân chủ và quyền làm chủ của nhân dân, mở rộng các hình thức dân chủ trực tiếp. Việc xây dựng Luật Trưng cầu ý dân được xác định trong nhiều văn kiện quan trọng. Văn kiện Đại hội XI Đảng nhấn mạnh “có cơ chế cụ thể để nhân dân thực hiện trên thực tế quyền làm chủ trực tiếp”. Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020, chỉ rõ: “Mở rộng các hình thức dân chủ trực tiếp để người dân tham gia vào công việc của Nhà nước; ban hành Luật về trưng cầu ý dân”. Việc ban hành Luật Trưng cầu ý dân là cần thiết để kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, cụ thể hóa các quy định của Hiến pháp năm 2013 và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam.

Theo cơ quan soạn thảo từ khi thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1945) đến nay, việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với các chủ trương, chính sách, pháp luật trước khi ban hành đã được triển khai; việc tham vấn chuyên gia và thực hiện phản biện xã hội cũng đã được mở rộng; việc công khai các dự thảo văn bản luật và chính sách được coi là nguyên tắc ban hành văn bản quy phạm pháp luật và hoạch định chính sách. Tuy nhiên, kết quả của các hoạt động lấy ý kiến nhân dân, để nhân dân quyết định trực tiếp đối với những vấn đề trọng đại về quốc kế dân sinh cũng còn nhiều hạn chế, một trong những nguyên nhân là cho đến nay nước ta vẫn chưa có thể chế pháp lý rõ ràng về trưng cầu ý dân, mặc dù trưng cầu ý dân luôn là một quy định pháp lý hiến định.

Dự thảo Luật quy định cử tri trong trưng cầu ý dân như cử tri trong cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp. Cụ thể là “Công dân nước CHXHCN Việt Nam, không phân biệt dân tộc, giới tính, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn, nghề nghiệp, nơi cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên tính đến ngày bỏ phiếu trưng cầu ý dân, có đủ năng lực hành vi dân sự, trừ những người được quy định tại khoản 1, 2 Điều 27 của Luật này, có quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân”.

Ba trường hợp không trưng cầu ý dân

Dự thảo quy định cụ thể việc không tổ chức trưng cầu ý dân trong những trường hợp, gồm: Đề nghị trưng cầu ý dân về cùng một vấn đề mà kết quả trưng cầu ý dân về vấn đề đó được công bố chưa đủ hai mươi bốn tháng; Trong thời gian có chiến tranh hoặc có ban bố tình trạng khẩn cấp; trong thời gian sáu tháng kể từ ngày chiến tranh chấm dứt hoặc việc ban bố tình trạng khẩn cấp đã được bãi bỏ. Về vấn đề này, hiện vẫn còn nhiều ý kiến khác  nhau, đa số ý kiến cho rằng nên quy định cụ thể các trường hợp, hoàn cảnh không tổ chức trưng cầu ý dân để tránh trường hợp tổ chức trưng cầu ý dân vào những hoàn cảnh không phù hợp, không đảm bảo việc tổ chức trưng cầu ý dân được thành công. Số ý kiến còn lại thì đưa ra quan điểm không cần quy định, bởi việc trưng cầu ý dân do Quốc hội quyết định, tùy từng thời điểm, hoàn cảnh cụ thể Quốc hội sẽ xem xét việc tổ chức hay không tổ chức trưng cầu ý dân.

Về các vấn đề cần trưng cầu ý dân cũng đang tồn tại 2 luồng ý kiến chính: Vì Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam năm 2013 điều 70, quy định Quốc hội quyết định trưng cầu ý dân và khoản 4 điều 120, quy định việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định. Luồng thứ nhất gồm đa số ý kiến đề nghị chỉ nên quy định khái quát về những vấn đề được đề nghị Quốc hội quyết định đưa ra trưng cầu ý dân. Bởi vì, vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân là những vấn đề quan trọng của đất nước và việc đưa vấn đề nào ra trưng cầu ý dân thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc hội, nếu quy định quá cụ thể có thể sẽ không bao quát hết được. Luồng thứ hai gồm một số ý kiến khác đề nghị cần phải quy định rõ những vấn đề nào được đưa ra trưng cầu ý dân, nhưng quy định theo cách trong những vấn đề đó thì tùy thuộc Quốc hội xem xét có thể đưa vấn đề nào ra trưng cầu ý dân. Theo quan điểm này, cần phải liệt kê những vấn đề cần đưa ra trưng cầu ý dân.

