Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi ám ảnh của những người thoát chết trong động đất Nepal

Thứ hai, 16:00 27/04/2015 | Bốn phương

Ám ảnh kinh hoàng khi trận lở tuyết trên đỉnh Everest xảy ra, những nạn nhân may mắn sống sót trong trận động đất ở Nepal kể rằng họ đã sống nhưng đã mất đi rất nhiều bạn bè.

Nhiếp ảnh gia Roberto Schmidt của AFP ghi khoảnh khắc bức tường tuyết đổ sụp xuống trại của các nhà leo núi trên đỉnh Everest hôm 25/4. Ảnh: AFP

Nhiếp ảnh gia Roberto Schmidt ghi khoảnh khắc bức tường tuyết đổ sụp xuống trại của các nhà leo núi trên đỉnh Everest hôm 25/4.

 

Bhim Bahadur Khatri, 35 tuổi, hướng dẫn viên du lịch người bản địa Himalaya, kể rằng khi trận lở tuyết xảy ra, ông đang nấu cơm cho đội leo núi ở lều bếp.

"Chúng tôi lao ra cửa lều. Ngay lúc đó, một 'bức tường tuyết' khổng lồ đổ ụp xuống tôi. Tôi cố tìm cách thoát khỏi thứ có thể nhanh chóng trở thành mồ chôn mình. Tôi lắc người và dùng tay để bới tuyết. Khi ấy tôi vẫn không thể thở, nhưng biết rằng mình phải sống", Khatri kể.

Khatri đào thêm vài chục cm tuyết nữa cho tới khi anh thoát khỏi bức tường tuyết. "Tôi nhìn quanh và thấy các lều trại bị xé toang, đổ sụp và rất nhiều người bị thương. Tôi sống sót, nhưng mất rất nhiều bạn bè", anh nhớ lại.

George Foulsham (38 tuổi), nhà sinh học biển tại Singapore, vẫn chưa thể tin rằng, ông đã thoát khỏi bức tường tuyết cao bằng "tòa nhà 50 tầng màu trắng" trên núi Everest khi trận lở tuyết diễn ra.

"Tôi chạy và tuyết đánh ngã tôi. Tôi cố gắng ngoi dậy và nó lại quật ngã tôi một lần nữa. Khi ấy, tôi không thể thở và nghĩ rằng mình đã chết. Cuối cùng, sau khi đứng dậy, tôi không thể tin cơn bão tuyết đã quét qua tôi và tôi gần như còn nguyên vẹn", ông Foulsham kể lại giây phút kinh hoàng.

Thoát chết nhờ bám chặt vào rìu leo núi

Cặp vợ chồng Alex và Sam sống sót sau trận lở tuyết trên núi Everest. Ảnh: BBC

Cặp vợ chồng Alex và Sam trên núi Everest năm 2014. Ảnh: BBC

Alex Schneider và Sam Chappatte, đều 28 tuổi, quyết định leo lên đỉnh Everest trong tuần trăng mật. Theo lời kể của hai nhà leo núi người Anh, họ thấy những tảng đá to bằng chiếc ôtô rung lắc trong khoảng hai phút khi trận động đất mạnh 7,9 độ Richter tại Nepal làm rung chuyển đỉnh Everest.

"Trận động đất xảy ra sau khi chúng tôi vượt qua các tảng đá và đến được khu trại trên núi Everest. Mặt đất bắt đầu rung chuyển dữ dội. Trước khi chúng tôi kịp phản ứng, Dan (trưởng nhóm leo núi) hét lên: 'Ra khỏi lều ngay và cầm lấy rìu của các bạn'", Daily Mail dẫn lời kể của Chappatte.

Theo hai nhân chứng, họ loạng choạng khi tuyết bắt đầu lở. "Một cơn gió xô ngã chúng tôi, nhưng cả hai đứng dậy, tìm nơi trú ẩn phía sau dãy lều và bám chặt chiếc rìu cắm vào đá", Chappatte nói.

Trong khi đó, theo Nick Talbot, một người leo núi 39 tuổi, cảnh tuyết lở giống một "cơn sóng thần". "Tôi thấy tảng tuyết lao về phía tôi. Nó khiến tôi ngã vào đá. Tôi đứng dậy và nó húc tôi lần nữa", Talbot thuật lại.

Đội cứu hộ đưa Talbot lên trực thăng và ra khỏi khu vực nguy hiểm. Tuy nhiên, ông nói rằng, có thể nhiều người trên núi Everest đã chết.

Một du khách khác, Camille Thomas, người Australia, cho biết cô ở trong làng Langtang ở phía bắc thủ đô Kathmandu khi trận động đất xảy ra.

"Mọi thứ thật đáng sợ và khủng khiếp. Tuyết, đá và nhà, tất cả mọi thứ đều đổ sụp. Một trận tuyết lở ập đến. Từ chỗ chúng tôi, bạn không thể trông thấy gì. Mọi ngôi làng đều biến mất", Thomas nói với đài phát thanh 3AW của Nepal.

Những người không may mắn

Eve Girawong, nhân viên y tế của nhóm leo núi Madison có trụ sở tại thành phố Seattle (Mỹ). Ảnh: CNN

Eve Girawong, nhân viên y tế của nhóm leo núi Madison có trụ sở tại thành phố Seattle (Mỹ), thiệt mạng hôm 25/4. Ảnh: CNN

Eve Girawong, 29 tuổi, công dân của bang New Jersey, Mỹ, là nhân viên y tế trong nhóm leo núi Madison. Cô đã thiệt mạng trong trận lở tuyết. Girawong đang trong quá trình hoàn tất văn bằng thạc sĩ thứ hai ở Đại học Leicester, Anh.

