Nở rộ các khoá tu ngày hè, cha mẹ cho con theo cần biết 7 điều quan trọng này để giảm thiểu rủi ro
GĐXH – Sự việc xảy ra tại khoá tu chùa Cự Đà gần đây đang khiến nhiều phụ huynh lo ngại trước việc cho con trẻ tham gia các khoá tu tương tự. Theo chuyên gia, cho con theo học khoá tu ngày hè không phải là chuyện mới, thế nhưng để giảm thiểu rủi ro cần lưu ý những điều này.
Đừng quá kì vọng con thay đổi cuộc đời sau khoá tu
Trong những năm gần đây, nhiều chương trình trại hè, khoá tu tại chùa trong ngày hè cho trẻ ngày càng nở rộ. Sự việc một bà mẹ ở Hà Nội đăng tải hình ảnh con trai đi khóa tu mùa hè tại chùa Cự Đà, xã Cự Khê, huyện Thanh Oai nhưng bị bạn đánh gây chấn thương phần mềm đã khiến dư luận lo ngại về những khoá tu mùa hè không được kiểm soát chất lượng.
Trên thực tế có những chùa đã tổ chức các khoá tu, trại hè nhiều năm nay với hàng trăm, hàng nghìn người tham gia. Nhiều bậc cha mẹ và chính các em tham gia đã thấy được lợi ích. Thế nhưng, thông tin trên đã khiến không ít phụ huynh lo lắng về việc có nên cho con tham gia các khóa tu hay đi trại hè trong mỗi dịp nghỉ hè.
Trao đổi với PV, TS tâm lý giáo dục Vũ Việt Anh – Giám đốc Học viện Thành Công cho rằng, việc lựa chọn tu nhà hay tu chùa, hay tham gia bất cứ chương trình trại hè nào thì quý phụ huynh luôn ghi nhớ điều quan trọng nhất là tính phù hợp. Thứ hai, cha mẹ cũng cần xác định rằng đã để con tham gia các hoạt động trải nghiệm để trưởng thành thì cần phải chấp nhận điều kiện không thể đầy đủ như ở nhà.
Số liệu mới nhất của Bộ GD&ĐT cho thấy trong một năm học, cả nước xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học. Trung bình, cứ 5.200 học sinh lại có một vụ đánh nhau; cứ hơn 11.000 học sinh có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường có một trường có học sinh đánh nhau.
Theo Liên Hợp Quốc, ước tính rằng mỗi năm có 246 triệu bé gái và bé trai bị bạo lực trong và xung quanh trường học. Theo một cuộc khảo sát do Tổ chức Phòng chống Bạo lực Thanh niên thực hiện trên 4.073 học sinh của 64 trường học ở Hàn Quốc, bao gồm tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông, 22% học sinh trả lời rằng mình từng là nạn nhân của bạo lực, trong khi 16% những học sinh này trả lời rằng các em phải chịu đựng những cơn đau chết người. "Với những con số trên cho thấy, trường hợp bạo lực tại chùa Cự Đà không phải là trường hợp duy nhất, điều này có thể sảy ra ở bất cứ môi trường nào chứ không chỉ riêng trong khóa tu của chùa Cự Đà" – chuyên gia Vũ Việt Anh nhấn mạnh.

Ảnh minh hoạ
Chuyên gia cũng cho rằng, cha mẹ đừng kỳ vọng quá lớn vào một khóa tu mà có thể thay đổi cuộc đời của con. Cha mẹ cần xác định việc giáo dục, rèn luyện là việc làm thường xuyên liên tục, học tập trọn đời nên cần chịu trách nhiệm 100% về tương lai con của mình. Mỗi đứa trẻ là một phiên bản đặc biệt và khác biệt, cần tìm phương pháp huấn luyện phù hợp để con phát triển tốt nhất, phát huy đầy đủ các tiềm năng sãn có. Các khoá tu hay trại hè chỉ là một cú hích giúp con có động lực thay đổi cuộc sống tốt đẹp hơn, như vậy sẽ nhẹ nhàng về mặt tâm lý.
7 lưu ý quan trọng để giảm thiểu mọi rủi ro
Chuyên gia Vũ Việt Anh cho rằng, để giảm thiểu mọi rủi ro cho con phụ huynh cần quân tâm đến một số yếu tố sau:
+ Chọn tổ chức đáng tin cậy: Lựa chọn một tổ chức khóa tu có uy tín, có kinh nghiệm và đã đạt được các chứng chỉ, giấy phép cần thiết. Nên tham khảo đánh giá và phản hồi từ phụ huynh và người tham gia trước đó để có cái nhìn chính xác về chất lượng và an toàn của tổ chức.
+ Kiểm tra chương trình và hoạt động: Xem xét kỹ chương trình và hoạt động được cung cấp trong khóa tu. Đảm bảo rằng chương trình phù hợp với độ tuổi, sức khỏe và sở thích của trẻ. Xem xét các hoạt động an toàn và giáo dục, cũng như các biện pháp phòng ngừa tai nạn và thăm dò ý kiến từ chuyên gia.

