Nữ thạc sỹ 8X về quê khởi nghiệp: Hãy bắt đầu với quy mô nhỏ, vốn ít
Hãy bắt đầu với số vốn và quy mô nhỏ, tới khi có khách hàng rồi mở rộng cũng không muộn. Điểm quan trọng nữa là phải có nguồn lực tài chính của mình hay có chỗ để vay.
Thạc sỹ cuốc đất, trồng cây trước những lời ì xèo
Từng du học ở nước ngoài rồi công tác trong một trường đại học công lập lớn ở TPHCM, nhưng năm 2019, chị Nguyễn Thị Minh Ngọc bất ngờ quyết định về quê khởi nghiệp với các sản phẩm nông nghiệp từ mảnh đất Tây Nguyên.
Từ một người chỉ quen với đèn sách, chị Ngọc trở thành nông dân thực thụ khi ngày ngày lên rẫy cuốc đất, trồng cây tại quê nhà, xã Đắk Hring, huyện Đắk Hà, tỉnh Kon Tum. Vừa làm vừa trấn an bố mẹ trước những lời xì xào, bàn tán như: “ Nghe đồn ăn học đàng hoàng mà giờ làm rẫy.” “Thấy bảo giỏi lắm giỏi vừa, đi du học nọ kia, rồi về làm nông ”,…
Chứng kiến nông sản của gia đình và bà con đến ngày thu hoạch nhưng không có người mua, chị Ngọc quyết định vừa trồng vừa thu mua nguyên liệu của bà con để khởi nghiệp trong lĩnh vực sản xuất, chế biến thực phẩm, nông sản, trái cây sấy và dược liệu. Công ty TNHH Apanax ra đời từ thời điểm đó.

Tuy nhiên, do không lường trước được chi phí ban đầu, lại muốn đáp ứng luôn đủ mọi tiêu chuẩn, nên từ mức dự tính chỉ vài trăm triệu đồng đã bị đội lên gấp 10 lần, khiến chị phải mướt mồ hôi chạy tìm nguồn vốn.
“Thú thực là mình bị cả nhà phản đối, vì quá mạo hiểm. Một con bé chỉ biết đèn sách học hành bao năm, chẳng kinh doanh buôn bán gì, lại luôn nhìn đời màu hồng và cũng hay tin người,... rồi lại đem gia sản cả đời của bố mẹ ra thế chấp ngân hàng khi số tiền cần huy động cứ ngày một phình to ra. Nhưng rồi bố mẹ cũng đồng ý sau khi nghe mình ra rả thuyết phục mỗi ngày, mà lỡ đâm lao thì lại phải theo lao,…”, chị Ngọc chia sẻ.
Nhà xưởng rộng lớn được xây dựng, sau 3 tháng, Apanax đã cung cấp ra thị trường sản phẩm chuối và mít sấy khô. Từ đó, bà con nơi đây không còn phải vứt bỏ những buồng chuối, những trái mít, cuộc sống của người dân nhờ thế cũng bớt cơ cực hơn.
Thế nhưng, công ty chưa hoạt động được bao lâu thì đại dịch Covid-19 ập đến, nhà xưởng liên tục phải dừng hoạt động vì giãn cách xã hội.
Đại dịch đi qua, mọi hoạt động của nhà máy khôi phục trở lại. Trung bình mỗi tháng công ty thu mua 30-50 tấn chuối và khoảng 100 tấn mít từ bà con nông dân. Những ngày cao điểm có thể thu mua 2 tấn chuối và 4 tấn mít/ngày.
Sản phẩm mít sấy, chuối sấy dần chinh phục được các khách hàng thông qua các đại lý, siêu thị. Đến nay, các sản phẩm chủ lực của công ty đã được bày bán tại các cửa hàng bán sản phẩm sạch, sản phẩm đặc trưng và sản phẩm OCOP, cùng siêu thị lớn ở các tỉnh, thành.
Năm 2024, bà mẹ 3 con vừa chăm con mới sinh vừa điều hành doanh nghiệp. Nhiều đêm chị thức trắng vừa trông con nhỏ vừa viết các đề án. Con nhỏ chưa được 1 tuổi cũng theo mẹ đi khắp nơi khi chị tham gia các cuộc họp, những sự kiện xúc tiến thương mại.
2024 cũng là một năm thắng lớn của Apanax khi có hai sản phẩm được công nhận là sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh, đồng thời được UBND tỉnh Kon Tum cấp chứng nhận Sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp tỉnh 2024.
Hai sản phẩm này cũng được Cục Công thương địa phương (Bộ Công Thương) cấp chứng nhận Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu khu vực miền Trung - Tây Nguyên năm 2024.
Apanax cũng là doanh nghiệp hiếm hoi trên toàn tỉnh Kon Tum được UBND tỉnh cấp chứng nhận Doanh nghiệp Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.

