Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nỗi lo trước dịch tay chân miệng: Biến đổi bất thường

Thứ tư, 08:23 27/07/2011 | Xã hội

GiadinhNet - Các tỉnh phía Bắc hiện đang lo ngại dịch tay chân miệng (TCM) có những đột biến bất thường.

Còn ở các tỉnh phía Nam, dịch dường như bùng phát "không có đỉnh". Nhiều chuyên gia y tế đang lo ngại đỉnh dịch TCM năm nay không theo quy luật như các năm trước, nhóm tuổi mắc bệnh và chết cao hơn.
 
Người lớn lây bệnh từ trẻ nhỏ

Trước những thông tin dịch TCM đang lây sang người lớn, rất nhiều người đã tỏ ra lo sợ. Gặp chị Vũ Thị Hoài (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) trước cửa phòng khám bệnh BV Bệnh Nhiệt đới TƯ, chị cho biết: "Nửa tháng trước con trai tôi bị bệnh TCM, tôi phải vào viện chăm. Vừa rồi, nghe thông tin người lớn cũng mắc bệnh do trực tiếp chăm sóc con, tôi lo quá. Hai hôm nay tôi bị sốt cao, uống thuốc vẫn không giảm. Thấy đau họng, biếng ăn, mệt mỏi, sợ quá tôi phải vào kiểm tra ngay".
 

Trẻ nhỏ là đối tượng dễ mắc bệnh TCM. Ảnh: Huyền Trang


Ths.BS Nguyễn Tiến Lâm, Trưởng khoa Virus - Ký sinh trùng (BV Bệnh Nhiệt đới TƯ) cho biết, trước diễn biến dịch TCM đang phát triển mạnh và có nguy cơ lây sang người lớn, nhiều người rất hoang mang. Tuy nhiên, tới thời điểm này bệnh viện chưa tiếp nhận ca người lớn nào bị TCM. Hiện tại, theo thông tin của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Vĩnh Long đã có vài ca khẳng định mắc TCM và có ba ca ở tỉnh Thanh Hóa đang nghi ngờ. Những trường hợp này đều là bố mẹ trực tiếp chăm sóc con bị bệnh  TCM. Họ đều có các dấu hiệu của bệnh TCM như sốt, phỏng bàn chân tay, loét miệng... 

Theo giải thích của BS Lâm, bệnh TCM do virus gây nên, có thể lây lan qua tiếp xúc. Và khi người lớn tiếp xúc với virus gây bệnh thì cũng có thể mắc bệnh. BS Lâm cho rằng: Bản chất của bệnh này lây qua đường tiêu hóa nhưng trẻ nhỏ thường chưa có ý thức để thực hiện vệ sinh cũng như thực hiện các biện pháp để phòng chống dịch bệnh theo đường tiêu hóa. Trẻ lại có sức để kháng yếu. Hơn nữa, trẻ nhỏ hay tụ tập ở những nơi đông người hơn người lớn như ở nhà trẻ, trường học... nên hay mắc bệnh hơn. Còn người lớn ít bị bệnh do sức đề kháng tốt hơn. Họ cũng có ý thức hơn trong việc vệ sinh phòng chống các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa nói chung và CTM nói riêng. Tuy nhiên, cũng có nhiều người lớn bị suy giảm miễn dịch như người nghiện rượu, tiểu đường, mắc bệnh mãn tính, có thói quen dùng Corticoed... dẫn tới giảm miễn dịch nên dễ bị cảm nhiễm.

Phụ nữ mang thai cũng có thể bị nhiễm bệnh. Hiện chưa có nghiên cứu về ảnh hưởng đến dị dạng thai nhưng hầu hết khi nhiễm virus đều có thể ảnh hưởng thai nhi, nhất là những thai nhi sớm. Và khi mẹ bị tổn thương, có biến chứng về não, tim, phổi...  thì sẽ ảnh hưởng đến con. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến cấu trúc mà còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu bà bầu bị nhiễm virus gây bệnh trước khi sinh, mẹ có thể truyền virus cho con. Theo BS Lâm, biểu hiện thường thấy là sốt, đau họng, biếng ăn, mệt mỏi, nổi bóng nước. Bóng nước ban đầu chỉ là những chấm đỏ nhỏ sau đó biến thành bọng nước và vỡ ra. Bóng nước thường xuất hiện ở lưỡi, nướu và bên trong má. Ngoài ra còn thấy ở lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, một số trường hợp nổi ở mông. Cũng có một số trường hợp chỉ xuất hiện ở miệng.

