Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi lo “chảy máu chất xám” nhân lực y tế của tỉnh miền núi

Thứ tư, 09:01 31/08/2016 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Có bệnh viện huyện vùng cao chỉ 5 -7 bác sĩ, toàn tỉnh Lào Cai hiện chỉ có 2 bác sĩ chuyên khoa 2. Lào Cai phải làm gì để làm chủ kỹ thuật cao, hút nhân lực có trình độ?

Người dân tới khám, chữa bệnh tại BVĐK huyện Bảo Thắng (Lào Cai). Ảnh: V.Thu
Người dân tới khám, chữa bệnh tại BVĐK huyện Bảo Thắng (Lào Cai). Ảnh: V.Thu

Bệnh viện huyện miền núi thực hiện gần 500 kỹ thuật vượt tuyến

Tháng 3/2015, Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) huyện Bảo Thắng (Lào Cai) tiếp nhận học sinh Đoàn Văn Trường (thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng), nhập viện trong tình trạng nguy kịch, sốc đa chấn thương do bị đâm thấu thận, huyết áp tụt rất nhanh. Ngay lập tức, bệnh nhân được hồi sức tích cực, băng cầm máu, đặt sonde tiểu có máu. Do bệnh nhân còn bị nhiều chấn thương nghiêm trọng khác, việc mổ cấp cứu đòi hỏi nhiều kỹ thuật cao và khó, nhưng nếu không được mổ ngay, bệnh nhân chắc chắn tử vong trước khi kịp lên tuyến trên, vì thế, các bác sĩ tại Bệnh viện đã nhanh chóng tiến hành mổ cấp cứu. Suốt 3 giờ liên tục, bệnh nhân được khâu thành cơ đại tràng trái, khâu thành sau phúc mạc, khâu bảo tồn thận, khâu nối phục hồi bao khớp, khâu phục hồi cơ, da… Kết quả, sau 12 ngày điều trị tích cực, bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn và xuất viện.

Trước đó không lâu, BVĐK huyện Bảo Thắng đã trở thành bệnh viện tuyến huyện đầu tiên ở Lào Cai cứu sống một ca sinh non thiếu tháng (thai 27 tuần tuổi), nặng 800g. Cháu bé ra đời với thể trạng rất yếu, phản xạ kém, nhịp tim nhanh, da tím... tiên lượng tử vong rất cao. Bệnh nhi đã được hồi sức cấp cứu bằng hô hấp sơ sinh, đặt nội khí quản sơ sinh, kỹ thuật thở CPAP nuôi dưỡng đường tĩnh mạch. Sau một tháng điều trị tích cực, bé đã tự bú sữa mẹ, cử động phản xạ tốt, da dẻ hồng hào. Đến nay, bé hoàn toàn phát triển như một em bé bình thường.

Đây chỉ là hai trong số các ca bệnh đặc biệt mà BVĐK huyện Bảo Thắng đã thực hiện được với những kỹ thuật vượt tuyến. BS Đặng Quang Sinh, Phó Giám đốc BVĐK huyện Bảo Thắng cho biết, hiện BV đã thực hiện được gần 500 kỹ thuật ngang tầm tuyến tỉnh, Trung ương. 6 tháng đầu năm, Bệnh viện tiến hành 631 kỹ thuật phức tạp. Đến nay, các kỹ thuật trong phẫu thuật tiết niệu, trong ổ khớp, cấp cứu vỡ gan, lách, ruột, mở lồng ngực, hay nội soi ổ bụng, cắt ruột thừa bằng nội soi, cắt tuyến mật… đã trở thành kỹ thuật thường quy tại Bệnh viện huyện miền núi này. BS Đặng Quang Sinh cho biết, dự kiến quý IV/2016 sẽ triển khai nội soi dạ dày bằng gây mê.

