Nữ sinh tốt nghiệp xuất sắc, 4 năm qua 3 quốc gia, giành học bổng tiến sĩ Mỹ
Trong 4 năm đại học, Minh Ngọc từng có dịp đi trao đổi ở 3 quốc gia. Dẫu vậy, nữ sinh vẫn duy trì chương trình học trên lớp và tốt nghiệp sớm một kỳ với tấm bằng xuất sắc.
Lê Minh Ngọc hiện là sinh viên năm 4, lớp Tài năng Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Dù chưa tốt nghiệp đại học, nữ sinh đã giành học bổng toàn phần cho chương trình tiến sĩ tại Đại học Massachusetts Amherst (Mỹ).
Luôn tò mò về mọi thứ, Ngọc cho rằng bản thân có thể sẽ phù hợp với việc làm nghiên cứu trong phòng lab. “Đó là lý do em quyết định dành 5 - 6 năm tiếp theo cho việc học học tiến sĩ. Em muốn làm điều đó ngay sau khi tốt nghiệp, ở thời điểm bản thân tròn 22 tuổi”, nữ sinh nói.

Lê Minh Ngọc hiện là sinh viên năm 4, lớp Tài năng Hóa học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
Thực tế, mong muốn đi du học của Ngọc bắt đầu nhen nhóm từ năm cấp 2. Nữ sinh dự định sẽ thực hiện mục tiêu này khi bước vào bậc đại học. Tuy nhiên, vì Covid-19, ước mơ này tạm thời bị gián đoạn. Cựu học sinh chuyên Hóa của Trường THPT Chuyên Chu Văn An (Hà Nội) sau đó lựa chọn tiếp tục theo đuổi ngành Hóa tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên.
Dù đây chỉ là lựa chọn “mang tính thời điểm”, nhưng Ngọc nói cảm thấy may mắn vì khoa Hóa “rất chất lượng”.
“Các thầy cô có trình độ giảng dạy cao, đều đi học nước ngoài về. Chúng em được tạo điều kiện, có nhiều cơ hội đi trao đổi và được truyền động lực tiếp tục ra nước ngoài học tập sau khi tốt nghiệp”, Ngọc nói.
Dẫu vậy, các giảng viên trong khoa cũng đặt ra các yêu cầu khắt khe trong việc học tập nhằm thúc đẩy sinh viên phải liên tục cố gắng để đạt các mục tiêu đã đề ra.
Trong vòng 4 năm, Ngọc đã tìm kiếm và tận dụng các cơ hội để được tham gia các chương trình trao đổi tại nước ngoài. Nhờ vậy, nữ sinh đã có dịp được đi trao đổi 3 lần tại Nhật Bản (trong vòng 2 tuần), Singapore (trong vòng 2 tháng), Canada (trong vòng 4 tháng) thông qua các chương trình liên kết trao đổi của đại học và chương trình học bổng của chính phủ.
Trong đó, chuyến đi khiến nữ sinh nhớ nhất là chương trình đi học trao đổi tại Nhật Bản vào đầu năm 3. Trong chuyến đi này, Ngọc được đến Trường Đại học Ibaraki ở Hitachi, trải nghiệm các công nghệ, máy móc hiện đại. Nhờ vậy, nữ sinh được tạo động lực, củng cố hơn quyết định du học sau đại học.

Ngọc trong lễ bảo vệ khóa luận tốt nghiệp.
Dẫu dành nhiều thời gian cho các chuyến đi học trao đổi, Minh Ngọc vẫn hoàn thành tốt chương trình trên trường và tốt nghiệp sớm một kỳ so với bạn bè đồng trang lứa. Để làm được điều này, nữ sinh cố gắng đẩy nhanh tốc độ học vào hai năm đầu, từ đó có thời gian cho các hoạt động khác vào hai năm tiếp theo.
“Thông thường, số lượng tín chỉ trung bình sinh viên đăng ký khoảng 18 – 20 tín/kỳ, nhưng em đã đẩy lên học khoảng 27 tín chỉ. Ngoài ra, để học hiệu quả trong thời gian ngắn, điều quan trọng nhất là phải tập trung tuyệt đối, tạo thói quen ngồi vào bàn chỉ dành cho việc học”, Ngọc nói.
Với việc ôn thi, Ngọc cũng chỉ ôn trong vòng 1 tuần, nhưng trước đó, nữ sinh đã dành thời gian sắp xếp các tài liệu để sẵn sàng ôn thi mà không cần mất công tìm kiếm.
Nhờ cách học này, Ngọc đã tốt nghiệp loại xuất sắc với GPA đạt 3.63/4.0.