"Eve Girawong đã thiệt mạng trong vụ lở tuyết tại khu trại trên núi Everest. Girawong đã làm những việc mà cô yêu thích, đó là giúp đỡ người khác. Không lời nào có thể diễn tả nỗi đau mà gia đình Girawong đang chịu đựng", Kurt Hunter, đồng sáng lập nhóm leo núi Madison, chia sẻ với CNN.

Tom Taplin chụp ảnh tại núi Aspring ở New Zealand. Ảnh: NBC News

Tom Taplin chụp ảnh tại núi Aspring ở New Zealand. Ảnh: NBC News

Khi trận lở tuyết xảy ra, ông Tom Taplin, 61 tuổi, đang thực hiện bộ phim tài liệu về các trại leo núi trên đỉnh Everest. Ngay khi biết tin về trận động đất mạnh xảy ra ở Nepal, vợ của ông, bà Cory Freyer, lập tức gửi tin nhắn cho chồng. Tuy nhiên, sau đó bà chỉ nhận được cuộc gọi từ người dẫn đường của ông Taplin, thông báo rằng, ông đã thiệt mạng.

"Đó là một cú sốc. Tất cả các bạn bè của anh ấy đều bàng hoàng", bà Freyer nói với NBC News.

Số người chết sau thảm họa động đất tại Nepal đã tăng lên 3.200 nạn nhân. Khoảng 90 người ở các nước láng giềng, gồm Ấn Độ và Trung Quốc, cũng thiệt mạng trong cơn địa chấn.

Theo Zing

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 hành tinh gần giống Trái Đất nhất, có thể sinh sống được ra đời thế nào?

7 hành tinh gần giống Trái Đất nhất, có thể sinh sống được ra đời thế nào?

Tiêu điểm - 29 phút trước

GĐXH - Một nghiên cứu mới đã "ngược dòng thời gian" để tìm hiểu cách 7 hành tinh thú vị đó ra đời.

Băng trong lửa: Nguồn gốc 'địa ngục' của loại đá quý nổi tiếng

Băng trong lửa: Nguồn gốc 'địa ngục' của loại đá quý nổi tiếng

Tiêu điểm - 13 giờ trước

Nhóm khoa học gia Đức - Úc đã tìm ra nguồn gốc bí ẩn của loại đá quý mà họ gọi là "băng rèn trong lửa".

Vì sao chưa tìm thấy sự sống ngoài hành tinh?

Vì sao chưa tìm thấy sự sống ngoài hành tinh?

Tiêu điểm - 20 giờ trước

GĐXH - Có thể sự sống ngoài hành tinh có thể đang tồn tại, nhưng dạng sống của chúng có thể khác biệt hoàn toàn với dạng sống dựa trên carbon ở Trái đất.

Máy ATM giúp bé gái lạc đường tìm thấy người thân

Máy ATM giúp bé gái lạc đường tìm thấy người thân

Tiêu điểm - 22 giờ trước

Bị lạc và không nhớ số điện thoại người thân, bé gái 8 tuổi nhanh trí tìm ra cách cầu cứu khi nhìn thấy chiếc máy ATM, bé nhấn nút màu đỏ để liên lạc với ngân hàng.

Siêu bão Yagi đã tàn phá đảo Hải Nam (Trung Quốc) thế nào?

Siêu bão Yagi đã tàn phá đảo Hải Nam (Trung Quốc) thế nào?

Tiêu điểm - 23 giờ trước

GĐXH - Bão số 3 (siêu bão Yagi) đổ bộ vào đảo Hải Nam (Trung Quốc) gây mưa lớn và gió mạnh. Nhiều ô tô bị lật đổ, cây cối bị bẻ gẫy, bật gốc trước sức mạnh kinh hoàng của cơn bão này.

Chiếc máy bay không dùng xăng dầu hay năng lượng mặt trời vẫn có thể đi vòng quanh thế giới trong 9 ngày

Chiếc máy bay không dùng xăng dầu hay năng lượng mặt trời vẫn có thể đi vòng quanh thế giới trong 9 ngày

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Khi thế giới đang nỗ lực giảm thải carbon thì chiếc máy bay này được coi là bước đi táo bạo cho ngành hàng không.

Bí ẩn của vùng đất cấm Nam Cực: Xuất hiện dị thường từ tính ở độ sâu 4.800 mét dưới lớp băng

Bí ẩn của vùng đất cấm Nam Cực: Xuất hiện dị thường từ tính ở độ sâu 4.800 mét dưới lớp băng

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Trong thời gian gần đây, Nam Cực không chỉ là vùng đất băng giá lạnh lẽo mà còn chứa đựng những bí ẩn khoa học đầy hấp dẫn. Một trong những khám phá đáng chú ý nhất là "dị thường từ tính" xuất hiện ở độ sâu 4.800 mét dưới lớp băng.

Siêu bão Yagi đã tàn phá Philippines thế nào?

Siêu bão Yagi đã tàn phá Philippines thế nào?

Tiêu điểm - 1 ngày trước

GĐXH - Siêu bão Yagi hướng đến bờ biển Trung Quốc sau khi 14 khiến người thiệt mạng, gây ngập lụt nặng ở Philippines.

Tưởng cá sấu đã chết, 4 con sư tử vô tư ăn thịt con mồi, đột nhiên cá sấu hồi sinh: Tung đòn sấm sét

Tưởng cá sấu đã chết, 4 con sư tử vô tư ăn thịt con mồi, đột nhiên cá sấu hồi sinh: Tung đòn sấm sét

Tiêu điểm - 1 ngày trước

4 con sư tử đang gặm chân cá sấu, đột nhiên cá sấu vùng dậy...

Top