Người lớn cũng phải thực hiện các biện pháp dự phòng. Khi trông trẻ cần hạn chế tiếp xúc, vệ sinh tay trước và sau khi chăm trẻ, nhất là khi tiếp xúc với phân, chất nôn của trẻ. Phải đảm bảo vệ sinh ăn uống, thực hiện ăn chín uống sôi. Khi có những biểu hiện bệnh thì cần nhanh chóng đến các bác sĩ chuyên khoa để khám, xét nghiệm cho điều trị.
 

Trước dịch chân tay miệng lan sang người lớn, nhiều người dân hoang mang (ảnh chụp tại BV Bệnh Nhiệt đới TƯ).

 
Bệnh dịch có những biến đổi bất thường
 
Đã có 59 ca tử vong do bệnh tay chân miệng

"Tính đến nay cả nước đã có hơn 18.000 ca mắc bệnh TCM, trong đó có 59 ca tử vong. Những địa phương có số ca mắc nhiều là Đồng Tháp, Bình Dương, Đồng Nai...  TP Hồ Chí Minh có số ca tử vong cao nhất với 21 ca. Hiện bệnh chưa có dấu hiệu giảm, nhiều trẻ trên 5 tuổi và cả người lớn cũng mắc bệnh. Dự báo từ tháng 9 - 11 sẽ là tháng đỉnh dịch".  
TS Nguyễn Văn Bình,
Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng
(Bộ Y tế)
Ngồi bên giường bệnh của con gái mới 3 tuổi ở Khoa Nhiễm - Thần kinh BV Nhi Đồng 1, TPHCM, chị Hoàng Anh Th. (ngụ Q.Bình Tân, TP HCM) than thở: "Mới cách nay hai tuần, cháu bị bệnh, được bác sĩ chẩn đoán bị bệnh TCM. Lần này cháu nhập viện, lại tái phát bệnh cũ". Con chị Th. nhập viện cách đây hai ngày trong tình trạng sốt cao trên 38oC, nổi mẩn đỏ ở lòng bàn tay, mông và mụn nước ở miệng.

BS Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần kinh BV Nhi Đồng 1 cho biết đã có nhiều trường hợp bị mắc TCM được điều trị rồi tái phát. "Đây là dấu hiệu cho thấy dịch bệnh TCM đang có sự biến đổi bất thường, không có khả năng miễn dịch như một số dịch bệnh khác sau lần mắc đầu tiên”. BS Khanh cho rằng, loại chủng virus gây bệnh TCM mới đã xuất hiện từ năm 2005, tuy nhiên do trẻ chưa có hệ miễn dịch với loại virus này nên rất dễ bị tấn công. Với bệnh TCM, trẻ có thể sẽ tái mắc nhiều lần trong thời gian ngắn tính bằng tuần. Điều này sẽ rất nguy hiểm bởi hệ miễn dịch của trẻ chưa phục hồi sau đợt bệnh trước hoặc miễn dịch không đủ mạnh kháng lại virus loại mới.

Trong khi đó, diễn biến dịch bệnh TCM vẫn hết sức phức tạp và đang gây ra sự quá tải nghiêm trọng tại các bệnh viện. Ghi nhận cho thấy, tuần qua Khoa Nhiễm - Thần kinh BV Nhi Đồng 1 luôn thường trực 170 - 180 trẻ nằm điều trị nội trú, trong đó nhiều ca biến chứng nặng phải thở máy.
 
Người lớn thường chủ quan với bệnh

Theo các bác sĩ chính sự chủ quan của người dân đã làm gia tăng nhanh dịch bệnh. Một điều nữa cũng cần quan tâm là nếu TCM do virus Coxsackievirus A16 gây ra thì thường ở thể nhẹ và tự khỏi không cần điều trị trong khoảng từ 7 - 10 ngày. Hiếm khi có biến chứng viêm màng não virus. Nhưng nếu là do Enterovirus 71 thì nguy hiểm hơn, bởi khi virus này gây tổn thương hệ thần kinh trung ương sẽ thể hiện thành bệnh viêm màng não điển hình, biểu hiện là sốt cao, nhức đầu, cứng cổ, buồn nôn, nôn... dễ dẫn đến tử vong nếu phát hiện và điều trị muộn. Năm nay, 20% trường hợp được xác định là do Enterovirus 71.

