Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nông dân quắt quay vì hạn hán

Thứ sáu, 10:51 12/06/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Nắng nóng kéo dài kỷ lục, tại Nghệ An, nhiệt độ đo được trong nhiều ngày ở mức 38-40 độ C, có nơi lên tới trên 41-42 độ C. Trời vẫn không có lấy một giọt mưa. Cuộc sống người dân nơi đây rơi vào cảnh khốn khó cùng cực vì thiếu nước.

 

Người nông dân xã Hưng Châu (Hưng Nguyên) nhìn ruộng bỏ hoang mà đứt ruột. 	Ảnh: hồ hà
Người nông dân xã Hưng Châu (Hưng Nguyên) nhìn ruộng bỏ hoang mà đứt ruột. Ảnh: hồ hà

 

Vạn chài mắc cạn

Nắng nóng kéo dài, nhiệt độ phổ biến từ 39- 40 độ C, thậm chí có nơi nhiệt độ còn ghi nhận trên 42 độ C khiến nhiều đoạn trên sông Lam, sông Con rơi vào cảnh trơ đáy, một số đoạn qua các huyện Thanh Chương, Nam Đàn lộ rõ những bãi cát lớn giữa sông, thậm chí ở một số vị trí, người dân có thể lội bộ từ bờ tả ngạn qua bờ hữu ngạn một cách dễ dàng.

Sát chân cầu Rộ (đoạn qua xã Võ Liệt, huyện Thanh Chương) có hơn chục hộ dân vạn chài đang quây quần sinh sống. Nắng nóng gay gắt khiến cho bà con vạn chài cũng không thể mưu sinh. Loay hoay dọn bữa ăn trưa cho chồng và các con dưới cái nắng như đổ lửa, chị Nguyễn Thị Hà thở dài: “Những năm trước cũng nắng, nhưng có bao giờ như thế này. Nếu tình trạng này còn kéo dài thì chúng tôi thiếu cả nước ăn, chứ đừng nói đến chuyện đánh cá”. Chị Hà cũng cho biết, do nước cạn kiệt nên tôm cá cũng ít đi, mà khổ nỗi vì sông trơ đáy nên nhiều ngày qua con thuyền của gia đình chị cũng chỉ nằm một chỗ. Đói quá, dân chài rủ nhau lội ra sông cào hến nhưng giá hến lại đang rẻ nên bữa nào cũng ế ẩm. “Cố gắng lắm mỗi ngày cũng chỉ được trăm ngàn bạc thôi”, chị Hà lắc đầu nói.

Thời điểm hiện tại, dung tích dự trữ của các hồ, đập thủy lợi trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu đều thấp hơn rất nhiều so với cùng kỳ nhiều năm. Nhiều địa phương không thể xuống giống để gieo cấy do bị thiếu nước trầm trọng, ruộng đồng nứt nẻ, khô hạn. Nước hồ Vực Mấu - một trong những công trình thủy lợi lớn ở huyện Quỳnh Lưu - hiện nay đang ở mức thấp chưa từng thấy. “Từ trước tới nay, hồ Vực Mấu là nơi cung cấp nước cho dân vùng này. Những năm hạn hán trước thì cũng vẫn có nước tưới tiêu chứ không cạn trơ như hiện nay”, ông Hồ Đình Toản, xã Quỳnh Tân, Quỳnh Lưu cho biết.

Nói đoạn người đàn ông với làn da cháy đen vì nắng này lại hì hụi xách từng can nước từ hồ đưa về nhà. Ông Toản cho biết, hơn tháng nay nắng nóng quần thảo, không có một giọt mưa, người dân địa phương phải ra hồ để lấy nước sinh hoạt. Có những người phải lặn lội mấy cây số để lấy vài can nước.