Ngọc vừa giành học bổng tiến sĩ Mỹ.
Hoàn thành chương trình học từ sớm, Ngọc dành quãng thời gian còn lại để tập trung hoàn thành hồ sơ ứng tuyển bậc tiến sĩ tại Mỹ. Theo Ngọc, các chương trình thạc sĩ tại Mỹ thường khó “apply” thành công học bổng toàn phần. Vì thế từ sớm, nữ sinh đã nhắm tới các trường cấp học bổng cao ở bậc tiến sĩ.
Sang năm thứ 3, Ngọc đã tìm hiểu về các trường và “chốt” ngành học muốn vào. Theo nữ sinh, việc cần chọn lọc ngôi trường muốn vào là điều quan trọng. “Việc nộp hồ sơ tràn lan không chỉ gây tốn chi phí mà còn làm loãng bài luận. Ngoài ra khi viết nhiều, bài luận cũng sẽ không còn cô đọng và đủ thật”, Ngọc nói.
Trong bài luận gửi tới Đại học Massachusetts Amherst, Ngọc đã kể về chuyến đi trao đổi ở Singapore. Chuyến đi này giúp nữ sinh được trải nghiệm thực tế nhất cuộc sống của một nghiên cứu sinh tiến sĩ.
“Đó là lần đầu tiên em sống độc lập ở nước ngoài khá lâu, khoảng 2 tháng. Tại đây, em được trực tiếp tham gia làm thí nghiệm ở lab như những nghiên cứu sinh tiến sĩ khác. Nhờ đó, em hiểu được một ngày của nghiên cứu sinh tiến sĩ diễn ra thế nào và việc nghiên cứu thực chất ra sao. Từ đó, em cảm thấy mình phù hợp với việc nghiên cứu và mong muốn theo đuổi chương trình tại ngôi trường này”, Ngọc chia sẻ.

Ngọc cùng các bạn trong chuyến trao đổi tại Singapore.
Ngọc cho hay trong hồ sơ của em không có bài báo khoa học ở trong nước hay quốc tế, nhưng điều đó không phải là vấn đề khiến hồ sơ yếu đi. “Việc có một bài báo sẽ khiến hồ sơ mạnh hơn, nhưng nếu không có cũng không phải bất lợi. Thay vào đó, trong hồ sơ, em đã chứng minh mình có nhiều trải nghiệm và đa dạng trong kỹ năng làm thí nghiệm”, Ngọc nói.
Cũng nhờ điều này, Ngọc đã nhận được cái “gật đầu” từ Đại học Massachusetts Amherst. Ngôi trường này cũng sẵn sàng cấp cho em 100% học phí cùng khoản chi phí đủ để chi trả phí sinh hoạt.
Tháng 8 này, Minh Ngọc sẽ lên đường sang Mỹ bắt đầu chương trình tiến sĩ. Từng được trải nghiệm cuộc sống du học ở nhiều quốc gia khác nhau, Ngọc cho biết lần này em không còn quá hồi hộp, lo sợ khi bước sang một môi trường mới.
“Tới đây, em sẽ làm việc thực tế trong 3 lab của 3 giáo sư khác nhau để biết mình phù hợp với hướng đi nào, từ đó có thể đưa ra lựa chọn phù hợp nhất”, Ngọc chia sẻ.

Hàng chục triệu học sinh, sinh viên được hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT
Giáo dục - 2 giờ trướcTheo quy định mới nhất của Chính phủ, ngân sách nhà nước sẽ hỗ trợ tối thiểu 50% mức đóng BHYT đối với học sinh, sinh viên, tăng 20% so với trước đây.

