Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi lo chưa bao giờ dứt về nạn tảo hôn ở miền Tây xứ Nghệ

Thứ năm, 14:54 27/03/2025 | Dân số và phát triển

GĐXH - Tảo hôn, câu chuyện tưởng chừng cũ nhưng vẫn là nỗi trăn trở tại những bản làng vùng cao Nghệ An. Những đứa trẻ đáng lẽ đang ngồi trên ghế nhà trường lại phải rời sách vở để lập gia đình khi chưa đủ tuổi.

Bỏ học theo chồng

Mùa Y Phương và Mùa Y Phượng, hai nữ sinh lớp 11 tại Trường THPT Kỳ Sơn, từng có nguy cơ bỏ học để lấy chồng. Gia đình khó khăn, cha mất sớm, mẹ không có việc làm, con đường học vấn của các em tưởng như đã khép lại. Nhưng nhờ chương trình "Mẹ đỡ đầu", các em nhận được sự hỗ trợ từ nhà trường, được miễn phí các khoản đóng góp và nhận trợ cấp mỗi tháng 300.000 đồng. Điều này giúp các em tiếp tục theo đuổi con chữ thay vì bước vào cuộc sống hôn nhân quá sớm.

Tảo hôn - Cuộc chiến chưa có hồi kết - Ảnh 1.

Học sinh tảo hôn hoặc có ý định nghỉ học giữa chừng đã được tuyên truyền, vận động quay trở lại trường học.

Nhiều học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác tại Trường THPT Kỳ Sơn thường xuyên nhận được sự hỗ trợ từ các tổ chức, đoàn thể. Riêng dịp Tết Nguyên đán, nhà trường đã huy động gần 100 triệu đồng trao quà cho học sinh thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo và học sinh dân tộc thiểu số. Đây cũng là một trong những giải pháp giúp nhà trường duy trì sĩ số, hạn chế tình trạng học sinh vì khó khăn mà phải bỏ học, lập gia đình sớm.

Ông Lê Văn Tảo, Hiệu trưởng nhà trường cho biết, tình trạng học sinh bỏ học đã giảm đáng kể so với trước. "Để đạt được kết quả này, ngoài việc phải chăm lo, quan tâm học sinh chúng tôi phải thường xuyên họp phụ huynh, phối hợp với các ban, ngành trong công tác tuyên truyền, vận động. Những trường hợp có nguy cơ bỏ học cao, nhà trường yêu cầu giáo viên chủ nhiệm trực tiếp liên lạc với gia đình, nắm bắt tâm tư tình cảm, "vướng" nơi nào sẽ "gỡ" ở đó", ông Lê Văn Tảo nói.

Tại Trường PTDTBT THCS Mường Lống, nơi có 99% học sinh là người Mông, sau Tết, vẫn có 5 học sinh nữ bỏ học lấy chồng. Tuy nhiên, nhờ sự vào cuộc kịp thời của nhà trường và chính quyền địa phương, hai em đã quay trở lại lớp học. "Trước đây, mỗi năm có hơn 10 em nghỉ học để lập gia đình. Nhưng giờ đây, nhờ tuyên truyền mạnh mẽ và sự thay đổi nhận thức của phụ huynh, con số này đã giảm dần", Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Mường Lống, ông Lô Khăm Phu chia sẻ.

Tảo hôn - Cuộc chiến chưa có hồi kết - Ảnh 2.

Một góc bản Đỉnh Sơn 1, huyện Kỳ Sơn.

Thực tế, việc vận động học sinh quay lại trường không hề đơn giản. Có những em đã theo chồng đi xa, có em dù lấy chồng ở xã bên nhưng liên tục trốn tránh khi thầy cô đến vận động. "Chúng tôi lo nếu ép quá, các em có thể có hành động dại dột. Vì thế, phải kiên trì, mềm dẻo trong tuyên truyền", ông Phu nói.

