Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗ lực để nâng cao chất lượng dân số

Thứ sáu, 09:59 15/01/2010 | KHHGĐ

GiadinhNet - Nâng cao chất lượng dân số là một trong những hoạt động trọng tâm trong công tác DS-KHHGĐ của tỉnh Hà Tĩnh.

Các nỗ lực cho hoạt động này được Chi cục DS-KHHGĐ Hà Tĩnh tập trung triển khai qua hai Đề án "Đề án nâng cao chất lượng dân số thông qua tuyên truyền, vận động, phát hiện, can thiệp sớm tật, bệnh ở thai nhi và sơ sinh" (trong đó có 3/5 đơn vị được hưởng thụ dự án là các huyện thuộc vùng biển) và "Đề án can thiệp, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh".

Đem dự án thiết thực đến với người dân

Đây là năm thứ 3 Hà Tĩnh triển khai thực hiện Đề án Sàng lọc giới tính trước sinh và sơ sinh. Đề án được triển khai tại: Hương Sơn, Can Lộc, Kỳ Anh, Nghi Xuân, Thạch Hà, thị xã Hồng Lĩnh và TP Hà Tĩnh. Trong đó, có 3 huyện nằm trong Đề án kiểm soát dân số vùng biển, đảo và ven biển là Kỳ Anh, Thạch Hà, Nghi Xuân.
 

Các bác sỹ Bệnh viện Phụ sản trung ương tập huấn lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh (Ảnh: TL).

Sau 2 năm thực hiện, Đề án đã thu được những kết quả nhất định, đem lại những hy vọng và cơ hội cho nhiều trẻ không may mắc tật, bệnh bẩm sinh được phát hiện, điều trị kịp thời. Các hoạt động tuyên truyền được chú trọng đẩy mạnh, Đề án đã sản xuất, cấp phát 34.000 tờ rơi, tổ chức 84 buổi nói chuyện chuyên đề, thực hiện hơn 2.000 cuộc tư vấn trực tiếp tại nhà, tại trạm và qua điện thoại thu hút hàng nghìn đối tượng tham gia; Tổ chức 19 lớp tập huấn cho 860 lượt cán bộ y tế và các cán bộ chuyên trách dân số về nghiệp vụ y tế trước sinh, sơ sinh và công tác tuyên truyền Đề án. Nhờ làm tốt công tác tuyên truyền và đào tạo tập huấn, đến nay các tuyến y tế từ trạm y tế xã đến bệnh viện huyện, tỉnh trên địa bàn 115 xã, phường của 7 huyện đều đã tiến hành lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh. Hơn 900 mẫu máu gót của trẻ sơ sinh đã được lấy gửi ra TƯ xét nghiệm, trong đó phát hiện 17 ca dương tính và đã đưa các cháu đi điều trị, ban đầu có chuyển biến tốt. Trong thời gian tới, Ban quản lý Đề án sẽ có kế hoạch tổ chức khám lưu động, đưa dịch vụ này đến tận người dân...

Tuy nhiên, trong công tác triển khai Đề án cũng gặp nhiều khó khăn như việc thực hiện các kỹ thuật về khám, siêu âm thai phụ và lấy, bảo quản, vận chuyển mẫu máu xét nghiệm ở trẻ sơ sinh. Đây là những kỹ thuật khó, đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm, thực hiện các thao tác phải hết sức chuẩn xác, dứt khoát. Bên cạnh đó, việc tuyên truyền về Đề án dù đã tiến hành đều đặn, bước đầu đã nâng cao hiểu biết và nhận thức của người dân tuy nhiên vẫn chưa đồng bộ. Nhiều bà mẹ do không nhận thức đầy đủ về lợi ích của việc lấy máu trẻ sơ sinh xét nghiệm để chẩn đoán các tật, bệnh bẩm sinh nên đã không đồng ý cho cán bộ y tế thực hiện; hay rất nhiều bà mẹ sau khi sinh xuất viện quá sớm nên không kịp để thực hiện việc lấy máu...

