Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi đau đớn khôn cùng của những người dùng cồn để nướng

Thứ năm, 09:01 31/08/2017 | Y tế

GadinhNet - Đang nướng mực thì hết lửa, chị Nguyễn Thị T tiếp thêm cồn vào đĩa nướng, chai cồn bắt lửa nổ tung trên tay chị. Toàn bộ chân, tay bốc lửa, chị T như ngọn đuốc sống phải lao ngay vào nhà vệ sinh xả nước...

BS Nguyễn Thống khám cho bệnh nhân Nguyễn Thị T - người bị bỏng cồn vì nướng mực tại nhà. Ảnh: V.Thu
BS Nguyễn Thống khám cho bệnh nhân Nguyễn Thị T - người bị bỏng cồn vì nướng mực tại nhà. Ảnh: V.Thu

Nướng mực, lửa nuốt trọn hai chân

Ngồi không yên, nằm không nổi, đó là tình cảnh của chị Nguyễn Thị T (28 tuổi, là nhân viên văn phòng ở Hà Nội) trong phòng bệnh Khoa Bỏng, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn. Nhớ lại thời điểm bị tai nạn, chị T vẫn chưa hết rùng mình, nổi da gà.

Chị T kể, ngày 26/8, chị cùng mọi người có bữa tiệc liên hoan nhỏ tại nhà trọ. Chị được phân công nhiệm vụ nướng mực bằng cồn y tế mua ở ngoài hiệu thuốc, to hơn chai nước muối sinh lý. Khi đang ngồi nướng đến mẻ thứ hai, chị thấy lửa đã tắt nên phun thêm cồn vào đĩa nướng. "Đây không phải lần đầu tôi nướng mực bằng cồn. Mọi lần tôi thường đổ nhiều cồn ngâm mực vào nướng. Nay chủ quan vì nướng từng mẻ nên tôi cho ít cồn hơn. Ai ngờ...", chị T vừa chỉ vào hai chân băng kín vừa kể lại. Ngay khi chị T tiếp thêm cồn, chai cồn bắt ngay lửa, nổ bùng trên tay chị, lửa lan ra khu vực xung quanh. Hai chân, đùi, tay, cổ, mặt chị lửa bừng bừng. "Tôi như ngọn đuốc sống lao vào nhà vệ sinh gần đó, xả nước liên tục, sau đó quỵ ngay tại chỗ", chị T nhớ lại.

Chị T được bạn bè đưa ngay vào Khoa Bỏng, Bệnh viện Xanh Pôn để điều trị. "Bệnh nhân T vào viện trong tình trạng bỏng nặng, đau, rát không chịu nổi, chẩn đoán bỏng độ 2, 3. Với tình trạng này, ít nhất bệnh nhân phải điều trị khoảng 3-4 tuần. Thời điểm này bệnh nhân đau một, nhưng chỉ vài ngày nữa, từ ngày 7 đến ngày 11 sau tai nạn, bệnh nhân sẽ càng đau đớn hơn vì lúc đó dễ bị nhiễm trùng nhất", BS Nguyễn Thống - Trưởng khoa Bỏng cho biết. Tai nạn bỏng khiến chị T ám ảnh đến khó ngủ. "Tôi sợ lửa đến già mất thôi", bệnh nhân T rùng mình nói.

Một trong những bệnh nhân có thời gian điều trị bỏng cồn lâu nhất tại Khoa Bỏng là bà Hoàng Thị P (51 tuổi, ở Đống Đa, Hà Nội). Bà P vào đây đã được 100 ngày. Sau hơn 1 tháng được phẫu thuật ghép da, bà P hiện đang được tiếp tục điều trị viêm loét, ngăn hoại tử. Bà cũng bắt đầu được người nhà tập phục hồi chức năng đi lại. Ba tháng bị tai nạn là chuỗi ngày cơn đau hành hạ bà không ngủ được. Từng mảng da bong tróc, đỏ lựng, rỉ nước. Bà P kể lại: "Tất cả cũng chỉ vì tôi nướng mực liên hoan, lửa táp vào tay cầm chai cồn, tôi sợ quá đứng dậy thả chai cồn xuống. Lửa lại bắt ngay vào hai chân, đùi, hông, ngực...".

Cũng là nạn nhân của việc tiếp thêm cồn khi trong đĩa nướng còn lửa là anh Vũ Đức T (28 tuổi, ở Sóc Sơn, Hà Nội). Vào viện đã hơn 2 tuần nay, anh T phải nghỉ làm, hủy mọi kế hoạch đã định. Tối hôm bị nạn, anh T cùng bạn bè ra gần bờ hồ cạnh nhà nướng mực. Đinh ninh đã hết lửa trong đĩa nên anh tiếp thêm cồn, ai ngờ bắt lửa vào chai cầm trên tay, phát nổ, bắn vào quần, lửa táp vào cổ chân, đùi, bắp chân, trán, mặt... "Lúc đó, tôi chỉ còn thấy cảm giác bỏng rát, nóng vô cùng. Ngay lập tức, tôi lăn ra vệ cỏ gần đó để dập lửa rồi bạn tôi đưa vào viện", anh T nói.

100 ca bỏng cồn mùa hè

BS Nguyễn Thống cho biết, trong năm, 3 tháng hè là thời điểm nhiều người bị bỏng cồn nhất. Trong năm 2016, có hơn 350 ca vào khám, điều trị tại Khoa Bỏng vì bỏng cồn. Còn trong hè 2017, Khoa tiếp nhận hơn 100 ca. Hiện Khoa đang điều trị nội trú, ngoại trú cho hơn 10 ca bỏng cồn.

