Nơi được nghe nhiều nhất câu “Tôi muốn chết"
GiadinhNet - TS Đoàn Lực (Khoa Chống đau, Bệnh viện K Trung ương), với đôi mắt buồn thăm thẳm bảo: “Đây là nơi mà hằng ngày chúng tôi phải chứng kiến biết bao bệnh nhân đang từng ngày đi vào cái chết mà nhiều khi không làm gì được”. Câu mà các y, bác sĩ ở đây nghe nhiều nhất không phải là “Bác sĩ ơi, cứu tôi với" mà là “Bác sĩ ơi, tôi muốn được... chết”.
Nơi chỉ thấy đau và... đau!
Đi dọc hành lang của Khoa Chống đau, chúng tôi rùng mình ớn lạnh. Cảm giác cái lạnh thấm sâu vào da, thịt bởi phải chứng kiến những gương mặt vàng vọt, cơ thể trơ xương, nằm thoi thóp trên giường bệnh của những bệnh nhân ung thư đã ở giai đoạn cuối. Những cảnh chúng tôi nhìn thấy cứ ám ảnh mãi: Phòng thì một bệnh nhân ung thư vòm họng mặt trắng bệch, miệng đang đau đớn tột cùng; Phòng lại có bệnh nhân ung thư phổi giai đoạn cuối đang gục mặt xuống giường, tay ôm đầu, miệng phát ra tiếng rên đứt quãng bởi cơn đau đang ập đến; Phòng lại đang có các bác sĩ quây kín để thực hiện mũi tiêm giảm đau cho bệnh nhân…
TS Đoàn Lực tâm sự: “Sinh viên ngành Y ra trường nhiều năm dù chưa có việc làm cũng không muốn làm ở Khoa Chống đau này vì nó vất vả và đặc biệt lắm. Hằng ngày phải chứng kiến người bệnh héo mòn, mệt mỏi chống chọi những nỗi đau tận cùng khi bệnh đã vào giai đoạn cuối. Khổ nhất là biết bệnh nhân đang đi vào cõi chết mà mình không làm gì được. Tôi từng thức suốt đêm nói chuyện với bệnh nhân và đến trưa ngày hôm sau thì chị ấy mất. Đó là một chị cũng làm trong bệnh viện của tôi. Biết chị ấy đang đi về cõi chết mà mình không thể giúp gì hơn được, buồn lắm. Nhất là trước lúc chết, chị ấy hoàn toàn tỉnh táo, nói chuyện với tôi suốt cả đêm”.
Cũng theo các y, bác sĩ tại đây thì bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối thường thay đổi tâm lý liên tục, bác sĩ căng thẳng nhưng luôn phải bình tĩnh để trấn an họ. Cách ứng xử duy nhất lúc đó là động viên người bệnh và cho họ dùng thuốc giảm đau để những ngày tháng cuối đời của họ được nhẹ nhõm hơn. Thậm chí, trong Khoa Chống đau còn thường xuyên phát sinh thêm việc do nhiều người muốn tìm đến cái chết vì không chịu nổi đau đớn đày ải mỗi ngày. Có bệnh nhân nữ bị chồng bỏ mặc khi phát hiện ung thư giai đoạn cuối, chỗ dựa duy nhất của họ là các y bác sĩ. Không có gì đáng sợ hơn sự cô độc, một mình đối diện với cái chết đến từ từ.
Bà Nguyễn Thị Thủy (bệnh nhân ung thư vòm họng, quê ở Tĩnh Gia, Thanh Hóa) chia sẻ: “Chạy hóa chất, chúng tôi phải chịu những cảm giác khó chịu đến mức không thể tả nổi, rồi những cơn đau cào xé ập đến khi chưa có thuốc... Người thân có bên cạnh cũng không thể hiểu hết được. Chỉ có y, bác sĩ ở đây mới thấu hiểu nỗi đau của chúng tôi…”.
Bệnh nhân thường “xin chết”
TS Đoàn Lực chia sẻ: “Người nằm trong Khoa Chống đau thường đang ở giai đoạn cuối của căn bệnh. Nửa năm sau bạn quay lại, số những người đang nằm ở đây thì có đến 80% đã ra đi. Hơn một năm sau những người còn lại cũng sẽ chung số phận. Vì căn bệnh ác nghiệt này, chúng tôi chỉ có thể giúp họ kéo dài sự sống được ngày nào hay ngày đó thôi”.
Cũng theo TS Đoàn Lực thì thương nhất là những người bị bệnh hiểm nghèo mà gia đình lại quá khó khăn. Rất nhiều người thân của bệnh nhân xin để người nhà mình được chết tại bệnh viện chỉ vì điều kiện quá khó khăn, không đủ điều kiện lo ma chay cho họ. Nhiều bệnh nhân vì nghèo, không có tiền điều trị lại phải chịu đau đớn tột cùng mỗi ngày, nên họ muốn chấm dứt nỗi đau đó. “Vậy nên câu mà chúng tôi được nghe nhiều nhất từ bệnh nhân không phải là “Bác sĩ ơi, cứu tôi” mà là “Bác sĩ ơi, tôi muốn được chết vì thấy sống khổ sở, đau đớn quá”, TS Đoàn Lực nói với giọng bùi ngùi, thương cảm.
Trong Khoa Chống đau từng có bệnh nhân vì không chịu đựng được, tự tìm đến cái chết bằng cách định treo cổ ngay trong buồng bệnh, may mà được phát hiện kịp. Đó là trường hợp bệnh nhân thể hiện bằng hành động quyết liệt, còn những trường hợp van nài các bác sĩ “xin chết nhẹ nhàng” thì rất nhiều.
TS Đoàn Lực cho rằng làm ở Khoa Chống đau, thương mình ít mà thương bệnh nhân thì nhiều. Thương mình là vì muốn vui mà chẳng vui được vì bệnh nhân quanh mình đau, khổ nhiều quá. Thương bệnh nhân là vì không chỉ phải chịu đau đớn, khổ sở với chính căn bệnh của mình, mà họ còn phải chịu thiệt thòi vì điều kiện khách quan mang lại. “Chúng tôi luôn trong tình trạng quá tải nên chỉ có thể giúp người bệnh những vấn đề chuyên môn là chính vì quá ít thời gian. Nhiều khi thấy bệnh nhân đau đớn, ngoài việc cắt cơn đau bằng chuyên môn, chúng tôi cũng muốn ngồi lại nhỏ to để xoa dịu cả nỗi đau tinh thần. Nhưng thời gian đó rất ít vì nhiều bệnh nhân khác cũng đang chờ chúng tôi đến điều trị, cắt cơn đau cho họ”, TS Đoàn Lực nói.
Chia tay TS Đoàn Lực, một lần nữa đi qua hành lang của các phòng bệnh, bước chân chúng tôi nặng trĩu. Chỉ ước sao nỗi đau cuối đời của những bệnh nhân kém may mắn ở đây nhẹ vợi hơn như mong muốn của TS Đoàn Lực.
Theo TS Đoàn Lực, với bệnh nhân ung thư, việc trị liệu tâm lý rất cần thiết vì họ sẽ giảm được bi quan, ít nhất là về mặt tinh thần. Khả năng “muốn chết” của người bệnh sẽ giảm nhiều nhưng không phải là không có. Bệnh nhân được thầy thuốc giúp về thuốc men, kỹ thuật y tế.. Còn xã hội và người nhà giúp về kinh tế, chăm sóc và các vấn đề xã hội khác thì số bệnh nhân "muốn chết" sẽ không còn nhiều nữa.
Mai Hạnh
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 2 ngày trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 4 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 4 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 5 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 5 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tếSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.