Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi lo sợ của người xin tinh trùng để có con

Thứ tư, 06:09 12/07/2017 | Dân số và phát triển

Do hiếm muộn, các cặp vợ chồng buộc phải ghi tên xếp hàng tại các ngân hàng tinh trùng để có thể có con. Kèm theo đó, họ có những nỗi lo sợ không phải ai cũng biết.

Quá trình hiến tinh trùng diễn ra như thế nào? Khi đồng ý hiến tặng tinh trùng, nam giới sẽ phải trải qua các bước, bao gồm việc tự lấy tinh dịch.

Các cặp đôi có chồng bị bất thường, khiếm khuyết về tinh trùng, trên thế giới và cả Việt Nam có hai xu hướng: cố gắng chữa nhờ vào kỹ thuật hiện đại giúp cho những người có ít tinh trùng, tinh trùng yếu vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm; hoặc tới ngân hàng để xin tinh trùng.

Tinh trùng hiến tuyệt đối phải vô danh

Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà, Trưởng bộ môn Mô - Phôi, Đại học Y Hà Nội; Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép cho biết việc xin - cho tinh trùng là một hành động ý nghĩa.

Đây là một trong những cơ sở được phép tiếp nhận tinh trùng hiến và hỗ trợ các ca xin tinh trùng để có con.

Tuy nhiên, ngay với bản thân người nhận vẫn còn tồn tại nhiều e ngại. Trước hết là việc lo sợ bị đòi hoặc chia sẻ con. Nhiều cặp hiếm muộn sau khi nhận tinh trùng thường chọn cách chuyển chỗ ở, thay số điện thoại vì sợ người hiến sẽ tìm đến nhận con.

Về điều này, chuyên gia cho biết quy định cho và nhận tinh trùng, nguyên tắc rất quan trọng cần đảm bảo là người hiến phải bí mật, tự nguyện và vô danh.

Theo ông, sau khi hiến và thu được mẫu tinh trùng đảm bảo chất lượng, toàn bộ thông tin của người cho sẽ được xóa bỏ, mẫu tinh trùng được mã hóa bằng con số.

Trong trường hợp người nhận dẫn theo người hiến đến cơ sở y tế, họ cũng không được phép dùng ngay mẫu tinh trùng của người đó để thụ thai. Khi đó, mẫu tinh trùng sẽ được đổi, thay thể bằng một mẫu ngẫu nhiên khác.

Do đó, đứa con sau khi được thụ thai thành công từ mẫu tinh trùng hiến tặng vĩnh viễn không thể biết được ai là người bố sinh học của mình, kể cả trong các trường hợp bắt buộc phải tìm huyết thống để chữa bệnh (ghép tạng, ghép tủy,…).

Chuyên gia chia sẻ một số trường hợp người đến hiến yêu cầu muốn biết người nhận là ai. Song theo quy tắc, các bác sĩ không thể tiết lộ. Thực tế, việc chọn mẫu tinh trùng để hỗ trợ sinh sản cho người nhận là ngẫu nhiên. Do đó, khả năng đòi con sau này sẽ không thể xảy ra.

Các mẫu tinh trùng hiến phải được kiểm tra kỹ lưỡng, đánh giá chất lượng trước khi cho người nhận. Ảnh: Duy Anh.
Các mẫu tinh trùng hiến phải được kiểm tra kỹ lưỡng, đánh giá chất lượng trước khi cho người nhận. Ảnh: Duy Anh.

Mối nguy khi cho - nhận tinh trùng chui

Việc cho - nhận tinh trùng phải được thực hiện với những quy định về pháp lý, chuyên môn rõ ràng. Trong đó, người hiến tình nguyện và người nhận không được phép biết mặt nhau. Thực tế, nhiều cặp vợ chồng đã chấp nhận việc xin tinh trùng chui bằng cách quan hệ trực tiếp.

Lý do là muốn giảm chi phí, ngại thủ tục hoặc quá sốt ruột khi ngân hàng tinh trùng khan hiếm. Điều này sẽ kéo theo nhiều nguy cơ.

TS Hà cho biết việc quan hệ trực tiếp không phải lúc nào cũng “trăm phát trăm trúng”, nhất là trong trạng thái căng thẳng khi đi xin tinh trùng chui. Do đó, đây không phải là cách làm khôn ngoan.

Hành động này sẽ khiến cả hai bên đứng trước nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục như nhiễm HIV và các bệnh truyền nhiễm khác cho người mẹ, thậm chí cả người chồng.

Thậm chí, điều này còn tạo cơ hội cho nhiều kẻ muốn lợi dụng phụ nữ để thỏa mãn nhu cầu xác thịt. Đặc biệt, việc cho, thậm chí bán tinh trùng tràn lan, không được kiểm soát sẽ dẫn tới nguy cơ nhiều đứa trẻ cùng cha được sinh ra, tăng nguy cơ lấy người cận huyết.