Lứa tuổi mắc bệnh TCM thường gặp trong năm nay vẫn là nhóm 1- 3 tuổi, tuy nhiên, Ths. BS Đỗ Châu Việt - Trưởng khoa Nhiễm- Thần kinh, BV Nhi Đồng 2, TP HCM cho biết, trong đợt dịch TCM này, BV từng tiếp nhận hai ca trên 10 tuổi có diễn tiến nặng và một trẻ đã tử vong ở tuổi 13. BS Việt nói: "Khi bệnh nhi 13 tuổi nhập viện trong tình trạng sốc, trụy mạch, các BS nghi bé bị sốt xuất huyết vì không có bất cứ một dấu hiệu nào của bệnh TCM. Bệnh nhi này được điều trị tích cực, nhưng đã tử vong sau khi bệnh chuyển sang biến chứng phù phổi. Kết quả kiểm tra cho thấy bé bị nhiễm virus Enterovirus 71 (EV 71). Một bệnh nhi 11 tuổi khác cũng nhập viện trong tình trạng khó thở, phù phổi và được lọc máu liên tục, BS đã phát hiện ra vài nốt hồng ban, dù rất kín đáo, trên cơ thể của bệnh nhi".

TS Trần Ngọc Hữu, Viện trưởng Viện Pasteur cho biết, tính từ đầu năm đến nay, 20 tỉnh, thành phía Nam đã có 17.651 ca mắc bệnh tay chân miệng với 59 ca tử vong. Theo các tài liệu y khoa trên thế giới, từ trước đến nay bệnh TCM thường xuất hiện ở trẻ dưới 5 tuổi. Điều này không có nghĩa là bé lớn hơn hoặc người lớn thì không bị virus tấn công và gây bệnh". BS Khanh cho biết, TCM là bệnh do virus gây nên, có thể lây lan qua tiếp xúc, như vậy, khi người lớn tiếp xúc với virus gây bệnh thì bản thân cũng đã mang mầm bệnh. Chỉ có điều các thống kê từ trước đến nay cho thấy, trên cơ thể người lớn, virus này ít gây nên triệu chứng sốt, nổi bóng nước và biến chứng như ở trẻ con.
 

Để phòng tránh bệnh, cách tốt nhất là thường xuyên rửa tay bằng xà phòng dưới vòi nước chảy, nhất là trước và sau khi nấu ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Các vật dụng, đồ chơi thường dùng của trẻ, sàn nhà, tay nắm cửa, cần được lau rửa bằng nước sạch, rồi khử trùng bằng Cloramin B 5%. Không dùng chung các đồ dùng ăn uống của người bệnh và cách ly người bệnh tại nhà cho đến khi khỏi hẳn. Trong thời điểm dịch diễn biến phức tạp, mọi người nên tránh những nơi đông người hoặc tiếp xúc với các vật dụng của người bệnh. Nguồn: Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế)

 
P.Thuận- H.Trang
hoahue
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Ném đá văng vào nhà hàng xóm, 5 cháu nhỏ bị đánh bầm tím

Ném đá văng vào nhà hàng xóm, 5 cháu nhỏ bị đánh bầm tím

Thời sự - 3 phút trước

Năm cháu nhỏ trong lúc đùa nghịch ném đá không may văng vào nhà hàng xóm. Lúc này người phụ nữ cùng con trai trong nhà đi ra chửi, đánh đập các cháu nhỏ.

Lễ Quốc khánh 2/9/2024 được nghỉ mấy ngày?

Lễ Quốc khánh 2/9/2024 được nghỉ mấy ngày?

Thời sự - 1 giờ trước

GĐXH - Dịp Lễ Quốc khánh năm 2024, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động được nghỉ từ thứ Bảy ngày 31/8 đến hết thứ Ba ngày 3/9, kéo dài 4 ngày.

Nắng nóng sắp quay lại miền Bắc sau không khí lạnh gây mưa dông

Nắng nóng sắp quay lại miền Bắc sau không khí lạnh gây mưa dông

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Từ ngày 10/5, nắng nóng có thể quay trở lại miền Bắc sau đợt mưa dông do ảnh hưởng không khí lạnh, tuy nhiên chưa đến mức độ gay gắt.