TS tâm lý giáo dục Vũ Việt Anh
+ Xác minh đội ngũ giảng viên và nhân viên: Hãy tìm hiểu về đội ngũ giảng viên và nhân viên trong khóa tu. Đảm bảo rằng họ có đủ kinh nghiệm, có kiến thức về cấp cứu và biết cách quản lý các tình huống khẩn cấp. Ngoài ra, xem xét tỷ lệ học sinh-giáo viên để đảm bảo sự chăm sóc và giám sát tốt cho trẻ.
+ Thông tin y tế và liên lạc: Cung cấp thông tin y tế chi tiết về trẻ cho tổ chức khóa tu, bao gồm bất kỳ vấn đề sức khỏe đặc biệt hay dị ứng nào. Đảm bảo rằng tổ chức có các biện pháp liên lạc khẩn cấp và có thể liên hệ với phụ huynh hoặc người giám hộ trong trường hợp cần thiết.
+ Quy tắc an toàn và quản lý rủi ro: Tổ chức khóa tu nên có quy tắc an toàn rõ ràng và giải thích cho trẻ. Các biện pháp quản lý rủi ro, bao gồm bảo hiểm và các quy định an toàn, cần được áp dụng và tuân thủ một cách nghiêm ngặt. Đồng thời, tổ chức cần có kế hoạch phòng ngừa tai nạn và biện pháp sơ cứu sẵn sàng trong trường hợp xảy ra sự cố.
+ Kiểm tra an ninh và địa điểm: Đảm bảo rằng địa điểm và nơi lưu trú của khóa học là đáng tin cậy và an toàn. Kiểm tra các biện pháp bảo mật, an ninh và giám sát, cũng như các tiện nghi và điều kiện sống hàng ngày để đảm bảo môi trường an toàn cho trẻ.
+ Giao tiếp và tham gia của phụ huynh: Liên hệ chặt chẽ với tổ chức khóa tu và tham gia vào quá trình chuẩn bị và theo dõi. Gửi và nhận thông tin liên quan đến trẻ, yêu cầu báo cáo hàng ngày và tham gia vào các buổi họp phụ huynh để được cập nhật về tiến trình và tình hình của trẻ.

Sau hôm bị bắt nạt ở trường và được tôi "giải cứu", con riêng của chồng bỗng thay đổi 180 độ
Gia đình - 8 giờ trướcTôi không cầm được nước mắt, ôm chầm lấy thằng bé, khẽ nói: "Cảm ơn con".

Lấy cớ ở cùng bố mẹ, em út đòi thừa kế toàn bộ bất động sản
Gia đình - 15 giờ trướcBố mẹ tôi khá giả nên con cái không cần nuôi, nhưng em út vẫn lấy cớ đó để đòi thừa hưởng toàn bộ bất động sản mà bố mẹ để lại.

5 cung hoàng đạo tiêu hoang số 2 thì không ai dám nhận là số 1
Gia đình - 16 giờ trướcGĐXH - Những cung hoàng đạo dưới đây thường sa đà vào mua sắm 'bạt mạng', tiêu pha vô cùng hoang phí và không cần thiết.

Cha mẹ sớm chia thừa kế, anh em tôi mới thành đạt, không tranh giành gia sản
Gia đình - 19 giờ trướcGia đinh tôi êm ấm, viên mãn là nhờ cha mẹ sớm chia thừa kế, chúng tôi có vốn để khởi nghiệp; những cụ bị bỏ rơi sau khi chia tải sản chẳng qua do con cái bất hiếu.

Lấy chồng giàu được một tháng, chị gái đã khóc tức tưởi đòi ly hôn vì chuyện nghịch lý vô cùng
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcNhững tưởng lấy được chồng giàu là cuộc sống của chị tôi sẽ sang trang mới. Thật không ngờ...

Biết nguồn gốc số tiền sính lễ chú rể đưa, nhà gái huỷ hôn ngay lập tức
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcGĐXH - Tưởng sắp bước vào lễ cưới trong mơ, cô dâu bất ngờ quay xe khi phát hiện sự thật chấn động phía sau số tiền sính lễ khổng lồ.

Hai người thân bị 'đuổi khéo' khỏi nhà con cái, người đàn ông U60 bừng tỉnh, vội giữ lại căn nhà cũ ở quê
Gia đình - 1 ngày trướcGĐXH - Từng định bỏ hoang nhà tổ vì nghĩ chẳng còn giá trị, người đàn ông 58 tuổi bất ngờ thay đổi quyết định sau khi chứng kiến bi kịch tuổi già của hai người thân sống cùng con cái nơi thành phố.

Bố mẹ chồng cho con dâu tiền mở quán trà, họ hàng nhà vợ kéo sang "ăn chùa" hết cả tháng
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcCuối cùng vợ tôi cũng hiểu, thà mất lòng trước còn hơn mất lòng sau.

Tỏ tình mỗi ngày suốt nhiều tháng, anh Tây U70 lấy được vợ đẹp ở TPHCM
Chuyện vợ chồng - 1 ngày trướcNgoài tỏ tình, anh nỗ lực chinh phục đối phương bằng những hành động quan tâm tỉ mỉ, chân thành. Anh cũng hết lòng kính trọng mẹ chị Kimmy, yêu thương con trai riêng của chị.

Chủ căn nhà được đền bù 21 tỷ đồng nhưng không chia cho con gái, ngày kết hôn, họ đưa cô 1 chiếc hộp lớn: Khi mở ra không khỏi sững sờ
Gia đình - 2 ngày trướcCô con gái đã bật khóc nức nở khi mở món quà này ra.

Cha già tự hào có 3 con trai tiến sĩ gửi tiền hàng tháng, đến lúc nằm viện ông mới nhận ra bài học đắt giá
Nuôi dạy conGĐXH - Tưởng rằng được con cái chu cấp hàng tháng là hạnh phúc của tuổi già, người cha 74 tuổi ngỡ ngàng nhận ra bài học xương máu lúc ốm đau.