Đồng ruộng hóa sa mạc

Chúng tôi về xã Hưng Châu (huyện Hưng Nguyên), nơi chịu đựng hạn hán rất nặng nề. Nơi bắt đầu địa phận xã Hưng Châu là con sông Đào giờ đây đã cạn kiệt, phía trước mắt là cánh đồng bạc trắng, nứt nẻ,  bỏ hoang vì không có nước để gieo trồng.

Đứng bên cánh đồng bạc phếch nắng, anh Nguyễn Văn Hải ở xóm 2, xã Hưng Châu  buồn bã: “Vào thời điểm này, vụ hè thu trước cánh đồng lúa đã lên xanh. Nhưng bây giờ trong tình trạng nứt nẻ, khô khốc, không một giọt nước.  Chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc gieo mạ cho vụ hè thu  nhưng thời tiết như hiện nay tôi đang lo cho hơn 1 mẫu  ruộng của gia đình nguy cơ mất trắng. Nhìn đất bỏ hoang vì hạn mà tiếc đứt ruột”.

Không chỉ ruộng nhà anh Hải mà cả cánh đồng hơn 200ha ở xã Hưng Châu trở thành nơi chăn thả trâu bò vì không có nước để gieo trồng. Ông Nguyễn Ngọc Quyền, Chủ tịch UBND xã Hưng Châu cho biết, xã đã hợp đồng với trạm bơm xã Hưng Xuân để điều tiết nước về nhưng tiền điện ngốn hết 3,8 triệu đồng mà nước cũng chỉ được một nửa kênh phục vụ tưới cho một số diện tích mạ non. Trước nguy cơ 60% diện tích mạ còn lại có nguy cơ chết yểu do nắng hạn, xã Hưng Châu cầu cứu lên huyện. Mới đây, Phòng Nông nghiệp huyện cùng một đơn vị thuỷ lợi đã cho lập trạm bơm dã chiến. “Nguồn nước này cũng chỉ đủ cứu mạ thôi, chứ đừng nói đến chuyện cấy. Nếu tình hình nắng nóng kéo dài, tôi lo cho vụ hè thu này sẽ mất trắng mất thôi”, ông Quyền nói.

Huyện lúa Yên Thành cũng chịu chung tình trạng hạn hán, nắng nóng khiến vùng đồng quê chiêm trũng này điêu đứng. Nhiều cánh đồng ở các xã phía Bắc của huyện như Mã Thành, Tiến Thành, Tân Thành, Lăng Thành, Phúc Thành... đều bị bỏ hoang vì không có nước để gieo trồng.

Đứng bên cánh đồng nứt nẻ chân chim, anh Nguyễn Văn Thanh ở xóm 2, xã Mã Thành cho biết: “Vào thời điểm này, vụ hè thu trước cánh đồng lúa đã lên xanh. Nhưng bây giờ ruộng khô khốc như rang, không một giọt nước. Nhà tôi làm 1 mẫu ruộng, nay thì không thể gieo cấy được”.  Người dân cạnh vùng hồ còn có nước để dùng, những nơi xa hồ thì chỉ còn cách ngồi cầu trời mưa, nước sinh hoạt cũng phải dùng dè sẻn. Hàng trăm hecta ruộng nứt nẻ, không thể canh tác; hầu hết các khe suối, hồ đập đều cạn khô đáy, các giếng khơi trong làng cũng lần lượt hết nước. Người dân đang quắt quay sống chờ mưa.

Ông Huỳnh Thanh Tịnh ở xã Mã Thành đang lúi húi chắt những giọt nước dưới khe nói với chúng tôi: “Múc về cho vợ tắm, còn tôi và mấy đứa con trai lúc nào nóng quá thì tắm chung với... trâu bò. Tình hình này, nước ăn chẳng có mà dùng chứ chưa nói đến nước tắm”.