Để tránh các nguy cơ trên, chuyên gia khuyến cáo việc thụ tinh nên được thực hiện tại các trung tâm uy tín để đảm bảo đứa con được hình thành từ những tinh trùng khỏe mạnh nhất.

Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà, Trưởng bộ môn Mô - Phôi, Đại học Y Hà Nội; Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép . Ảnh: Việt Hùng.
Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hà, Trưởng bộ môn Mô - Phôi, Đại học Y Hà Nội; Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ sinh sản và Công nghệ mô ghép . Ảnh: Việt Hùng.

Nguy cơ hôn nhân cận huyết khó xảy ra

Một trong những lý do khiến ngân hàng tinh trùng luôn khan hiếm là tâm lý e dè, lo ngại về nguy cơ kết hôn cận huyết giữa những đứa con sinh ra do tinh trùng của cùng một người bố.

TS Hà khẳng định điều này có thể xảy ra nhưng rất khó ở một nước có dân số như Việt Nam. Thậm chí ở nước ngoài, mỗi người có thể hiến cho 5-6 người nhận.

Ở nước ta, quy định về cho và nhận tinh trùng rất rõ ràng. Những người hiến tặng tại trung tâm chỉ được phép cho một lần duy nhất. Tinh trùng của người cho cũng chỉ được sử dụng cho một người nhận. Vì vậy, chuyện hai đứa trẻ sinh ra cùng mẫu tinh trùng gặp nhau, kết hôn là rất khó.

Tuy nhiên điều này chỉ đảm bảo nếu việc cho và nhận được thực hiện tại các bệnh viện, trung tâm uy tín được cấp phép và có nguồn tinh trùng rõ nguồn gốc, chất lượng đã được sàng lọc cẩn thận.

Theo Zing

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Ung thư vú có di truyền không?

Ung thư vú có di truyền không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ung thư vú là loại ung thư thường gặp nhất và gây tử vong cao nhất trong các loại ung thư ở nữ giới. Tại Việt Nam, ung thư vú cũng là loại ung thư có tỷ lệ mắc cao nhất. Vậy ung thư vú có di truyền không và làm cách nào để tầm soát ở giai đoạn sớm?

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Cực hiếm: Người phụ nữ mang 4 thai tự nhiên

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đây là một tình huống đặc biệt hiếm trong sản khoa, với tỷ lệ gặp chỉ khoảng 1/700.000 – 1/800.000 ca mang thai tự nhiên.

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Bất ngờ với lý do người vợ trẻ ôm tờ xét nghiệm ADN khóc nức nở

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Sau 4 giờ dài dằng dặc chờ đợi kết quả ADN nhưng mọi chuyện không thuận theo mong mỏi, người phụ nữ trẻ ôm tờ kết quả xét nghiệm, gục đầu khóc nức nở.

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Bé gái ở Phú Thọ chào đời với cân nặng 5kg

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Sau sinh, trẻ hồng hào, khóc to, phản xạ tốt. Được biết, trong suốt thai kỳ, sản phụ tăng 20kg và hoàn toàn khỏe mạnh.

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

5 bí quyết chăm sóc ngực mẹ sau sinh giúp tránh tắc tia sữa, nứt núm vú

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Tắc tia sữa, nứt núm vú là tình trạng phổ biến, gây đau đớn và ảnh hưởng đến quá trình nuôi con bằng sữa mẹ. Tuy nhiên, chỉ với vài thói quen chăm sóc ngực đơn giản mỗi ngày, mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh hiệu quả.

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Tiếng khóc của trẻ báo hiệu bệnh lý, cần cho trẻ kiểm tra sớm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Theo nghiên cứu, trẻ sơ sinh có thể phát ra từ 5 đến 7 loại tiếng khóc khác nhau, tương ứng với các nhu cầu và cảm xúc khác nhau...

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Mẹ bị viêm tuyến vú có cho con bú được không?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Viêm tuyến vú không những gây khó khăn, đau đớn khi cho con bú mà còn dễ có nguy cơ nhiễm trùng áp-xe vú nếu không được điều trị kịp thời. Vậy mẹ có nên cho con bú khi bị viêm tuyến vú không?

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

10 dấu hiệu của ung thư tuyến tiền liệt có thể nhầm lẫn với bệnh lý khác

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Ung thư tuyến tiền liệt thường xuất hiện với những triệu chứng khó nhận biết, dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe ít nghiêm trọng hơn. Đừng bỏ qua những 10 dấu hiệu dưới đây, bởi việc phát hiện sớm có ý nghĩa quyết định trong điều trị.

Top