Nhận thấy tảo hôn là vấn đề nan giải, bản Đỉnh Sơn 1, xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn triển khai mô hình "Gia đình, dòng họ, bản, khối không tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống". Người dân trong bản cùng nhau ký cam kết không tổ chức kết hôn khi chưa đủ tuổi, không để con cháu bỏ học vì tảo hôn, loại bỏ các hủ tục lạc hậu. Nỗ lực này mang lại kết quả đáng khích lệ. Trong năm 2024, bản Đỉnh Sơn 1 không còn trường hợp tảo hôn. Tỷ lệ học sinh bỏ học giảm đáng kể, giúp các em có cơ hội tiếp tục học tập, phát triển.

Trước đây, Đỉnh Sơn từng là điểm nóng của nạn buôn bán bào thai, khi có những em gái chưa đủ tuổi trưởng thành đã bị dụ dỗ mang thai rồi bán với giá từ 40 - 80 triệu đồng. Nhờ nỗ lực tuyên truyền, vận động, tình trạng này đã chấm dứt. "Chúng tôi tổ chức nhiều cuộc họp, mời già làng, trưởng bản và những người có uy tín trong cộng đồng để tuyên truyền. Chính quyền cũng hỗ trợ sinh kế, giúp bà con không còn phải bán con kiếm tiền", ông Lữ Văn May, Trưởng bản Đỉnh Sơn 1 cho biết.

Giải pháp đa chiều

Dù đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng tảo hôn vẫn là một thách thức lớn ở Kỳ Sơn. Theo thống kê, từ năm 2019 đến nay, toàn huyện có gần 1.000 trường hợp tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. Riêng năm 2024, con số này là 174 trường hợp, trong 2 tháng đầu năm 2025 có 41 trường hợp.

Tảo hôn - Cuộc chiến chưa có hồi kết - Ảnh 3.

Huyện Kỳ Sơn triển khai mô hình "Gia đình, dòng họ, bản, khối không tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống" tại bản Đỉnh Sơn 1, xã Hữu Kiệm.

Tại huyện biên giới này, chính quyền địa phương không chỉ dừng lại ở công tuyên truyền mà còn thực hiện các biện pháp mạnh để xử lý vi phạm. Vào năm 2024, các trường hợp vi phạm đã bị xử phạt chính, góp phần thu ngân sách gần 300 triệu đồng.

Ngoài ra, chính quyền địa phương liên tục tuyên truyền, nâng cao nhận thức về giới hạn chế độ hôn nhân, đặc biệt là hôn nhân cận huyết. Nhiều hoạt động truyền thông về sức khỏe sinh sản cho phụ nữ, dinh dưỡng cho trẻ nhỏ, cảnh báo những nguy cơ của việc sinh con sớm và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của thế hệ sau trong các trường hợp hôn nhân cận huyết.

"Mô hình ở Đỉnh Sơn 1 không chỉ là một giải pháp phòng chống tảo hôn mà còn là chiến lược dài hạn đến năm 2030. Chúng tôi đặt mục tiêu thay đổi nhận thức, giúp người dân hiểu rõ hệ lụy của tảo hôn để dần xóa bỏ vấn nạn này", ông Lầu Bá Choòng, Trưởng phòng Tư pháp, UBND huyện Kỳ Sơn nhấn mạnh.

Bằng những nỗ lực từ chính quyền, nhà trường và cộng đồng, tình trạng tảo hôn ở Kỳ Sơn đang từng bước được kiểm soát. Quan trọng hơn, những đứa trẻ vùng cao đã có thêm cơ hội được học hành, được nuôi dưỡng ước mơ thay vì bị ràng buộc vào cuộc sống hôn nhân quá sớm.

Trở lại xã biên giới từng là "điểm nóng" của nạn vượt biên đi bán bào thaiTrở lại xã biên giới từng là 'điểm nóng' của nạn vượt biên đi bán bào thai

GĐXH - Bản Đỉnh Sơn 1 và 2, xã Hữu Kiệm, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An từng là "điểm nóng" của nạn mua bán bào thai. Nhưng giờ đây, nhờ sự vào cuộc quyết liệt của chính quyền địa phương, tình trạng này đã chấm dứt.