Khát hạn không chỉ là nỗi ám ảnh thường trực đối với người dân vùng núi, vùng đồng bằng mà tình trạng thiếu nước ngọt còn diễn ra ở các huyện ven biển. Gần một nửa các xã ven biển ở các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu thiếu nước ngọt. Chị Nguyễn Thị Nại, xóm 7, xã Diễn Vạn (Diễn Châu) cho biết: “Ở đây nhà nào cũng xây bể cạn hứng nước mưa để dành phục vụ mùa khô, nhưng trời vẫn không mưa, nước bể dùng có tằn tiện lắm cũng hết. Phải mua nước máy. Nhưng bây giờ nói đến chuyện mua nước máy vô vùng xa xỉ bởi giá đắt quá tới 60.000 đồng/m3”.

Ở một số xã vùng ven biển này, chúng tôi nhận thấy cũng có những công trình nước sạch, những nhà máy nước mới mọc lên. Nhưng nhìn chung, tất cả đều hoạt động kém hiệu quả. Đồng ruộng khô héo nứt toác đất, người dân đen cháy, quắt quay vì thiếu nước. Theo dự báo của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn Trung ương, tại miền Trung, nắng nóng vẫn sẽ tiếp thục kéo dài trong những ngày tới. Vì vậy, bà con nông dân vẫn chưa thể xuống đồng bắt đầu cho vụ mới. Nông dân xứ Nghệ có nguy cơ trắng tay vụ hè thu, cái đói giáp hạt đang cận kề “gõ cửa” mỗi nhà.

 

Gồng mình chống hạn

Toàn tỉnh Nghệ An có 625 hồ đập, trong đó có 64 hồ đập lớn đang trong tình trạng báo động vì lượng nước cạn dần. Theo báo cáo nhanh từ Sở NN&PTNT tỉnh Nghệ An thì do hạn hán nên diện tích gieo cấy vụ  hè thu gặp khó khăn. Toàn tỉnh dự kiến gieo trồng 55.000 ha, mới cấy được 33.000ha, còn lại 22.000ha không thể cấy được do thiếu nước.

Ông Lê Văn Cường - Phó Giám đốc Công ty Thủy lợi Bắc Nghệ An cho biết: “Trước tình hình nắng hạn khốc liệt, Công ty đã huy động nhân lực, vật lực lên phương án lịch tưới ở các hệ thống thủy lợi và hồ chứa, lập trạm bơm dã chiến địa phương để bơm nước các kênh rạch, hỗ trợ tưới. Thế nhưng do nắng nóng kéo dài, các hồ đập mực nước chỉ còn 20- 25% dung tích thiết kế nên không đáp ứng, cấp nước tưới đủ được. Vụ hè thu năm nay đang từng ngày phụ thuộc vào thiên nhiên”.

H.Hà–H.Phương/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
10X Nghệ An tốt nghiệp thủ khoa Đại học Thuỷ lợi với điểm GPA thuộc top 1%

10X Nghệ An tốt nghiệp thủ khoa Đại học Thuỷ lợi với điểm GPA thuộc top 1%

Giáo dục - 10 phút trước

Nguyễn Phi Phong là thủ khoa tốt nghiệp xuất sắc trường Đại học Thủy lợi với điểm trung bình học tập (GPA) đạt 3.85/4.0.

Những người sinh ngày Âm lịch này rất có duyên về tiền bạc

Những người sinh ngày Âm lịch này rất có duyên về tiền bạc

Đời sống - 9 giờ trước

GĐXH - Những người sinh ngày Âm lịch này Thần Tài luôn mỉm cười với họ nhờ đó tiền tài dư dả.

ABBANK gây quỹ thành công 100.000 cây quế, giúp người dân Yên Bái xây dựng tương lai bền vững

ABBANK gây quỹ thành công 100.000 cây quế, giúp người dân Yên Bái xây dựng tương lai bền vững

Xã hội - 11 giờ trước

Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) phối hợp cùng Trung tâm Truyền thông Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) chính thức trao tặng 100.000 cây quế cho bà con xã Pá Lau, huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái, sau hơn 3 tháng phát động gây quỹ.

