Thầy thuốc BV dã chiến số 2 TP.HCM và câu chuyện của “đội quân chờ tóc dài”
GiadinhNet - Trước khi đi lên đường tới Bệnh viện Dã chiến số 2, các bác sĩ, điều dưỡng nam của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương TP Hồ Chí Minh đã cùng nhau cắt trọc tóc. "Đội quân chờ tóc dài" mang theo tinh thần "chúng ta đi chưa biết ngày về, tóc dài khi nào không quan trọng, cứ cắt ngắn đi để lo cho công tác phòng chống dịch…".
3 bác sĩ, 150 bệnh nhân
Bệnh viện Dã chiến thu dung điều trị COVID-19 số 2 nằm tại Khu chung cư tái định cư (đường B, phường Tân Thời Nhất, Quận 12), được Sở Y tế TP.HCM thành lập với quy mô 2.500 giường bệnh và bắt đầu tiếp nhận điều trị bệnh nhân COVID-19 từ ngày 5/7/2021.
Hiện tại, Bệnh viện có hơn 250 cán bộ nhân viên y tế của nhiều bệnh viện trong Thành phố, trong đó 55 người từ Bệnh viện Răng Hàm Mặt (RHM) Trung ương TP Hồ Chí Minh (20 bác sĩ và 35 điều dưỡng).

Bệnh viện Dã chiến số 2 TP.HCM.
BS CKII Bùi Văn Thanh, Bệnh viện RHM Trung ương TP.HCM cho biết: "Bệnh viện Dã chiến số 2 thuộc tầng 1 theo phân cấp của Bộ Y tế, cơ sở này chỉ nhận bệnh nhân F0 không có triệu chứng hoặc nhẹ, không có bệnh lý nền. Nhiệm vụ của bác sĩ, nhân viên y tế tại đây là chăm sóc bệnh nhân về vấn đề bệnh lý và tinh thần, trấn an, theo dõi sức khỏe của bệnh nhân thường xuyên, khi nào vượt quá chức năng của Bệnh viện sẽ chuyển bệnh nhân lên tầng cao hơn (tầng số 2)".
Được biết, trong một tầng lầu bệnh nhân có khoảng 16 phòng, tương ứng với 150 bệnh nhân, tại đây sẽ có 3 bác sĩ và 9 điều dưỡng chăm sóc. Có một ê-kíp trực 24/24, ngoài ra một ngày các bác sĩ và điều dưỡng sẽ đi thăm bệnh nhân tối thiểu 2 lần/ngày, thường xuyên hỏi thăm sức khỏe và diễn biến tâm lý của bệnh nhân.

Nhân viên y tế Bệnh viện Dã chiến số 2 trao đổi thông tin trước khi vào thăm khám bệnh nhân.
Chia sẻ về những khó khăn khi đi chống dịch, BS Thanh tâm sự: "Khi nhắc đến dịch bệnh ai nghe cũng có tâm lý lo sợ, dẫn đến căng thằng. Chính vì vậy chuẩn bị sẵn tinh thần cho mình là rất quan trọng. Chúng tôi tự nhủ rằng mình là nhân viên y tế, việc chăm sóc cho người bệnh là hiển nhiên. Những người F0 càng cần sự ủng hộ của bác sĩ hơn, mình càng chăm sóc tốt thì chắc chắn sẽ cải thiện được tâm lý, mà tâm lý sẽ quyết định bệnh lý của người bệnh".
BS Thanh mong muốn người dân phải có ý thức phòng vệ, bảo vệ cho mình được an toàn, không nhiễm dịch. Bởi vì dịch COVID-19 lây lan rất nhanh, nên người dân phải đảm bảo tuân thủ 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế và tiêm vaccine.

Nhân viên y tế đến các phòng bệnh nhân để kiểm tra.
"Chúng tôi mong muốn những ban ngành, chức năng khác, những nhà hảo tâm, các nhà tài trợ ủng hộ, quan tâm nhiều hơn tới các đơn vị tình nguyện như cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế, dụng cụ phòng hộ, thuốc... Nếu phòng hộ tốt thì các y bác sĩ sẽ đảm bảo sức khỏe để chăm sóc người bệnh. Cũng đã có tình huống nhân viên y tế bị lây nhiễm trong khu điều trị và trở thành bệnh nhân. Nhìn cảnh đó chúng tôi thực sự rất đau lòng… Chúng tôi rất vui khi được Bộ Y tế, Sở Y tế TP.HCM, lãnh đạo Bệnh viện RHM Trung ương luôn đồng hành với anh em tình nguyện, trở thành động lực vô cùng lớn để chúng tôi tiếp tục chiến đầu chống lại dịch bệnh COVID-19", BS Thanh chia sẻ.
"Đoàn quân chờ tóc dài"
Khi chúng tôi có mặt tại Bệnh viện Dã chiến số 2 TP.HCM, điều đặc biệt là các bác sĩ, nhân viên y tế nam tại đây đều cắt trọc tóc. Khi được hỏi thì ai nấy đều trả lời vui rằng: "Anh em chúng tôi là đoàn quân chờ tóc dài…".