Bản thân chị Nguyễn Thị Minh Ngọc được trao giải Nhất cuộc thi “Phụ nữ Kon Tum khởi nghiệp phát huy tài nguyên bản địa và chuyển đổi xanh năm 2024” do Hội LHPN tỉnh tổ chức. Đồng thời, chị là một trong mười đại biểu của tỉnh Kon Tum được chọn tham gia Đại hội Hội LHTN toàn quốc lần thứ 9 tại Hà Nội.
Đáng chú ý, cuối tháng 11/2024, Apanax có hai sản phẩm được cấp chứng nhận Sở hữu trí tuệ từ Cục Sở hữu trí tuệ.
“Đây đúng là những kỉ niệm đẹp, đáng nhớ trong đời, có những trải nghiệm dù có thật nhiều tiền cũng không thể mua được. Tôi biết ơn huyện Đoàn Đắk Hà và tỉnh Đoàn Kon Tum, Hội LHPT huyện Đắk Hà đã tạo điều kiện, giúp đỡ mình. Nhìn lại thành quả đạt được trong năm 2024 mới thấy thật bõ công thức suốt đêm vừa chăm con nhỏ mới sinh vừa giải quyết các công việc của công ty và viết đề án khởi nghiệp.”
Bài học cho người khởi nghiệp
Nhìn lại quãng thời gian hơn 5 năm sau khởi nghiệp, chị Ngọc cho hay: Bài học cho người khởi nghiệp là phải chuẩn bị tinh thần thật vững, tìm hiểu kỹ cái mình định làm và chuẩn bị cho kỹ.
“Nếu đi làm thuê, bạn áp lực một - hai mà muốn buông bỏ thì khoan nghĩ khởi nghiệp vì khởi nghiệp áp lực gấp năm - mười lần. Làm thuê thì bạn chỉ cần lo làm tốt việc của mình, khởi nghiệp thì bạn cần lo tất cả mọi thứ to nhỏ”, chị Nguyễn Thị Minh Ngọc chia sẻ.
Thêm một điểm quan trọng nữa là phải có nguồn lực tài chính của mình hay có chỗ để vay.
“Trong khởi nghiệp, nguồn tài chính rất quan trọng vì cái gì cũng cần đến tiền trong khi ban đầu chưa có thu. Đa số công ty khởi nghiệp “chết” vì không có dòng tiền để xoay xở. Do đó, khi khởi nghiệp, bạn phải lên phương án nếu trong vòng 6 tháng - 1 năm mình chưa có thu thì tiền ở đâu để duy trì dự án khởi nghiệp của mình”.
Khi được hỏi nên khởi nghiệp với quy mô vốn từ bao nhiêu, nữ giám đốc cho rằng, quy mô vốn tuỳ theo lĩnh vực, nhưng lĩnh vực nào cũng có thể bắt đầu nhỏ với số vốn từ vài chục hay vài trăm triệu đồng ban đầu. Không nên bắt đầu khởi nghiệp với số vốn lớn dễ khiến mình đuối khi ban đầu doanh thu không có.
“Hãy bắt đầu với số vốn và quy mô nhỏ, tới khi có khách hàng rồi mở rộng cũng không muộn. Ví dụ như Apanax, tôi đã quá cầu toàn cố gắng đạt chứng nhận ISO hay HACCP ngay từ ban đầu, trong khi thực tế ban đầu chỉ cần đáp ứng chứng nhận an toàn thực phẩm của cơ quan có thẩm quyền. Tốt nhất hãy bắt đầu với quy mô nhỏ, rồi đầu tư mở rộng lớn hơn để khỏi ngợp và đắm đuối trong vốn và nợ nần ban đầu quá nhiều”.
Thêm vào đó, chị Ngọc chia sẻ, số tiền đầu tư ban đầu nên tập trung vào những thứ quan trọng nhất, không cần quá kỹ hay quá chú trọng tới vẻ bề ngoài của nhà xưởng.
“Tôi đã đầu tư quá nhiều thứ không cần thiết vào xưởng, ví dụ không cần thiết phải dùng loại sơn tốt nhất, hay cửa tốt nhất cho xưởng, vì đó không phải nhà ở lâu dài, xưởng mình có thể mở rộng hơn hay thay đổi bố trí…
Và dù đầu tư lớn hay nhỏ, nếu làm bên thực phẩm thì nhất thiết phải có sự tư vấn từ người có chuyên môn để sắp xếp bố trí xưởng theo nguyên tắc một chiều từ thành phẩm tới đầu ra và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.”
Với những tín hiệu khả quan của nền kinh tế, nông sản Tây Nguyên được mùa được giá, chị Ngọc tin rằng năm 2025 các hoạt động khởi nghiệp sẽ thuận lợi hơn và Apanax cũng sẽ khởi sắc.