Để vượt qua những khó khăn và thách thức đó, Ban quản lý Đề án đã xác định tăng cường hơn nữa sự phối hợp chặt chẽ, hỗ trợ thường xuyên về mặt kiến thức, kỹ thuật của Bệnh viện Phụ sản TƯ; nâng cao tinh thần trách nhiệm, ý thức chuyên môn của đội ngũ thực hiện các kỹ thuật tại tuyến cơ sở... để Đề án thực sự thiết thực và đi vào đời sống của người dân.

Giảm thiểu chênh lệch tỉ số giới tính khi sinh

Cùng với việc triển khai Đề án trên, để nâng cao chất lượng dân số, Hà Tĩnh đang song song triển khai "Đề án can thiệp, giảm mất cân bằng giới tính khi sinh".
 

Cấp phát thuốc trong khuôn khổ Chiến dịch cho chị em ở Hà Tĩnh (Ảnh: PV).

Trong mấy năm gần đây, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Hà Tĩnh có chiều hướng tăng cao. Năm 2001, tỷ số này là 112 bé trai/100 bé gái, năm 2007 là 123/100 và 6 tháng đầu năm 2009, tỷ số này vẫn ở mức cao với 117/100. Đặc biệt có một số huyện, thị có tỷ lệ chênh lệch giới tính khi sinh rất cao, đáng báo động như: Hồng Lĩnh, Hương Khê (145/100); Hương Sơn (137/100); Vũ Quang (136/100)...

Với mục tiêu chung là từng bước khống chế tốc độ gia tăng, tiến tới ổn định, cân bằng giới tính khi sinh, ngành Dân số tỉnh Hà Tĩnh sẽ tăng cường cung cấp thông tin về giới và mất cân bằng giới tính khi sinh cho người dân, đặc biệt là những đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ, những người cung cấp dịch vụ siêu âm và dịch vụ nạo phá thai... Trong phạm vi Đề án, Hà Tĩnh sẽ có các chủ trương, chính sách quy định về thực thi và hoàn thiện hệ thống pháp luật về các nội dung liên quan đến giới tính khi sinh; tạo môi trường thuận lợi khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái học tập, được chăm sóc sức khỏe sinh sản, phát triển sản xuất. Đề án được thực hiện trong thời gian 2 năm (2009 - 2010); tại địa bàn của 84 xã thuộc 6 huyện là Hồng Lĩnh, Vũ Quang, Đức Thọ, Hương Sơn, Can Lộc và TP Hà Tĩnh.

Tính đến thời điểm này, Đề án đã tổ chức nhiều cuộc Hội thảo phổ biến về nội dung, ý nghĩa của Đề án; tập huấn phổ biến văn bản nghiêm cấm lựa chọn giới tính khi sinh cho lãnh đạo, cán bộ trực tiếp cung cấp dịch vụ siêu âm, nạo phá thai cho các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập; tăng cường kiểm tra, giám sát các cơ sở y tế có dịch vụ siêu âm, nạo phá thai...   
 

Một số chỉ báo cần đạt vào năm 2010 của "Đề án can thiệp, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh": 60 - 65% người dân thuộc địa bàn Đề án có hiểu biết cơ bản về hậu quả của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; biết lựa chọn giới tính khi sinh là bất hợp pháp; 80 - 90% các hành vi vi phạm về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi được xử lý kịp thời, đúng quy định; 50 -70% số xã thuộc địa bàn Đề án thành lập và duy trì hoạt động CLB phụ nữ không sinh con thứ 3 giúp nhau phát triển kinh tế gia đình; 95 - 100% các cháu gái con hộ nghèo, đạt thành tích học tập giỏi năm cuối phổ thông THCS được tham gia hoạt động chia sẻ kinh nghiệm học tập, rèn luyện.

     
 Thu Nguyên
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Hà Giang: Bị ảnh hưởng nhiều vì dịch bệnh nhưng vẫn hoàn thành các mục tiêu bằng cách đa dạng hóa công tác truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hà Giang triển khai đồng bộ nhiều giải pháp, nhằm thực hiện có hiệu quả chỉ tiêu, kế hoạch về công tác Dân số - kế hoạch hóa gia đình năm 2021.

