Hà Nội
23°C / 22-25°C

Những vật dụng không thể thiếu cần chuẩn bị khi tham gia hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19

GiadinhNet - Bình đựng nước uống cá nhân, cốc dùng riêng, nhiệt kế cá nhân... là những vật dụng được khuyến cáo cần chuẩn bị trước khi lên đường tham gia chống dịch COVID-19.

Nội dung này được đề cập trong Công văn Bộ Y tế vừa gửi tới các tỉnh, thành phố về hướng dẫn đảm bảo an toàn phòng, chống dịch COVID-19 đối với các lực lượng tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch tại các địa phương.

Các lực lượng được cử tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống bệnh dịch tại các địa phương bao gồm: nhân viên y tế, sinh viên khối ngành sức khỏe, các lực lượng khác: cán bộ y tế nghỉ hưu, giáo viên, thanh niên, tăng ni phật tử/tu sĩ, lái xe,... 

Không cử người mắc bệnh nền, mãn tính tham gia hỗ trợ phòng chống dịch 

Theo Công văn, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành phố triển khai Hướng dẫn; Đảm bảo thực hiện đầy đủ chế độ, chính sách về y tế, lao động - xã hội; Ưu tiên tiêm vaccine cho lực lượng tham gia hỗ trợ công tác phòng, chống dịch COVID-19; Cung cấp đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp, nước uống, thực phẩm đảm bảo dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm.

Những vật dụng không thể thiếu cần chuẩn bị khi tham gia hỗ trợ phòng chống dịch COVID-19 - Ảnh 1.

Các nhân viên y tế tỉnh Thái Bình hỗ trợ TPHCM trong công tác lấy mẫu xét nghiệm cho người dân quận Tân Phú. Ảnh minh hoạ

 Đồng thời, Bộ Y tế đề nghị các địa phương, đơn vị xét nghiệm SARS-CoV-2 cho cán bộ y tế và lực lượng tham gia hỗ trợ trước khi lên đường nhận nhiệm vụ; xét nghiệm định kỳ và xét nghiệm khi lực lượng trên đây kết thúc nhiệm vụ.

Bộ Y tế lưu ý các địa phương, đơn vị cần cử người đủ điều kiện sức khỏe về thể chất, tinh thần; Không mắc các bệnh nền, mạn tính (bệnh gan, thận, tiểu đường, ung thư, tim mạch, béo phì, bệnh đường hô hấp, bệnh suy giảm miễn dịch...); Không cử phụ nữ mang thai hoặc nuôi con nhỏ dưới 24 tháng tuổi.

Không thuộc đối tượng F1 hoặc F2 trong vòng 14 ngày trước ngày làm nhiệm vụ; không có các biểu hiện nghi mắc COVID-19 như ho, sốt, khó thở, đau rát họng…

Không tự ý áp dụng, thực hiện các kỹ thuật, quy trình chuyên môn không đúng theo hướng dẫn Bộ Y tế

Trước khi tham gia hỗ trợ, các lực lượng cần chuẩn bị các trang thiết bị, đồ dùng cá nhân cần thiết đủ cho thời gian đi công tác như bình đựng nước uống cá nhân và cốc uống dùng riêng (đảm bảo vệ sinh); Khăn giấy, quần áo (lựa chọn đồ vải có độ thấm hút tốt để mặc trong đồ bảo hộ), băng vệ sinh (đối với nữ); Kem dưỡng, chống khô da do sử dụng nhiều chế phẩm sát khuẩn tay.

Nhiệt kế cá nhân, nước súc họng, nước muối sinh lý nhỏ mắt, một số thuốc thông thường (hạ sốt giảm đau, rối loạn tiêu hóa, oresol, vitamin C, và các thuốc thường dùng của cá nhân...)... cũng cần được chuẩn bị.   

Trong thời gian công tác, chỉ sử dụng nước uống và thực phẩm được cung cấp đảm bảo dinh dưỡng, an toàn vệ sinh thực phẩm. 

Khi kết thúc ca làm việc/trực và trở về nơi lưu trú, không tiếp xúc với người ngoài phạm vi công việc được phân công. Hạn chế tiếp xúc với những thành viên cùng đoàn công tác và tại nơi lưu trú nếu không cần thiết.

Đối với người được huy động làm việc tại các cơ sở khám chữa bệnh sau mỗi ca làm việc hoặc bất kỳ khi nào tiếp xúc với người nhiễm/nghi nhiễm SARS-CoV-2 (kể cả nhân viên y tế, thành viên cùng đoàn công tác) phải đánh giá và ghi nhận nguy cơ lây nhiễm theo hướng dẫn.

Không tự ý áp dụng, thực hiện các kỹ thuật, quy trình chuyên môn không đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế, các quy định của địa phương, đơn vị khi chưa có ý kiến của Lãnh đạo đoàn công tác và sự đồng ý của địa phương, địa phương đến công tác.

Những người này cũng cần được thực hiện xét nghiệm SARS-CoV-2 định kỳ 3 ngày/lần. 

Cách ly tại nhà 7 ngày sau khi trở về địa phương nếu đã tiêm đủ liều vaccine

Sau khi kết thúc quá trình công tác, ngoài việc được xét nghiệm SARS-CoV-2 trước khi về đơn vị, cần thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số 6386/BYT-MT ngày 6/8 của Bộ Y tế về việc áp dụng biện pháp phòng chống dịch đối với người về từ khu vực có dịch COVID-19 hoặc các văn bản thay thế (nếu có).

Đối với người làm nhiệm vụ có nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với người nhiễm SARS-CoV-2 (điều tra dịch tễ; lấy mẫu xét nghiệm; phục vụ các cơ sở cách ly tập trung; làm việc tại các cơ sở thu dung, điều trị COVID-19; hỗ trợ trạm y tế lưu động cấp thuốc cho người nhiễm SARS-CoV-2,...), nếu đã tiêm đủ liều vaccine hoặc đã khỏi bệnh COVID-19, chỉ cần thực hiện cách ly tại nhà, nơi lưu trú trong 7 ngày kể từ ngày đến/về địa phương. Xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR (2 lần) vào ngày đầu và ngày thứ 7...

Trong trường hợp chưa tiêm hoặc tiêm chưa đủ liều vaccine phòng COVID-19 thì phải cách ly y tế tại nhà, nơi lưu trú 14 ngày và xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng phương pháp RT-PCR (2 lần) vào ngày đầu và ngày thứ 14...

Bộ trưởng Bộ Y tế cho biết đến nay, Bộ Y tế đã huy động tổng lực ngành y tế cho TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh, thành phố phía Nam. Nhân lực Y tế đã huy động trên 16.000 y, bác sỹ và cán bộ y tế hỗ trợ cho khu vực phía Nam.

T.Nguyên

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Y tế - 8 giờ trước

Một nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Y tế - 16 giờ trước

Ba mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này

Y tế - 5 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục

Y tế - 6 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật

Y tế - 1 tuần trước

Máy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm

Y tế - 1 tuần trước

Khi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Top