Cùng với đầu tư cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng dịch vụ, kỹ thuật khám, chữa bệnh là một trong các yếu tố “hút” bệnh nhân của BVĐK huyện Bảo Thắng. Dù là bệnh viện tuyến huyện, nhưng mỗi ngày, Bệnh viện này đón tới hơn 500 lượt bệnh nhân tới khám. Đây là con số “mơ ước” của hàng loạt bệnh viện khác. BS Đặng Quang Sinh cho hay, từ khi áp dụng thông tuyến trong khám, chữa bệnh BHYT tuyến huyện (từ 1/1/2016), lượng bệnh nhân từ các tỉnh khác như Yên Bái, hay huyện khác như Văn Bàn, Bảo Yên, Bắc Hà, Si Ma Cai... hoặc bệnh nhân “bỏ qua” khám chữa bệnh ban đầu từ tuyến xã, lên thẳng tuyến huyện rất đông do vẫn được đảm bảo quyền lợi BHYT.

Đầu tư “vá” lỗ hổng nhân lực chất lượng cao

Cũng theo BS Đặng Quang Sinh, lượng bệnh nhân đông cũng có “hai mặt”, bởi điều này chứng tỏ niềm tin của người bệnh với Bệnh viện, tăng nguồn thu cho Bệnh viện, nâng cao đời sống cho cán bộ, đầu tư trang thiết bị… Tuy nhiên, việc này cũng khiến Bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải. 33 bác sĩ của toàn viện, mỗi khoa chỉ có 2 -3 bác sĩ, cùng nhân viên khác phải căng mình để chăm sóc, điều trị bệnh nhân. Ngoài giờ hành chính, Bệnh viện phải bố trí trên 20 cán bộ ở các vị trí thường trực. “Do lượng bệnh nhân tăng đột biến, Bệnh viện vừa được mở rộng quy mô giường bệnh thêm 100 giường, nâng tổng số lên 340 giường, nhưng bác sĩ vẫn thiếu vô cùng. Chúng tôi “thèm muốn” có thêm khoảng 30 bác sĩ nữa mới đảm đương “hòm hòm” công việc”, BS Đặng Quang Sinh chia sẻ.

Thiếu nhân lực cũng là nỗi lo lắng của toàn ngành Y tế Lào Cai. Toàn tỉnh chỉ có 561 bác sĩ, với 2 bác sĩ chuyên khoa 2 (BSCK). Tại Bệnh viện huyện Si Ma Cai, chỉ vỏn vẹn 7 bác sĩ, trong đó đã có 3 bác sĩ làm quản lý. Do thiếu nhân lực, nhiều bác sĩ ở bệnh viện huyện phải làm nhiều chuyên khoa một lúc. Trong khi đó, ở BVĐK tỉnh quy mô 600 giường bệnh, hiện chỉ có 156 bác sĩ. BS Phạm Văn Hùng, Giám đốc BVĐK tỉnh Lào Cai cho biết, đến năm 2020, Bệnh viện mở rộng quy mô lên 1.000 giường, phải thêm 150 bác sĩ nữa mới đáp ứng được nhu cầu. Lãnh đạo Bệnh viện cũng lo nỗi lo “chảy máu chất xám” khi không ít bác sĩ có trình độ xin nghỉ việc chuyển đến nơi có điều kiện tốt hơn. Thậm chí, có bác sĩ được cử đi đào tạo nâng cao tay nghề ở tuyến trên, trở về tỉnh sẵn sàng đền bù gấp đôi số tiền được “đầu tư” để “ra đi”. Theo chia sẻ của lãnh đạo BVĐK tỉnh, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến tinh thần của “người ở lại”, trong khi số tuyển được mới rất ít ỏi. Do đó, năm 2016, Bệnh viện đã phải thuê cán bộ tư vấn pháp luật để tư vấn cho Bệnh viện trong ký cam kết ràng buộc “giữ nhân tài”.

Để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, cuối tháng 7/2016, HĐND tỉnh Lào Cai đã ban hành Nghị quyết về chính sách thu hút, đãi ngộ, hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 – 2020. Theo đó, từ 1/8/2016, người có học vị Tiến sỹ, Thạc sĩ y khoa được hưởng lần lượt 240 – 80 triệu đồng khi về Lào Cai công tác. Bác sĩ chuyên khoa cấp II, bác sĩ nội trú được hưởng 150 triệu đồng, còn bác sĩ chuyên khoa cấp I được hưởng 100 triệu đồng. Bác sĩ đa khoa đào tạo hệ chính quy về công tác tại tuyến huyện được hỗ trợ 120 triệu đồng nếu tốt nghiệp loại giỏi và 80 triệu nếu đạt loại khá. Đặc biệt, tốt nghiệp loại giỏi về tuyến xã được hỗ trợ 140 triệu đồng, loại khá được 100 triệu đồng. Nếu tốt nghiệp loại trung bình hoặc trung bình khá, được hưởng 80 triệu đồng. Việc hỗ trợ này được cấp một lần với điều kiện công tác tại tỉnh Lào Cai tối thiểu 8 năm. Riêng bác sĩ về cơ sở y tế tuyến xã công tác tối thiểu 5 năm.