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Trung tâm dân số - KHHGĐ TP Hà Giang: Có dịch nhưng quyết không để bà con bị gián đoạn truyền thông

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Có dịch nên lực lượng truyền thông người bị cách ly, người ở nơi phong tỏa… tưởng chừng gián đoạn truyền thông, nhưng ngành Dân số Hà Giang quyết tâm không để bà con bị gián đoạn truyền thông chăm sóc SKSS-KHHGĐ.

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Hải Phòng: Sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Tới đây Hải Phòng sẽ thí điểm triển khai mở rộng thực hiện chương trình giáo dục trước khi kết hôn đối với thanh niên nam, nữ chuẩn bị kết hôn, tiếp tục giữ mức sinh hợp lý nhằm kéo dài cơ hội "dân số vàng"...

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

TP Hải Phòng: Đạt mức sinh thay thế và duy trì nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - TP Hải Phòng có khoảng trên 2 triệu dân, nhưng đã sớm đạt mức sinh thay thế 2,09 con/phụ nữ từ năm 2004, hiện đang tập trung nâng cao chất lượng dân số đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa.

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Bắc Mê (Hà Giang): Giảm sinh 0,4 phần ngàn, nhiều chỉ tiêu đạt cao nhờ đổi mới truyền thông trong thời kỳ dịch Covid-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Trung tâm Dân số-KHHGĐ huyện Bắc Mê (Hà Giang) đã có nhiều cố gắng trong công tác tuyên truyền cho người dân về duy trì mức sinh hợp lý, cân bằng tỷ lệ giới tính… nhằm nâng cao chất lượng dân số trên địa bàn.

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Duy trì mức sinh thay thế 2,05 con/phụ nữ, Hải Phòng tiếp tục hoàn thành mục tiêu chiến lược nhiều năm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Ngành Dân số Hải Phòng đang tổng hợp dữ liệu để có căn cứ chính xác về thực trạng số con hiện có và số con mong muốn ở các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh sản, nhằm đưa ra các giải pháp hiệu quả, thúc đẩy đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ.

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Hải Phòng: Tiếp tục thành công trong chăm sóc SKSS-KHHGĐ nhờ đổi mới sáng tạo hình thức truyền thông tư vấn và dân vận khéo thời dịch bệnh COVID-19

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Hải Phòng đã giữ mức sinh thay thế đạt ở mức 2,05 con/phụ nữ. Năm 2021 tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, UBND TP Hải Phòng chỉ đạo không tập trung đông người, vì vậy công tác dân số - KHHGĐ gặp một số khó khăn, nhưng vẫn đạt mục tiêu đề ra nhờ… dân vận khéo.

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Truyền thông được coi là "chìa khóa" nâng cao nhận thức, đồng thuận đạt hiệu quả cao về DS-KHHGĐ ở Bắc Quỳnh (Lạng Sơn)

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet - Lạng Sơn là 1 trong 33 tỉnh thành có mức sinh cao, nhưng riêng xã Bắc Quỳnh từ 2014 tới nay tỉ lệ sinh con thứ 3 trở lên ở xã Bắc Quỳnh luôn rất thấp, là điển hình thực hiện tốt công tác dân số – KHHGĐ về tầm soát mức sinh phù hợp.

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Phú Lương (Thái Nguyên): Phối hợp truyền thông tốt nên mức sinh năm 2021 dự kiến tiếp tục giảm

Dân số và phát triển - 2 năm trước

GiadinhNet – Thái Nguyên là một trong những tỉnh, thành có mức sinh cao, nhưng ở huyện Phú Lương nhờ triển khai tốt các hoạt động truyền thông, Chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ đến vùng có mức sinh cao thì mức sinh ở đây lại giảm đều.

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ phải biết cất lên tiếng nói, bởi có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay

Dân số và phát triển - 3 năm trước

GiadinhNet - Theo nhà văn Chu Lai, phụ nữ bị cấm cản thờ cúng bố mẹ đẻ thì không nên chịu đựng mà phải cất tiếng nói chân thành với chồng và gia đình chồng để ngày nào đó họ hiểu ra rằng: Có những ràng buộc xa xưa nhiều khi lại làm khổ cho những người hôm nay.

Top