Bão Noru đổ bộ Việt Nam: Nguy cơ gây trượt lở đất, lũ quét ở vùng núi cao gây ra bởi mưa lớn trong đêm nay và rạng sáng 28/9
GiadinhNet - Ngoài gió mạnh, chính quyền và người dân hết sức chú ý đến các hiện tượng mưa dông gây lũ quét, sạt lở đất, trọng tâm là tại các khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Kom Tum và Gia Lai.
Bão Noru đang ở thời điểm mạnh nhất và không có khả năng thành siêu bão
Nhận định về diễn biến bão số 4 (Noru), Trưởng phòng dự báo thời tiết, Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia Nguyễn Văn Hưởng cho biết, đến thời điểm này, bão đang trong tình trạng mạnh nhất và không thể xảy ra khả năng bão mạnh lên cấp 16 (cấp siêu bão).
Khoảng thời gian tâm bão di chuyển vào đất liền (vùng mắt bão) là thời gian lặng gió, nên người dân phải hết sức lưu ý, không chủ quan và không đi ra ngoài vì chỉ khoảng 5 - 10 phút sau đó, gió sau bão di chuyển vào sẽ mạnh hơn, gây nguy hiểm rất lớn. Người dân chỉ có thể an toàn ra ngoài khi theo dõi các bản tin về bão đã ra khỏi khu vực hoặc suy yếu.
Ông Nguyễn Văn Hưởng cũng cảnh báo: Ngoài gió mạnh, chính quyền và người dân hết sức chú ý đến các hiện tượng mưa dông gây lũ quét, sạt lở đất, trọng tâm là tại các khu vực Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Kom Tum và Gia Lai.
Theo ông Hưởng, với những diễn biến mới nhất của bão số 4, Trung tâm quyết định thu hẹp vùng cảnh báo rủi ro thiên tai cấp 4, bao gồm Thừa Thiên-Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam và phía bắc của Quảng Ngãi. Khu vực phía nam Quảng Ngãi, Bình Định trở xuống có mức độ rủi ro thiên tai cấp 3.
Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia vẫn nhận định trong đêm nay và ngày mai (28/9), ở khu vực Trung Trung Bộ, từ Quảng Trị đến Bình Định, khu vực Tây Nguyên, nhất là Kon Tum, Gia Lai là những vùng có mưa rất lớn. Tổng lượng mưa trong đêm nay và ngày mai khoảng 200-300mm. Với lượng mưa như vậy nguy cơ gây trượt lở đất, lũ quét ở vùng núi cao.
Tâm bão vào vùng biển Quảng Trị - Quảng Ngãi
23h30, tại TP Tam Kỳ (Quảng Nam) , trời bắt đầu nổi gió theo từng đợt, ngọn cây nghiêng ngả, nhiều cành bị gãy. Gió kèm theo mưa lớn quật ầm ầm vào mái tôn. Được khuyến cáo, người dân đều ở trong nhà. Những hộ dân ở nhà cấp 4 đã di chuyển đến nhà hàng xóm, người thân có nhà cao tầng để tránh bão.
23h, hiện tâm bão nằm trên vùng biển Quảng Trị - Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất cấp 13 (134-149 km/h), giật cấp 15. Trong 3 giờ tới, bão đi theo hướng tây với vận tốc 20 km/h. Dự kiến rạng sáng 28/9, bão đổ bộ đất liền từ Thừa Thiên - Huế đến Quảng Ngãi với sức gió mạnh nhất cấp 12, giật cấp 14.
Bão giật mạnh ở Lý Sơn, ngược với vẻ yên ắng ở Hội An
22h hôm nay, Bí thư Huyện uỷ Lý Sơn Nguyễn Minh Trí cho biết trên đảo "gió đập mạnh, rất kinh hoàng, không ai dám ra khỏi nhà". Theo đó, Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) đang hứng hứng gió mạnh cấp 8, giật cấp 11 liên tục 5 giờ qua. Đây là khu vực được nhận định chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi bão Noru khi sức gió mạnh nhất có thể lên tới cấp 12-13, giật cấp 15 ở thời điểm bão đổ bộ.