Đồng Nai: Hàng chục cảnh sát xuống giếng tìm bé trai mất tích

Đồng Nai: Hàng chục cảnh sát xuống giếng tìm bé trai mất tích

Thời sự - 2 giờ trước

Bé trai đi chơi với bạn rồi bất ngờ mất tích. Gia đình cùng lực lượng chức năng đang nỗ lực tìm kiếm.

Tin sáng 5/5: Thông tin mới nhất vụ tạt sơn 6 ô tô ở Hà Nội; tiết lộ doanh thu khủng 'Lật mặt 7' sau một tuần công chiếu

Tin sáng 5/5: Thông tin mới nhất vụ tạt sơn 6 ô tô ở Hà Nội; tiết lộ doanh thu khủng 'Lật mặt 7' sau một tuần công chiếu

Thời sự - 2 giờ trước

GĐXH - Công an quận Hoàng Mai (Hà Nội) đã bắt giữ nhóm đối tượng gây ra vụ 6 xe ô tô bị tạt sơn tại chung cư; sau 7 ngày công chiếu “Lật mặt 7: Một điều ước” của đạo diễn Lý Hải đã đạt doanh thu vượt mốc 200 tỷ đồng.

3 nhóm đối tượng được điều chỉnh tăng lương hưu từ 1/7/2024

3 nhóm đối tượng được điều chỉnh tăng lương hưu từ 1/7/2024

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Bộ LĐ,TB&XH đã đưa ra phương án đề xuất tăng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội thực hiện từ ngày 1/7/2024 cùng với chính sách tiền lương mới. Ba nhóm đối tượng nào được điều chỉnh tăng lương hưu khi cải cách tiền lương?

Vụ nổ ở Đồng Nai khiến 6 người thiệt mạng: Lò hơi chưa có giấy tờ kiểm định

Vụ nổ ở Đồng Nai khiến 6 người thiệt mạng: Lò hơi chưa có giấy tờ kiểm định

Thời sự - 11 giờ trước

Theo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Đồng Nai, Công ty gỗ Bình Minh chưa đăng ký sử dụng thiết bị an toàn lao động, chưa có các giấy tờ kiểm định lò hơi.

Làm rõ nguyên nhân ô tô bị tạt sơn ở Định Công, bắt 4 đối tượng

Làm rõ nguyên nhân ô tô bị tạt sơn ở Định Công, bắt 4 đối tượng

Pháp luật - 12 giờ trước

Ngày 4/5, Công an quận Hoàng Mai đã bắt giữ nhóm đối tượng gây ra vụ việc 6 xe ô tô bị tạt sơn tại chung cư Nơ 14C và CT16 (khu đô thị Định Công, phường Định Công, quận Hoàng Mai, Hà Nội).

Hà Nội thông tin về bùn thải tràn xuống đường tại khu xử lý chất thải Nam Sơn

Hà Nội thông tin về bùn thải tràn xuống đường tại khu xử lý chất thải Nam Sơn

Đời sống - 12 giờ trước

Mưa lớn bất lợi kéo dài liên tục đã dẫn đến xảy ra sạt lở bờ bao ô lưu chứa bùn tại Ô1 giai đoạn I Khu Liên hiệp xử lý chất thải Nam Sơn. Một phần lượng bùn lưu chứa tại Ô1 chảy xuống khu vực cầu cân và đường nội bộ tiếp giáp bờ suối Lai Sơn.

Vụ nghi ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai: Hỗ trợ học sinh ôn tập và thi học kỳ sau khi khỏi bệnh

Vụ nghi ngộ độc thực phẩm ở Đồng Nai: Hỗ trợ học sinh ôn tập và thi học kỳ sau khi khỏi bệnh

Giáo dục - 12 giờ trước

Lãnh đạo tỉnh Đồng Nai cho biết, UBND thành phố đã chỉ đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo có giải pháp hỗ trợ việc học, ôn tập và thi học kỳ cho các học sinh vụ nghi ngộ độc thực phẩm xảy ra trên địa bàn, giúp các em ổn định tâm lý, yên tâm điều trị.

Top