Nữ điều dưỡng ở bệnh viện dã chiến "đã lâu rồi không trang điểm, soi gương”
GiadinhNet - Nhiều đêm túc trực bên bệnh nhân COVID-19, cố gắng chăm chút mọi bề, lúc đôi chân rã rời cũng là khi trời bừng sáng. Trong suốt ca làm việc, chiếc khẩu trang, bộ bảo hộ trên người giữ nguyên. Mỗi tiếng than thở của bất kỳ bệnh nhân nào đều được động viên, “tiếp sức” kịp thời.
Sẵn sàng vào tâm dịch khi Tổ quốc cần
Ở tuổi 40 với nhiều năm kinh nghiệm chăm sóc người bệnh nặng, điều dưỡng Võ Thị Thủy Nguyên (Bệnh viện Thống Nhất, TP.HCM) xung kích vào Bệnh viện Dã chiến số 8 ngay từ những ngày đầu.
Kể về tâm nguyện của mình khi trực tiếp đi điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân COVID-19, Thủy Nguyên bộc bạch: "Sẵn sàng vào tâm dịch, dù gian khổ đến mấy. Nếu có thể hy sinh cả thân thể mình, sức lực mình mà giúp nhiều bệnh nhân hồi phục lại được thì cũng hạnh phúc rồi.
Ngay từ khi xuất hiện ca nhiễm COVID-19 đầu tiên ở TP.HCM tôi đã nung nấu ý định đi chăm sóc những bệnh nhân đặc biệt này. Tôi còn đi nói với nhiều điều dưỡng khác hãy "lên dây cót" để sẵn sàng cho tình huống xấu. Thậm chí phải hy sinh nhưng Tổ quốc cần thì chúng ta xung kích vào tuyến đầu thôi", điều dưỡng Thủy Nguyên nói.
Điều dưỡng Thủy Nguyên.
Bước chân vào Bệnh viện Dã chiến số 8, điều dưỡng Thủy Nguyên tự nhủ: "Đừng bao giờ đi chậm. Với thầy thuốc trong môi trường đặc biệt này, khi có bất cứ thông tin nào bất thường về bệnh nhân thì phải di chuyển thật nhanh. Nếu không nhanh người bệnh chuyển nặng hơn. Nhiều đêm khuya vắng, sau khi kiểm tra hết hàng trăm bệnh nhân, nếu hỏi các điều dưỡng có mệt không, đúng là mệt, nhưng không vì thế mà chùn bước, nản chí. Quyết tâm phải luôn được giữ vững.
Có hôm mặc cho mồ hôi thấm ướt, điều dưỡng Thủy Nguyên vẫn thoăn thoắt đi đến tất cả các phòng bệnh. Đợt này, dịch được đánh giá khó lường, mức độ lây lan nhanh hơn, nguy hiểm hơn, mọi công tác điều trị và các quy định trong bệnh viện dã chiến phải thực hiện nghiêm ngặt. Trong bệnh viện dã chiến, các thầy thuốc cũng sẵn sàng đỡ đần nhau, chia sẻ cho nhau các kinh nghiệm.
Có bệnh nhân mới nhập viện, đòi hỏi đủ thứ, điều dưỡng Thủy Nguyên cùng các nhân viên y tế khác lại sẵn sàng nhường quạt điện hay phần ăn của mình cho bệnh nhân dùng trước.
Huấn luyện con tự lập ngày xa mẹ
Ca trực đêm của điều dưỡng Thủy Nguyên bắt đầu lúc 0h. Chị tâm sự rằng, quy định mỗi ca 4-5 tiếng, nhưng hoàn toàn không cố định như thế. Có khi vừa nghỉ giao ca, có tình huống khẩn cấp lại bật dậy trợ giúp các đồng nghiệp của mình. Bởi vậy, suốt nhiều ngày rồi, chị và các đồng nghiệp tranh thủ ăn, tranh thủ ngủ, trong lòng thì luôn tự nhắc phải luôn ở trong trạng thái sẵn sàng. Quên luôn trang điểm, soi gương, xong bữa ăn lấy sức có khi đang nằm thiếp đi được đồng nghiệp yêu cầu hỗ trợ là bật dậy đi ngay. Trong lòng lúc nào cũng chỉ thường trực ý nghĩ chăm lo cho bệnh nhân. Các thầy thuốc trong Bệnh viện Dã chiến số 8 còn luôn nhắc nhở từng phòng bệnh, khi có bất cứ triệu chứng gì hãy điện ngay cho các nhân viên y tế.