Tương tự, lúc này Đà Nẵng chỉ còn những cơn mưa rải rác, gió nhẹ. Vùng ven sông Hàn và Biển Đông cũng không có gió giật. Song nhiều người lo lắng trước thời tiết yên lặng bất thường có thể tiềm ẩn nguy cơ lớn trước giờ cuồng phong đổ bộ.
Cấm phương tiện các tuyến Nam-Bắc qua khu vực miền Trung, Tây Nguyên từ 22h
Tối 27/9, Cục CSGT (Bộ Công an) thông tin về việc tạm dừng các phương tiện lưu thông tại hai đầu Bắc – Nam qua khu vực miền Trung và Tây Nguyên. Phó Thủ tướng Chính phủ vừa có chỉ đạo, yêu cầu các phương tiện giao thông ở hai đầu các tuyến đường Bắc - Nam tạm dừng hoạt động khi bão vào đất liền để đảm bảo an toàn.
Bão đã gây mưa trên 200 mm
21h30, Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia cho biết bão hiện cách Đà Nẵng khoảng 140km, cách Quảng Nam khoảng 127km, cách Quảng Ngãi khoảng 117km về phía đông, sức gió mạnh nhất 166 km/h, cấp 13-14, giật cấp 16. Trong 3 giờ tới, bão theo thướng tây với tốc độ 20 km/h.
Đà Nẵng mưa xối xả
Đến 20h30, tại Đà Nẵng những cơn gió thổi mạnh, mưa xối xả. Trong khi đó, nhà chức trách đã đóng cầu Thuận Phước (vì gần cửa biển) để không cho người và phương tiện lưu thông. Ở dưới sông Hàn, nhiều ngư dân vẫn ở lại trên thuyền, chưa chịu lên bờ theo yêu cầu của nhà chức trách.
Trước tình hình đó, Cảnh sát giao thông Công an Đà Nẵng đã cử cán bộ, chiến sĩ phối hợp với Thủy đoàn, Bộ đội biên phòng, Công an quận Ngũ Hành Sơn tổ chức xuống từng tàu, thuyền vận động đưa người dân lên bờ trú tránh. Trên các tuyến đường trung tâm Đà Nẵng rất ít người di chuyển. Tại một số tuyến đường đã xuất hiện cây xanh ngã đổ.
Ông Nguyễn Văn Quảng - Bí thư Thành ủy Đà Nẵng cho biết: "Theo thống kê sơ bộ, ở âu thuyền Thọ Quang (quận Sơn Trà) còn khoảng 100 thuyền viên, còn ở Đồng Nò (quận Ngũ Hành Sơn) còn hơn 30 người không chịu lên bờ. Ông Quảng trực tiếp đi kiểm tra nhưng người dân chất vấn ngược lại là nếu họ lên bờ, tàu chìm thì ai chịu trách nhiệm.
Theo ông Quảng, việc người dân lo ngại, bảo vệ tài sản là trở ngại với việc di dân đi khỏi các tàu vào lúc này. Thậm chí có trường hợp đưa lên bờ rồi họ lại lẻn xuống tàu lại.
"Đến 19h, toàn bộ 34 người ở Đồng Nò đã được cưỡng chế lên trên bờ, bố trí chỗ ở, quần áo, chăn mền, thức ăn cho họ", ông Quảng cho biết.
Theo Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, vấn đề khó khăn của thành phố là thời điểm bão đổ bộ, dự kiến khoảng 22h đêm nay, thì đúng vào thời điểm triều cường. Trong khi mực nước ở sông Hàn đã mấp mé bờ.
Dự báo có nguy cơ rất cao là gió to, sóng lớn, cùng với triều cường những khu vực ven biển Đà Nẵng có nguy cơ bị sóng đánh vào, gây nguy hiểm lớn. Do đó, sau đi khảo sát, Đà Nẵng đã quyết định di dân thêm một vệt ven sông, biển, đẩy sâu vào bên trong. Đồng thời, thành phố đã đề nghị Quân khu 5 và các lực lượng đóng trên địa bàn phối hợp xử lý các tình huống bất ngờ xảy ra trong và sau bão.