Lý giải việc gia tăng bệnh nhân bỏng trong mùa hè, BS Nguyễn Thống cho rằng, mùa hè nhiều gia đình đi nghỉ mát, du lịch, liên hoan. Trong những bữa, tiệc, có nướng thực phẩm bằng cồn y tế vì loại này dễ mua, rẻ, lại tiện lợi. Nhiều người nướng cồn còn trong tình trạng có men bia, rượu. Trong khi đó, việc nướng bằng cồn có rất nhiều rủi ro.

"Rất nhiều bệnh nhân chủ quan khi quan sát mắt thường thấy lửa trong đĩa nướng đã hết, không phát hiện ra đốm lửa nhỏ cuộn trong mình con mực khi nướng, hoặc thấy đốm lửa cháy trắng còn leo lét như que tăm, nghĩ không sao nên tiếp thêm cồn. Cồn chỉ cần một nhúm lửa là lại bùng lên", BS Nguyễn Thống nói.

Cũng theo BS Nguyễn Thống, ngay khi lửa táp vào chai cồn bùng lên, phản ứng của cơ thể là giật mình, hoảng loạn, thả ngay chai cồn xuống đất khiến lửa "nuốt" ngay toàn bộ chân. Một số khác ném luôn chai cồn đang cháy ra khu vực khác, khiến không ít người chỉ vì đứng gần bị "tai bay vạ gió", như trường hợp 8 người ở huyện Phong Điền, Cần Thơ vừa qua.

Điển hình của “tai bay vạ gió” do nướng mực bằng cồn là bé Đặng Nhật M (5 tuổi, ở Đặng Xá, Gia Lâm, Hà Nội). Tối 20/8, khi M đi qua chỗ anh trai nướng cá mực bằng cồn, ngọn lửa bừng bừng theo chiều gió "tấn công" bé. Vừa dỗ dành cháu cho bớt đau khi thay băng, bà ngoại bé M vừa kể: "Hôm đó thấy con trai kêu gào bị nóng như phải bỏng nhưng quần áo không hề bị cháy, mẹ cháu bế thốc con tới vòi nước xả liên tục. Hóa ra, hơi nóng "chui lùa" theo ống quần lửng khiến bé bị bỏng độ 2,3 hai bên đùi và bộ phận sinh dục. Bác sĩ bảo hai chân cháu bỏng nhẹ, còn bộ phận sinh dục thì đáng ngại hơn".

Theo BS Nguyễn Thống, dù được cảnh báo rất nhiều lần, trên thực tế có không ít tai nạn thương tâm vì bỏng cồn nhưng nhiều gia đình vẫn rất chủ quan. "Chúng tôi vừa điều trị bỏng cồn cho hai anh em trong một gia đình. Bố mẹ các cháu đang nướng mực thì hai anh em nô đùa, cầm chai cồn phun lấy phun để khắp nơi như súng nước, trúng vào chỗ nướng mực. Lửa bắt nhanh vào chai cồn, khiến hai bé bị bỏng nặng", BS Nguyễn Thống thông tin. Nhưng điều đáng lưu tâm là cặp vợ chồng trẻ ở Hà Nội này khi đưa con đến viện cấp cứu vẫn không thôi trách móc, đổ tại con chơi nghịch. BS Nguyễn Thống nhấn mạnh: "Tai nạn đó phần lớn là do sự thiếu hiểu biết của cha mẹ, không nhắc nhở, quản lý con".

Theo BS Nguyễn Thống, các trường hợp bỏng cồn thường bỏng ở mặt, thân trước, tứ chi. Nhiều trường hợp do hoảng loạn nên sơ cứu không đúng cách, thay vì dập lửa, làm sạch vết thương bằng nước sạch lại bôi các loại vào vị trí bị thương (như kem đánh răng, nước mắm…), không ít trường hợp bị nhiễm trùng, da hoại tử. Sinh viên, thanh niên là đối tượng hay gặp vì bỏng cồn. Tùy từng ca bệnh, thời gian điều trị kéo dài khác nhau, ít nhất phải 3-4 tuần. Nhiều sinh viên phải xin nghỉ cả học kỳ, chưa nói chuyện di chứng, gánh nặng chi phí điều trị cao nếu không có bảo hiểm y tế.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bé gái 19 tháng tuổi đuối nước ngay tại nhà từ vật dụng ít ai ngờ tới

Bé gái 19 tháng tuổi đuối nước ngay tại nhà từ vật dụng ít ai ngờ tới

Y tế - 1 giờ trước

GĐXH - Khi người nhà phát hiện, bé đã rơi vào tình trạng tím tái, ngưng thở do đuối nước nên lập tức được sơ cấp cứu ban đầu rồi đưa đi cấp cứu.

Người phụ nữ 26 tuổi ở Hà Nội bị vỡ ruột thừa, nguy hiểm tính mạng từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 26 tuổi ở Hà Nội bị vỡ ruột thừa, nguy hiểm tính mạng từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Y tế - 2 giờ trước

GĐXH - Người bệnh đã tự ý dùng thuốc giảm đau dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám, điều trị khiến tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng, gây viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ.

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Khi đến viện, bệnh nhân sốt cao, vết mổ thấm dịch nhiều, mép vết thương hở, cơ lực hai chân bằng 0, không kiểm soát được tiểu tiện, thể trạng suy kiệt.

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Sống khỏe - 1 ngày trước

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Y tế - 2 ngày trước

Từ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả

Y tế - 3 ngày trước

Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan

Y tế - 3 ngày trước

Gan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt

Y tế - 4 ngày trước

Ung thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Top