Phút giải lao chớp nhoáng của thầy thuốc trong Bệnh viện Dã chiến số 8.
Nỗi nhớ chồng, thương con khiến điều dưỡng Thủy Nguyên càng chăm sóc bệnh nhân tận tình hơn với hy vọng người này nối tiếp người kia nhanh khỏi. Tuy nhiên trước sau như một chị vẫn quyết tâm, nếu trong tình huống dịch kéo dài thì nhất quyết hết dịch chị mới dời xa khu điều trị bệnh nhân COVID-19. Tiết kiệm từng phút giải lao ngắn ngủi, kết nối cuộc gọi về nhà nghe vài lời ấm áp từ chồng, con là thỏa nỗi nhớ rồi.
Điều dưỡng Nguyên chia sẻ: "Hăm, rát nhiều chỗ trên cơ thể do mặc đồ bảo hộ triền miên đã thành chuyện bình thường với người điều trị bệnh nhân COVID-19. Mình đã làm công tác tâm lý với hai đứa con gái nhỏ (9 tuổi và gần 14 tuổi). Tất cả ông/bà nội; ông/bà ngoại đều ở xa, chồng lại tất bật công việc. Xác định đi điều trị bệnh nhân COVID-19 chưa biết khi nào về nên huấn luyện các con phải gánh vác việc gia đình. Tuổi nhỏ nhưng hãy có tư tưởng trưởng thành. Phải biết làm mọi cái như: Nấu ăn, chăm sóc lẫn nhau, đứa lớn chăm đứa bé, đứa bé đỡ đần khi chị lớn cực nhọc…
Khi biết xa mẹ, mẹ vào nơi gian khó, hai con nhỏ của điều dưỡng Nguyên cũng lấn bấn, cứ níu lấy tay áo chị. Nhưng thấy mẹ phân tích kỹ, hãy sống vì mọi người, mỗi người hãy biết hy sinh vì cuộc chiến với đại dịch này thì các cháu cổ vũ mạnh mẽ. Thủy Nguyên bảo rằng, câu nhắn nhủ ngắn gọn cho chồng, con luôn là "anh và các con hãy cố gắng, khi nào hết dịch thì mới về".
"Ánh mắt người bệnh cứ thôi thức trong tim"
Dù mạnh mẽ, luôn hướng về người bệnh nhưng những cái ôm vội vàng lúc chia tay các con để vào điều trị cho bệnh nhân COVID-19 thỉnh thoảng vẫn làm điều dưỡng Thủy Nguyên cay nơi khóe mắt.
Thường xuyên kết nối với người bệnh.
Chị chia sẻ: "Xa các con, xa gia đình thì mình xem bệnh nhân trong này như người thân. Có những phút giây chớp nhoáng tranh thủ ngã lưng xuống giường sếp rồi đi thăm khám cho bệnh nhân. Họ dành cho mình ánh mắt đầy trân trọng. Lại có người luôn bảo rằng, giá như được tiếp xúc, được trợ giúp nhân viên y tế việc này, việc khác cho vơi bớt nỗi nhọc nhằn".
Những lúc như vậy, điều dưỡng Nguyên luôn chuyển tải đến bệnh nhân của mình rằng: Nhọc nhằn nhưng mỗi người bệnh hợp tác tốt điều trị, thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch trong bệnh viện dã chiến thì đó là món quà lớn cho thầy thuốc rồi. Trong trận chiến chống dịch đầy khốc liệt này, chắc chắn có những hy sinh, mất mát, nhưng cứ sát cánh bên nhau vượt qua tất cả thì cuộc sống trở lại bình thường, phía trước luôn tràn ngập những hy vọng ấm áp như nắng mai.
Văn Đạo
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 2 ngày trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 3 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 4 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 4 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 4 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tếSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.