Bão số 4 áp sát bờ, các tỉnh triển khai cấm dân ra đường
Ông Mai Văn Khiêm, Giám đốc Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn quốc gia cho biết, khi tiếp bờ, gió mạnh cấp 11-12, giật cấp 13, thời gian lưu gió có thể là 10-12 tiếng; thời điểm ảnh hưởng của bão từ chiều tối nay; thời điểm nguy hiểm nhất trên đất liền vào khoảng 21-22h tối nay đến 4-5h sáng (28/9).
Bản tin phát lúc 20h tối nay (27/9), Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 4, tại đảo Lý Sơn có gió mạnh cấp 8, giật cấp 11; đảo Phú Quý có gió mạnh cấp 6, giật cấp 7; đảo Cồn Cỏ có gió mạnh cấp 6, giật cấp 8,...
Dự báo trong 12 giờ tới, bão di chuyển chủ yếu theo hướng Tây, mỗi giờ đi được 20-25km, đi vào đất liền các tỉnh Trung Trung Bộ và suy yếu dần. Đến 7h ngày 28/9, vị trí tâm bão ở trên khu vực đất liền Thừa Thiên Huế-Quảng Ngãi. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 10-11 (89-117km/giờ), giật cấp 13.
Người dân được an toàn tại các điểm sơ tán
Từ Quảng Trị đến Bình Định, theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống thiên tai, tính đến tối 27/9, các tỉnh, thành phố từ Quảng Trị đến Bình Định đã sơ tán hơn 81.000 hộ dân tương ứng trên 253.000 người đến nơi an toàn.
8 tỉnh, thành phố từ Quảng Trị đến Bình Định và Gia Lai, Kon Tum đã cho học sinh nghỉ học từ ngày 27/9. Một số địa phương cũng cho cán bộ, công nhân viên nghỉ làm ngày 27-28/9.
Hiện, gần 4.800 khách du lịch tại các tỉnh, thành phố từ Thừa Thiên - Huế đến Bình Định đã nhận được thông tin về bão và cư trú tại các cơ sở du lịch đảm bảo an toàn. Du khách trên các đảo Lý Sơn, Cù Lao Chàm đã di chuyển vào đất liền tránh trú.
Tại Quảng Nam, đông đảo người dân được an toàn tại điểm sơ tán thuộc Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Nam. Tuy nhiên, tại đây đã có một trường hợp chuyển đến bệnh viện cấp cứu nghi do bị viêm phế quản dạng hen.
Lúc 19h cùng ngày, lực lượng y tế của Bộ đội Biên phòng nhận được thông báo một cụ bà khoảng 60 tuổi có hiện tượng khó thở. Ngay sau đó, cán bộ y tế đã có mặt để thăm khám ban đầu và chuyển đến bệnh viện. Thông tin ban đầu, bệnh nhân này nghi do bị viêm phế quản dạng hen, đã được hỗ trợ điều trị 3 lần trong ngày. Hiện bệnh nhân này đã được đưa đến bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam cấp cứu, điều trị.
Trước đó, tỉnh Quảng Nam đã chỉ đạo các cơ sở y tế trên địa bàn trực cấp cứu 24/24 giờ, sẵn sàng thu dung cấp cứu cho nạn nhân do mưa bão gây ra; tuyệt đối không để gián đoạn công tác cấp cứu, điều trị cho người dân.
Ban chỉ đạo tiền phương sẽ họp xuyên đêm
Tối nay (27/9), Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành chủ trì họp Ban Chỉ đạo tiền phương tại điểm cầu UBND tỉnh Quảng Trị, kết nối trực tuyến với điểm cầu 8 tỉnh, thành phố nằm trong vùng ảnh hưởng của bão, chỉ đạo, rà soát công tác ứng phó với bão số 4.