Ban soạn thảo cho rằng, qua tham khảo có 65 nước không quy định vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân là vấn đề nào, cái đó tùy thuộc vào kiến nghị trưng cầu ý dân của các chủ thể đưa ra kiến nghị, miễn là đáp ứng được những quy định của pháp luật. Một số nước chỉ quy định trưng cầu ý dân bắt buộc đối với Hiến pháp. Một số nước khác thì quy định cụ thể những vấn đề phải trưng cầu ý dân. Ban soạn thảo cho rằng, nếu quy định cụ thể sẽ không thể bao quát hết các vấn đề cần đưa ra trưng cầu ý dân, việc xác định cụ thể những vấn đề nào phải đưa ra trưng cầu ý dân phụ thuộc vào yêu cầu và điều kiện hoàn cảnh tại từng thời điểm nhất định. Vì vậy, dự thảo chỉ quy định khái quát những vấn đề có thể được đưa ra trưng cầu ý dân.

 

Về phạm vi trưng cầu ý dân, dự thảo quy định: “Các cuộc trưng cầu ý dân được thực hiện trên phạm vi cả nước”. Những vấn đề đưa ra trưng cầu ý dân phải là những vấn đề có ý nghĩa ở tầm quốc gia đưa ra để toàn dân quyết định, còn những vấn đề mang tính địa phương hoặc khu vực thì áp dụng hình thức lấy ý kiến nhân dân trước khi cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Minh Anh/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tìm thấy thi thể cuối cùng vụ cháy ở Hưng Yên, thông tin về nhân thân gây xót xa

Tìm thấy thi thể cuối cùng vụ cháy ở Hưng Yên, thông tin về nhân thân gây xót xa

Thời sự - 1 giờ trước

Nạn nhân cuối cùng trong vụ cháy xưởng tái chế phế liệu ở Hưng Yên vừa được lực lượng chức năng tìm thấy.

Triệu tập những kẻ hành hung cô gái tại công viên ở Bắc Ninh

Triệu tập những kẻ hành hung cô gái tại công viên ở Bắc Ninh

Pháp luật - 2 giờ trước

Công an phường Nam Sơn, Bắc Ninh đã triệu tập những người liên quan vụ hành hung một cô gái ở công viên Lãm Làng ngày 28/6.

Thực hiện theo trình tự này, hàng triệu người dân dễ dàng xem quê quán, địa chỉ mới trên VNeID sau sáp nhập

Thực hiện theo trình tự này, hàng triệu người dân dễ dàng xem quê quán, địa chỉ mới trên VNeID sau sáp nhập

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Ngay sau khi việc sáp nhập đơn vị hành chính trên cả nước hoàn tất, ứng dụng định danh điện tử VNeID cũng đã cập nhật lại thông tin cá nhân của từng công dân.

Đang đi cấy lúa, hai vợ chồng ở Hà Nội bị sét đánh ngã quỵ

Đang đi cấy lúa, hai vợ chồng ở Hà Nội bị sét đánh ngã quỵ

Thời sự - 4 giờ trước

Người chồng cho biết khi ông đang cấy lúa, bỗng cảm nhận có nguồn điện mạnh từ tia sét đánh xuống ngay bên cạnh nên choáng váng ngã quỵ xuống ruộng. Một lúc sau định thần lại được, người chồng nhìn sang vợ cũng thấy bà ngã quỵ.

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'

Thời sự - 5 giờ trước

GĐXH - Sáng ngày 1/7, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức kỳ họp thứ Nhất HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền theo quy định. Đây là kỳ họp đầu tiên của HĐND tỉnh Thái Nguyên mới sau khi thực hiện chủ trương hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn theo Nghị quyết của Quốc hội.

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?

Đời sống - 7 giờ trước

GĐXH - Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH, dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2025, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày.

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp

Thời sự - 7 giờ trước

GĐXH - Từ sáng sớm, nhiều người dân ở Hà Nội đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai, xác nhận nơi cư trú, đăng ký xe.

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM

Pháp luật - 8 giờ trước

Cặp vợ chồng chỉ đạo nhân viên sản xuất các sản phẩm giả thương hiệu nước ngoài như: dầu gió con Ó, kem dưỡng ẩm Thái Lan, dầu ông già Thái Lan, dầu lăn Hàn Quốc...

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025

Đời sống - 8 giờ trước

GĐXH - Thêm nhiều trường hợp phải đóng BHXH, bỏ 8 tội danh có khung hình phạt tử hình, mở rộng đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 7/2025.

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?

Thời sự - 10 giờ trước

GĐXH - Ngày 1/7, các xã, phường ở TP Hà Nội chính thức hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Từ sáng sớm, nhiều người dân đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai...

Top