Danh tính kẻ 'ngáo đá' cầm kéo đâm nhiều người đi đường ở Cần Thơ

Danh tính kẻ 'ngáo đá' cầm kéo đâm nhiều người đi đường ở Cần Thơ

Pháp luật - 12 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng xác định, Đặng Thanh Tùng (37 tuổi) là người điều khiển xe máy, mang theo vật nhọn đâm liên tiếp 4 người trên đường. Tùng bị bắt sau gần 1 ngày lẩn trốn, xét nghiệm nhanh cho kết quả dương tính với ma túy.

Quy định mới nhất về độ tuổi được làm hộ chiếu (passport) năm 2025

Quy định mới nhất về độ tuổi được làm hộ chiếu (passport) năm 2025

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Hộ chiếu (passport) là giấy tờ quan trọng được sử dụng xuất nhập cảnh. Công dân từ bao nhiêu tuổi có thể làm hộ chiếu?

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12

Cảnh báo nguy cơ trượt tốt nghiệp lớp 12

Giáo dục - 14 giờ trước

Gần 32% số bài thi khảo sát lớp 12 của Hà Nội dưới điểm trung bình, trong đó có hàng nghìn bài thi bị điểm liệt. Một trong những nguyên nhân chính là do đề thi theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 có cấu trúc, định dạng mới.

Thanh Hóa: Đề nghị kiểm điểm lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hà Trung

Thanh Hóa: Đề nghị kiểm điểm lãnh đạo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Hà Trung

Thời sự - 15 giờ trước

GĐXH – Thanh tra tỉnh Thanh Hóa chỉ ra nhiều vi phạm tại các dự án, đồng thời đề nghị kiểm điểm Giám đốc và Phó Giám đốc phụ trách Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng (BQLDAĐTXD) huyện Hà Trung.

Hãi hùng cảnh nam thanh niên bị kẻ lạ mặt dùng kéo đâm khi đang dừng đèn đỏ

Hãi hùng cảnh nam thanh niên bị kẻ lạ mặt dùng kéo đâm khi đang dừng đèn đỏ

Pháp luật - 16 giờ trước

GĐXH - Đang dừng chờ đèn đỏ, nam thanh niên bất ngờ bị một người đàn ông đi xe máy cầm kéo đâm thẳng vào lưng. Vụ việc được xác định xảy ra tại TP Cần Thơ. Đối tượng gây án sau đó đã bị lực lượng chức năng khống chế, bắt giữ.

Bảo vệ trẻ khỏi xâm hại tình dục: "Trách nhiệm không được phép trì hoãn"

Bảo vệ trẻ khỏi xâm hại tình dục: "Trách nhiệm không được phép trì hoãn"

Đời sống - 16 giờ trước

GĐXH - Nạn ấu dâm không còn là những câu chuyện rùng rợn trên báo mà đã len lỏi vào từng chiếc smartphone, từng khung chat, từng buổi học thêm tưởng chừng vô hại. Trẻ em là đối tượng yếu thế nhất nhưng lại đang phải tự xoay sở trong một thế giới chưa thực sự an toàn. Đã đến lúc cộng đồng phải chung tay kiến tạo một lá chắn vững chắc - nơi tuổi thơ được bảo vệ và kẻ xấu không còn 'đất' để ẩn nấp.

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý tình trạng đổ trộm phế thải ở ven sông Hồng

Chủ tịch Hà Nội chỉ đạo kiểm tra, xử lý tình trạng đổ trộm phế thải ở ven sông Hồng

Thời sự - 16 giờ trước

GĐXH - Chủ tịch UBND Thành phố chỉ đạo kiểm tra, xử lý thông tin báo điện tử Công thương phản ánh tình trạng đổ trộm phế thải lấn sông Hồng đoạn chảy qua xã Liên Hà, huyện Đan Phượng.

Top