Theo báo cáo nhanh của Ban Chỉ đạo tiền phương ứng phó với bão số 4, vào khoảng 23h đêm nay, triều cường cao nhất thời điểm bão ảnh hưởng đến ven biển các tỉnh là 1,3m. 8 tỉnh, thành phố từ Quảng Trị đến Bình Định và tỉnh Gia Lai, tỉnh Kon Tum đã cho học sinh nghỉ học từ ngày 27/9. Các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Định rà soát, sẵn sàng sơ tán dân bị ảnh hưởng do bão tổng số hơn 118.000 hộ với hơn 400.000 người; đến 17h chiều nay, đã sơ tán 81.000 hộ với hơn 253.000 người, đạt 71%.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các địa phương khẩn trương rà soát các phương án trong trường hợp đê điều, hồ đập có vấn đề, lực lượng phản ứng khi xảy ra sự cố. Các địa phương khẩn trương chỉ đạo các lực lượng xuống ngay cơ sở, những nơi vẫn còn tình trạng người ở trên thuyền bè, yêu cầu người dân chấp hành nghiêm việc di dời đến nơi an toàn, có các biện pháp cưỡng chế. Tinh thần từ tối nay đến sáng mai, lãnh đạo Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn các tỉnh phải trực 100% để nắm bắt tình hình khi bão số 4 đổ bộ, sẵn sàng kết nối trực tuyến với tất cả các tỉnh, thành bị ảnh hưởng bởi bão để nghe chỉ đạo trực tiếp về công tác ứng phó, cứu hộ cứu nạn.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu các địa phương khẩn trương rà soát các phương án trong trường hợp đê điều, hồ đập có vấn đề, lực lượng phản ứng khi xảy ra sự cố.
Biên phòng huy động 2.600 chiến sĩ chống bão
Bộ đội biên phòng 10 tỉnh từ Hà Tĩnh đến Bình Thuận đã điều động hơn 2.600 cán bộ chiến sĩ, 55 phương tiện cùng địa phương giúp dân chống bão. Bộ đội đã chằng chống gần 2.100 nhà dân, 24 điểm trường học, di dời gần 23.000 người đến nơi an toàn, đưa hơn 2.400 phương tiện lên bờ tránh bão...
Bộ đội cùng chính quyền địa phương vận động ngư dân trên các lồng bè nuôi trồng thủy sản và tàu neo đậu tại các bến di chuyển lên bờ trước khi bão đổ bộ. Biên phòng các tỉnh từ Thanh Hóa đến Bình Thuận đã hướng dẫn gần 57.800 tàu thuyền chủ động di chuyển, thoát khỏi vùng nguy hiểm. Hiện còn hơn 5.100 tàu thuyền với gần 36.800 người đã nắm được thông tin cơn bão, đang di chuyển về bờ. Không còn phương tiện nằm trong vùng nguy hiểm.
Phó Thủ tướng kiểm tra phòng chống bão
Chiều nay, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cũng đại diện một số bộ, ngành, lãnh đạo địa phương thị sát một số địa điểm ở Quảng Trị.
Sau cuộc kiểm tra, khoảng 18h, Phó Thủ tướng chủ trì họp rà soát công tác ứng phó bão số 4 tại đầu cầu UBND tỉnh Quảng Trị. Dự họp có lãnh đạo một số bộ, ngành và các tỉnh, thành phố bị ảnh hưởng bởi bão.
Phó Thủ tướng Lê Văn Thành thăm hỏi bà con ở khu neo đậu cảng cá Cửa Việt. Ảnh: Đức Tuân
Phó Thủ tướng và đại diện một số bộ, ngành, lãnh đạo địa phương thăm bà con trú tránh bão tại Trường tiểu học Triệu An, huyện Triệu Phong. Ảnh: Đức Tuân
Cập nhật tình hình bão Noru đổ bộ Việt Nam:
Huế mưa nhỏ, đường phố vắng vẻ
Lúc 19h, thời tiết tại thành phố Huế có mưa và gió nhẹ. Các tuyến phố chính thưa thớt người và phương tiện. “Bình thường, giờ này xe cộ qua lại đông, khó di chuyển nhưng hôm nay vắng vẻ. Nhiều người đã ở trong nhà khi nghe tin bão đang đổ bộ”, chị Thiềm (trú thành phố Huế) nói.
UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chỉ đạo tạm ngưng hoạt động mua bán tại các khu chợ truyền thống từ 14h chiều 27/9. Tỉnh này cũng yêu cầu người dân không ra đường kể từ 21h tối 27/9, trừ các lực lượng làm nhiệm vụ và trường hợp đặc biệt.
Từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi
Theo những thông tin mới nhất, khu vực dự báo tâm bão Noru từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi mưa rất to, gió giật mạnh, vùng ven biển sóng lớn cao 4-5 m vào chiều 27/9.
Tại Đà Nẵng, lúc 13h chiều 27/9, nhiều khu vực đã bắt đầu mưa to gió lớn. Chính quyền thành phố đã yêu cầu người lao động nghỉ làm, người dân không ra đường khi phía nam bán đảo Sơn Trà đã bắt đầu có gió giật mạnh. Đây là khu vực đón bão đầu tiên ở Đà Nẵng.
Một số tuyến đường ít phương tiện tham gia giao thông, người dân di chuyển khó khăn. Công tác di dân khỏi những vùng nguy hiểm cũng được triển khai gấp rút.
Tại khu vực ven biển, từ 13h chiều 27/9 xuất hiện gió cùng mưa lớn (Ảnh: Mạnh Quân).
Người dân rất khó di chuyển khi đi trên đường ven biển Võ Nguyên Giáp (Ảnh: Mạnh Quân).
Tại phường Thọ Quang (Quận Sơn Trà), lực lượng chức năng đã di dời hàng trăm hộ dân về nơi an toàn. Ngoài ra, cơ quan chức năng đang tiếp tục vận động, cưỡng chế đưa nhiều người dân di dời khỏi nhà tạm bợ về tránh trú bão tại các trường học kiên cố trên địa bàn.
Lực lượng chức năng đã di dời hàng trăm hộ dân về nơi an toàn (Ảnh: Hoài Sơn).
Tại Quảng Nam, từ 15h, bầu trời TP Tam Kỳ trời bắt đầu đổ mưa to, gió bắt đầu mạnh dần lên.
Đường sá vắng người qua lại, những ngôi nhà cấp bốn đóng kín, người dân đi sơ tán. Trên một số tuyến đường, công nhân môi trường nhanh chóng cắt tỉa cành cây trước khi bão vào. Vùng biển xã Tam Thanh, TP Tam Kỳ, sóng cao hơn một mét. Ghe thuyền được đưa lên cao và chằng néo.
Mưa lớn dần ở TP Tam Kỳ (Ảnh: Hữu Khoa)
Chợ trung tâm TP Tam Kỳ chuẩn bị dọn dẹp trước khi bão đổ bộ vào, ảnh chụp lúc 14h30 (Ảnh: Công Bính).
UBND tỉnh Quảng Nam chỉ đạo, kể từ 18h ngày 27/9, cấm tất cả các phương tiện giao thông (trừ các phương tiện tham gia công tác phòng, chống thiên tai) hoạt động, lưu thông trên các tuyến đường cho đến khi có thông báo của Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh Quảng Nam.
Đối với các phương tiện ngoài tỉnh, di chuyển qua địa bàn Quảng Nam trong thời gian nêu trên, Sở Giao thông- vận tải, Công an tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo lực lượng chức năng hỗ trợ, hướng dẫn cho các phương tiện tìm nơi tránh, trú bão an toàn.
Đường Võ Chí Công ven biển tỉnh Quảng Nam không có phương tiện giao thông nào đi lại, ảnh chụp lúc 13h30 (Ảnh: Công Bính).
Tại Quảng Trị: Bão Noru đang di chuyển theo hướng tây với vận tốc 20-25km/h và tiến vào vùng ven biển các tỉnh Quảng Trị - Bình Định. Sức gió mạnh nhất giữ ở cấp 14, giật cấp 16.