Cậu bé 12 tuổi điều hành một doanh nghiệp trị giá 150.000 USD, giờ ra sao?
Xu hướng - 17 giờ trướcMỸ - Cuộc sống hiện tại của triệu phú Moziah Bridges (23 tuổi) khiến nhiều người mơ ước nhưng ít ai biết rằng Moziah khởi nghiệp từ khi mới 9 tuổi.

Nông dân bán chuối lãi 300 triệu đồng/năm, chuyện khó tin ở Nậm Chảy
Xu hướng - 1 ngày trướcNăm ngoái, nhà ông Giàng Sử Hòa ở Nậm Chảy thu 500 triệu đồng từ chuối, chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, trừ chi phí lãi khoảng 300 triệu đồng. Trồng chuối nhàn hơn mà thu nhập cao hơn gấp nhiều lần so với trồng ngô, sắn.

Phân khúc bất động sản nào tăng giá cao nhất thời gian qua?
Xu hướng - 2 ngày trướcTheo các báo cáo nghiên cứu thị trường bất động sản, trong quý I/2025, mặt bằng giá chung cư có phần chững lại có có mức tăng giá theo quý thấp nhất trong 2 năm qua. Trong khi đó, đất nền tại các tỉnh miền Bắc ghi nhận mức độ tăng trưởng lớn nhất.

Việt Nam sở hữu loại 'kim cương đen' cực kỳ cao cấp: Cả thế giới chỉ 20 nước được công nhận!
Xu hướng - 4 ngày trướcDù chỉ chiếm 0,1% sản lượng toàn cầu nhưng "kim cương đen" của Việt Nam thuộc nhóm hàng cao cấp hàng đầu thế giới.

Hội chị em rủ nhau ‘xách tay’ bánh mì đắt nhất TP.HCM
Xu hướng - 5 ngày trướcGiá ổ bánh mì đến tay thực khách là cả trăm nghìn đồng, thậm chí lên đến 500.000 đồng vẫn không làm nhiều người e dè mà tìm cách đặt mua.

Bất ngờ vượt sầu riêng, ‘siêu thực phẩm’ chiếm giữ top 2 ở ngành hàng 7 tỷ USD
Xu hướng - 6 ngày trướcKim ngạch xuất khẩu của loại quả được ví như 'siêu thực phẩm' bất ngờ vượt qua 'vua trái cây' sầu riêng để chiếm giữ vị trí thứ hai ở ngành hàng 7 tỷ USD.

Quả mọc đầy đường ở Việt Nam, sang nước ngoài đắt phát sốc
Xu hướng - 1 tuần trướcTại Việt Nam, bạn có thể hái quả này ngoài đường mà không tốn tiền.

Sầu riêng xuất khẩu còn ít hơn chuối
Xu hướng - 1 tuần trướcSầu riêng là trái cây vua nhưng xuất khẩu vẫn còn ngập trong khó khăn, giá giảm mạnh giữa lúc mùa sầu riêng đang bắt đầu

Thức ăn cho lợn bỗng hóa “vàng xanh”, giá gần 1 triệu/kg vẫn bán “cháy hàng”
Xu hướng - 1 tuần trướcLoại rau đắt đỏ ở nước ngoài này không ngờ ở Việt Nam lại là thực phẩm bình dân và vô cùng quen thuộc.

Một mặt hàng của Việt Nam "đại thắng", Trung Quốc, EU, Nhật Bản đua nhau mua
Xu hướng - 1 tuần trướcTrong 2 tháng đầu năm, một sản phẩm trong nhóm hàng này có mức tăng trưởng lên đến gần 700%.

Vì sao người Lào thích mê món hàng này từ Việt Nam - 2 tháng nhập hơn 100 tấn, trị giá chục tỷ đồng?
Xu hướngMột nửa lô hàng xuất khẩu mặt hàng này của Việt Nam đang được chuyển đến Lào.