Nghị quyết trên đây cũng nêu rõ chính sách đãi ngộ đối với người có trình độ sau đại học và bác sĩ nội trú làm việc trong các cơ sở khám, chữa bệnh và các đơn vị khối y tế dự phòng của tỉnh, với mức hưởng phụ cấp đãi ngộ hàng tháng tùy theo trình độ và vị trí làm việc, có thể hưởng từ 0,5 - 1,5 lần mức lương cơ bản. Ngoài ra, người có nhu cầu đi nâng cao đào tạo theo chính sách hỗ trợ đào tạo được hưởng trợ cấp một lần (cao nhất lên tới 1,1 tỷ đồng), tùy theo từng trình độ đào tạo, trong đó ưu tiên cho nữ giới và người dân tộc thiểu số.

Lãnh đạo Sở Y tế và BVĐK tỉnh Lào Cai cũng khẳng định, việc “vá lỗ hổng” nhân lực chất lượng cao không chỉ đơn thuần hỗ trợ một số tiền là xong, bởi đó chỉ là thu hút mang tính khởi đầu. Môi trường làm việc với đầy đủ trang thiết bị, điều kiện phát triển, thu nhập… là những vấn đề mà cấp ủy, chính quyền, ngành Y tế tỉnh phải quan tâm xử lý nếu muốn giữ chân thầy thuốc giỏi, không “chảy máu chất xám” cán bộ y tế có trình độ.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

Không chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Cứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Trẻ có nguy cơ tăng huyết áp nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy tình trạng sức khỏe của bà mẹ khi mang thai có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sau này của trẻ. Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, nếu mẹ bị béo phì, đái tháo đường và tăng huyết áp khi mang thai thì em bé cũng có thể bị tăng huyết áp.

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp

Nhận diện các triệu chứng viêm âm đạo thường gặp

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Viêm âm đạo là vấn đề sức khỏe quen thuộc ảnh hưởng đến nhiều phụ nữ, đặc biệt chị em trong độ tuổi sinh sản. Việc trang bị kiến thức để nhận diện sớm các tín hiệu bất thường và chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa giúp bảo vệ sức khỏe phụ khoa.

Ra máu âm đạo bất thường có phải là dấu hiệu mắc ung thư cổ tử cung?

Ra máu âm đạo bất thường có phải là dấu hiệu mắc ung thư cổ tử cung?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Ra máu âm đạo bất thường là tình trạng chảy máu xảy ra ngoài chu kỳ kinh nguyệt bình thường của phụ nữ. Đây là một trong những dấu hiệu phổ biến nhất cho thấy có thể có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung.

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn

5 loại thực phẩm giúp lão hóa khỏe mạnh và minh mẫn hơn

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Có một tuổi già khỏe mạnh và trí óc còn minh mẫn là ước muốn của mọi người. Lối sống và dinh dưỡng là yếu tố góp phần quan trọng giúp chúng ta đạt được điều đó. Các nhà khoa học đã phát hiện ra một số loại thực phẩm có lợi cho quá trình lão hóa khỏe mạnh ở con người.

4 dấu hiệu cảnh báo ung thư vú phụ nữ không nên bỏ qua

4 dấu hiệu cảnh báo ung thư vú phụ nữ không nên bỏ qua

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù không phải tất cả những bất thường ở vú đều là ung thư nhưng việc nhận biết sớm các dấu hiệu nghi ngờ là rất quan trọng, điều này góp phần vào khả năng điều trị thành công và cải thiện chất lượng cuộc sống cho người bệnh.

Top