Chiều nay (27/9), ông Trần Văn Quảng - Bí thư Huyện ủy Gio Linh (Quảng Trị) xác nhận, trận lốc xoáy mạnh xảy ra vào khoảng 16h tại khu vực chợ Cửa Việt.
Khu chợ bị tốc mái, thiệt hại nặng nề. Ảnh: CTV
Một nhà dân bị đổ sập hoàn toàn. Ảnh: CTV
Giông lốc đã khiến nhiều ki ốt bị tốc mái và một ngôi nhà người dân bị sập.
Có 4 người dân bị thương đã được người dân đưa đi cấp cứu ở bệnh viện đa khoa tỉnh Quảng Trị. Theo thông tin sơ bộ, có 180 hàng quán và 120 nhà bị bay, tốc mái, trong đó có 2 nhà bị tốc mái hoàn toàn.
Tại Kon Tum: di dời các hộ dân ven suối
Chiều tối 27/9, thông tin từ Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Tây Nguyên, tỉnh Kon Tum có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ lớn, mực nước lớn nhất đạt trên mức báo động cấp 3 từ 0,3 - 1,5m. Đỉnh lũ lớn nhất có khả năng xuất hiện trong đêm 28 và ngày 29/9. Nước lũ có nguy cơ gây ngập lụt sâu ở các vùng trũng thấp ở các huyện Đắk Glei, Kon Plông, Kon Rẫy, Đăk Tô, Ngọc Hồi, Tu Mơ Rông, Đắk Hà và TP Kon Tum.
Công an xã ở Kon Tum đi vận động người dân phòng tránh bão Noru
Ông Võ Trung Mạnh - Chủ tịch UBND huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) cho biết, đã yêu cầu Công an một số xã đi vận động, tuyên truyền người dân phòng tránh bão Noru. Tại xã Đăk Rơ Ông, huyện đã vận động di dời 6 hộ 32 khẩu ở ven suối về một điểm trường tiểu học trú ẩn an toàn.
Tại Gia Lai, trên sông Ba có khả năng sẽ xuất hiện một đợt lũ lớn, tương tự các Hồ KaNak, hồ An Khê cũng có khả năng xuất hiện lũ. Lưu lượng tự nhiên lớn nhất về hồ An Khê đạt từ 1000-1300m3/s, hồ KaNak đạt từ 1100-1600m3/s tập trung vào ngày 28/9. Do ảnh hưởng của bão, khả năng cao gây sạt lở đất, ngập úng tại các khu vực có nguy cơ vùng trũng thấp.
Để tránh bão, Gia Lai kêu gọi người dân đồng bào dân tộc thiểu số không được ngủ qua đêm tại các chòi rẫy. Mọi người dân phải có mặt ở nhà trong ngày 27/9. Ngoài ra, đưa tất cả các gia súc, gia cầm của người dân về nơi trú ẩn an toàn. Tỉnh này đang rà soát các vị trí nguy cơ sạt lở, ngập úng; lên phương án di dời các hộ dân nằm trong vùng nguy cơ ngập lụt.
Trên các sông ở hai tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông mực nước dao động với biên độ từ 1-2m theo điều tiết của các hồ thủy điện. Tại tỉnh Lâm Đồng, trên sông Cam Ly có khả năng xuất hiện 1 đợt lũ.
Tại Phú Yên: Hồ thuỷ điện Sông Ba Hạ - Phú Yên xả lũ để ứng phó bão Noru
Chiều 27/9, ông Trần Hữu Thế - Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT - TKCN tỉnh Phú Yên, đã ban hành lệnh vận hành hồ chứa thuỷ điện Sông Ba Hạ.
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên yêu cầu Công ty CP Thủy điện Sông Ba Hạ vận hành điều tiết xả nước qua tràn ngày 27/9 của hồ Sông Ba Hạ như sau: Từ 15h30 xả qua tràn 1.500 m/s, từ 19h xả qua tràn 2.000 m3/s. Duy trì xả đến khi lũ đến hồ đạt đỉnh, sau đó xả để mực nước hồ duy trì ở mực nước trước lũ +103m.