BS CKI. Nguyễn Quốc Khánh, Đội phó Đội xung kích BV Răng Hàm Mặt Trung ương TP Hồ Chí Minh.
Chia sẻ về câu chuyện trên, BS CKI. Nguyễn Quốc Khánh, Đội phó Đội xung kích BV RHM Trung ương TP.HCM cho biết: "Trước khi lên đường chống dịch, 24 anh em bác sĩ, điều dưỡng nam quyết tâm cắt trọc tóc và động viên nhau rằng, chúng ta đi chưa biết ngày về, tóc dài khi nào không quan trọng, cứ cắt ngắn đi để lo cho công tác phòng chống dịch".
Là người thường xuyên tiếp xúc, điều trị cho các bệnh nhân BS Khánh chia sẻ thêm: "Bệnh viện dã chiến số 2 là nơi thu dung, tiếp nhận điều trị bệnh nhân nhẹ và không triệu chứng. Tuy nhiên chúng tôi phải thường xuyên theo dõi quá trình chuyển biến của bệnh nhân, nếu nặng sẽ chuyển ngay lên tuyến trên. Các y bác sĩ xác định, theo dõi sát những bệnh nhân chuyển nặng để chuyển bệnh nhân đi sớm nhất có thể, giúp việc điều trị và cấp cứu bệnh nhân nhanh được thực hiện.

Bác sĩ, điều dưỡng nam tại Bệnh viện Dã chiến số 2 cắt trọc tóc trước khi đi chống dịch.
Điều khiến BS Khánh lo lắng là số lượng bệnh nhân ngày càng nhiều, nhưng nhân viên y tế lại ít đi. Một số cán bộ, nhân viên y tế bị nhiễm bệnh, khiến số lượng người điều trị giảm, áp lực công việc tăng lên. "Chúng tôi không thể đong đếm áp lực bằng con số mà chỉ có thể dùng cái tâm của bác sĩ để giải quyết vấn đề" – BS Khánh nói.
Đã có một số nhân viên y tế ở đây đã được chuyển đi BV Củ Chi để điều trị COVID-19. "Mặc dù chúng tôi được chuẩn bị trang thiết bị bảo hộ rất bài bản và đầy đủ nhưng vẫn không tránh khỏi những chuyện đáng tiếc. Tuy nhiên đó không phải làm nao lòng chúng tôi, anh em sẽ tiếp tục hỗ trợ nhau hoàn thành công việc", BS Khánh nhấn mạnh.

Hàng ngàn suất cơm được cho những người đang điều trị tại Bệnh viện Dã chiến số 2.
Đến nay số lượng bệnh nhân được Bệnh viện Dã chiến số 2 tiếp nhận là 2.495/2.500. Tỉ lệ bệnh nhân trở nặng tại Bệnh viện chiếm khoảng 10%. Khi có dấu hiệu suy hô hấp, bệnh nhân sẽ nhanh chóng được tập kết tại một điểm thở oxy. Nếu bệnh nhân nặng ngay từ khoa phòng sẽ có bình oxy nhỏ cho bệnh nhân thở rồi chuyển đến các phòng bệnh ở tầng 2 (Bệnh viện điều trị bệnh nhân suy hô hấp ở mức độ nặng hơn).

BS CKII Nguyễn Thành Dũng, Giám đốc Bệnh viện Dã chiến số 2.
Chia sẻ về việc chuyển đổi công năng của khu chung cư thành bệnh viện dã chiến, BSCKII Nguyễn Thành Dũng, Giám đốc Bệnh viện Dã chiến số 2 cho biết: "Việc thành lập bệnh viện dã chiến tại các khu chung cư vừa mang lại thuận lợi và bất lợi. Bệnh viện kiểu này có thể chứa được số lượng bệnh nhân lớn, tuy nhiên các phòng chức năng phải được chuẩn bị các điều kiện an toàn, kiểm soát nhiễm khuẩn và thành lập các bộ phận chức năng cần thiết để khi đưa vào hoạt động sẽ trơn tru. Mặc dù khó khăn nhưng chúng tôi sẽ cố gắng khắc phục, quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh COVID-19".
Diễm Hằng

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động
Sống khỏe - 13 giờ trướcBệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư
Y tế - 15 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả
Y tế - 18 giờ trướcTừ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả
Y tế - 2 ngày trướcBộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 2 ngày trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 2 ngày trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Đơn vị y tế đầu tiên Việt Nam nhận chứng chỉ chẩn đoán hình ảnh tiêu chuẩn quốc tế ISO 15189:2022
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Ngày 16/5/2025, Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC tổ chức Lễ đón nhận chứng chỉ chất lượng ISO 15189:2022, đánh dấu bước ngoặt khi trở thành đơn vị y tế đầu tiên tại Việt Nam đạt chuẩn quốc tế lĩnh vực Chẩn đoán hình ảnh.

Quyết định của bác sĩ cứu chàng trai 'vô danh, ví rỗng'
Y tế - 3 ngày trướcNam thanh niên được người đi đường đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch, dập não. Các bác sĩ đã nhanh chóng can thiệp cho bệnh nhân không có giấy tờ tùy thân, không có tiền còn điện thoại dập nát.

Hai sinh viên vào cấp cứu với hàng chục vết dao đâm
Y tế - 3 ngày trướcHai sinh viên ở TPHCM được đưa vào cấp cứu trong tình trạng nguy kịch với hàng chục vết thương khắp cơ thể. Ê-kíp cấp cứu đã bật báo động đỏ nội viện mổ ngay trong đêm.

Bước tiến quan trọng trong ứng dụng công nghệ 3D vào nghiên cứu, thực hành y khoa
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Hội Công nghệ 3D Y học Việt Nam được thành lập với sứ mệnh kết nối giới y khoa, kỹ sư, nhà nghiên cứu và doanh nghiệp công nghệ.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư
Y tếGĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.