Hoàng Trinh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

8 nguyên nhân tiềm ẩn gây đau núm vú và cách điều trị

Dân số và phát triển - 20 giờ trước

Có nhiều nguyên nhân gây đau núm vú, trong đó một số nguyên nhân đơn giản nhưng cũng có những tình trạng nghiêm trọng tiềm ẩn cần lưu ý.

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?

Độ tuổi lớn nhất mà phụ nữ có thể mang thai tự nhiên là bao nhiêu?

Dân số và phát triển - 20 giờ trước

Nhiều phụ nữ lớn tuổi có mong muốn sinh con bằng phương pháp mang thai tự nhiên, vậy cơ hội và rủi ro là gì?

Sự thật bất ngờ: Đàn ông có tinh trùng khỏe mạnh sống thọ hơn

Sự thật bất ngờ: Đàn ông có tinh trùng khỏe mạnh sống thọ hơn

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Một nghiên cứu mới cho thấy, những người đàn ông có tinh trùng khỏe và bơi nhanh không chỉ có khả năng sinh sản tốt hơn mà còn sống thọ hơn.

Rối loạn cương dương bắt đầu ở độ tuổi nào, có chữa khỏi không?

Rối loạn cương dương bắt đầu ở độ tuổi nào, có chữa khỏi không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiều nam giới lo lắng về vấn đề rối loạn cương dương do những năm gần đây, tình trạng này đang có xu hướng trẻ hóa.

4 dấu hiệu lạc nội mạc tử cung chị em không nên bỏ qua

4 dấu hiệu lạc nội mạc tử cung chị em không nên bỏ qua

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhiều phụ nữ phải chịu đựng những triệu chứng lạc nội mạc tử cung trong nhiều năm mà không nhận ra tác hại của chúng đối với sức khỏe và khả năng sinh sản. Dưới đây là hướng dẫn nhận biết về các dấu hiệu của bệnh lạc nội mạc tử cung.

Chính thức công bố mẫu Logo mới của ngành Dân số

Chính thức công bố mẫu Logo mới của ngành Dân số

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH – Theo Cục Dân số, các tổ chức, cá nhân sử dụng mẫu Logo ngành Dân số đúng mẫu để tuyên truyền về ý nghĩa, vai trò và tầm quan trọng của công tác dân số trong tình hình mới.

Từ 20/3/2025, không kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3

Từ 20/3/2025, không kỷ luật đảng viên sinh con thứ 3

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Theo hướng dẫn mới của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, đảng viên sinh con thứ 3 trở lên không còn bị xử lý kỷ luật. Hướng dẫn này có hiệu lực từ ngày 20/3/2025.

Nỗ lực đưa giới tính khi sinh trở lại mức cân bằng

Nỗ lực đưa giới tính khi sinh trở lại mức cân bằng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Hệ lụy của mất cân bằng giới tính về lâu dài sẽ dẫn đến tình trạng thừa nam thiếu nữ ở độ tuổi kết hôn và sinh đẻ, tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội.

Triệu chứng tiền mãn kinh từ tuổi 30 ít chị em chú ý

Triệu chứng tiền mãn kinh từ tuổi 30 ít chị em chú ý

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Độ tuổi tiền mãn kinh thường dao động trong khoảng từ 40 đến ngoài 50 tuổi nhưng sự thật phụ nữ có thể xuất hiện triệu chứng tiền mãn kinh ngay từ tuổi 30. Điều này khiến họ phải chịu đựng nhiều khó chịu rất lâu mà không biết.

Thủ thuật cắt bao quy đầu có rủi ro và biến chứng tiềm ẩn gì?

Thủ thuật cắt bao quy đầu có rủi ro và biến chứng tiềm ẩn gì?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Cắt bao quy đầu là một thủ thuật ngoại khoa khá phổ biến, thường được thực hiện để điều trị các vấn đề liên quan đến bao quy đầu. Tuy nhiên, nó vẫn tiềm ẩn một số nguy cơ và biến chứng.

Top