Hồ thuỷ điện Sông Ba Hạ bắt đầu xả lũ từ chiều nay. Ảnh CÔNG HOAN.
Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên cũng yêu Công ty CP thuỷ điện Sông Ba Hạ điều chỉnh lưu lượng xả cho phù hợp thực tế, không làm thay đổi lưu lượng đột ngột về hạ lưu sông Ba. Được biết, mực nước hồ thuỷ điện Sông Ba Hạ lúc 12h ngày 27/9 là 102,93m. Mực nước đo đạc tại Trạm thủy văn Củng Sơn vào lúc 7h ngày 27/9 là 29,2m; dưới báo động 1 là 0,29m.
Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Phú Yên, từ chiều nay (27/9) đến ngày 29/9, các sông trên địa bàn tỉnh Phú Yên có khả năng xuất hiện một đợt lũ.
Hiện trường phát hiện 150 bộ hài cốt ở Hà Nội
Thời sự - 3 giờ trướcNhiều bộ hài cốt được phát hiện khi cải tạo đường và hệ thống thoát nước ngõ 167 Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) được di dời trong đêm.
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường
Thời sự - 8 giờ trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.
Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương
Thời sự - 8 giờ trướcHàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.
Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng
Thời sự - 19 giờ trướcGĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.
Quận Nam Từ Liêm xử lý triệt để vi phạm tại ngõ 8 phố Tôn Thất Thuyết sau phản ánh của Gia đình và Xã hội
Thời sự - 23 giờ trướcGĐXH - Sau phản ánh của chuyên trang Gia đình và Xã hội (Báo Sức Khỏe và Đời sống), UBND quận Nam Từ Liêm cho biết sẽ chỉ đạo Công an Quận, Đội thanh tra GTVT thường xuyên kiểm tra, xử lý nếu phát sinh việc dừng đỗ, thu tiền trông giữ phương tiện trái phép tại ngõ 8 đường Tôn Thất Thuyết, thuộc phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm.
Xác định danh tính hai nạn nhân mất tích vụ xe chở rác rơi xuống sông
Thời sự - 23 giờ trướcGĐXH - Lực lượng chức năng đã xác định được danh tính 2 nạn nhân mất tích trong vụ xe chở rác húc văng thành rơi xuống sông Hữu Trạch (Thừa Thiên Huế) vào sáng 21/11.
Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Nhiệt độ Thủ đô hạ thấp nhất bao nhiêu độ khi đón không khí lạnh?
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH – Theo dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới, do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường lệch Đông nên thời tiết Thủ đô duy trì đêm và sáng trời lạnh, ngày nắng hanh. Mức nhiệt thấp nhất từ 21-23 độ.
Hiện trường lặn tìm 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Lực lượng chức năng tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai tìm kiếm 2 người mất tích do xe rác rơi xuống sông.
Cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ hỏi thăm các gia đình trong vụ đuối nước thương tâm
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Công an tỉnh Phú Thọ và Quỹ Bảo trợ Trẻ em Việt Nam, Sở LĐ-TB&XH và UBND huyện Tam Nông đã đến thăm hỏi, động viên và hỗ trợ gia đình 5 học sinh bị đuối nước thương tâm xảy ra ở xã Hiền Quan.
Khoảnh khắc xe chở rác húc văng thành cầu rơi xuống sông, 2 người mất tích
Thời sự - 1 ngày trướcGĐXH - Đoạn video ghi lại cho thấy, xe chở rác BKS 75C – 044.83 khi di chuyển đến giữa cầu treo Bình Thành bất ngờ mất lái, va chạm và tông văng thành cầu bên phải rồi rơi xuống sông.
Gió mùa Đông Bắc liên tiếp dồn xuống, miền Bắc sắp rét đậm, rét hại?
Thời sựGĐXH – Theo dự báo thời tiết, vào ngày 25 và 27/11, bộ phận không khí lạnh được tăng cường trở lại ảnh hưởng đến nhiều nơi ở miền Bắc.