Trường Đại học Y Dược mở chương trình đào tạo Thạc sĩ bằng tiếng Anh dành cho học viên quốc tế
Giáo dục - 15 giờ trướcGĐXH - Chương trình được thiết kế dành cho học viên quốc tế có nhu cầu học tập và dự định làm việc tại Việt Nam, đặc biệt là các ứng viên đến từ Ấn Độ - nơi nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực y tế chất lượng cao đang không ngừng gia tăng.

Bố mẹ không biết chữ, con trai vượt hành trình 600km tốt nghiệp thủ khoa đại học
Giáo dục - 1 ngày trướcVượt hành trình gần 600km để đi học đại học, chàng trai Sừng Thanh Xuân (dân tộc Hà Nhì, sinh viên Học viện Hành chính và Quản trị công) xuất sắc trở thành thủ khoa tốt nghiệp ngành Quản trị văn phòng.

Chênh lệch 15,5 điểm, hiệu trưởng trường tuyển 3 môn 10 điểm nói: 'Không bất ngờ'
Giáo dục - 1 ngày trướcTrường THPT có điểm chuẩn tuyển sinh lớp 10 cao nhất của Hà Nội năm nay là 25,5, chênh lệch tới 15,5 điểm so với trường có điểm chuẩn thấp nhất (10 điểm), đặt ra vấn đề chất lượng giáo dục ở nội đô và vùng ven đang có quá nhiều khác biệt.

Năm 2025, học sinh sẽ không được lái xe máy dưới 50cc khi chưa thực hiện quy định này
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Theo quy định của pháp luật, học sinh không được lái xe máy dưới 50cc khi chưa đủ tuổi. Vậy từ bao nhiêu tuổi học sinh được sử dụng loại xe này?

2 giáo viên ở Hà Nội bị đình chỉ công tác để điều tra vì nghi bạo hành dã man bé gái 4 tuổi
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Ban giám hiệu Trường Mầm non Gia Thụy (phường Bồ Đề, TP Hà Nội) đã tạm đình chỉ công tác đối với 2 giáo viên của trường để xác minh, điều tra hành vi bạo hành bé gái 4 tuổi trong lớp học.

15 trường đại học có học phí cao nhất Việt Nam 2025
Giáo dục - 2 ngày trướcCác trường đại học có học phí cao nhất Việt Nam từ 16,625 - 815,8 triệu đồng/năm học.

Điều tra vụ bé gái 4 tuổi nghi bị cô giáo bạo hành ở Hà Nội
Giáo dục - 2 ngày trướcTheo phản ánh từ gia đình, dữ liệu camera giám sát cho thấy cô V – giáo viên chủ nhiệm lớp – có hành vi bạo hành học sinh: đánh, kéo lê, ném bé gái vào tường, cả trong lớp học lẫn ngoài hành lang.

Nam sinh đưa em đến điểm thi nhờ người trông hộ đã trúng tuyển lớp 10 trường top
Giáo dục - 3 ngày trướcNam sinh Nguyễn Mạnh Đức (lớp 9A3 Trường THCS Dịch Vọng Hậu) - từng được biết đến với việc đưa em gái đến trường thi, nhờ các tình nguyện viên trông hộ để thi vào lớp 10 - đã trúng tuyển vào trường THPT top đầu Hà Nội.

Nhiều giáo viên trên cả nước mừng thầm vẫn được hưởng trợ cấp đặc biệt từ 1/1/2026
Giáo dục - 3 ngày trướcGĐXH - Theo Luật Nhà giáo 2025, từ 1/1/2026, nhà giáo tiếp tục hưởng phụ cấp thâm niên cho đến khi thực hiện cải cách chính sách tiền lương.

Tuyển sinh đại học 2025: Chọn ngành học này, thí sinh phải đóng đến 500 triệu đồng/năm tiền học phí
Giáo dụcGĐXH - Theo mức công bố học phí của các trường Y Dược, có trường thu học phí cao nhất lên tới 530 triệu đồng/năm.