Hà Nội
23°C / 22-25°C

Nữ y tá làm nên điều kỳ diệu trong cuộc chiến chống Ebola

Thứ năm, 15:07 18/12/2014 | Bốn phương

Không được nhắc đến trong công bố “Nhân vật của năm” là các “chiến binh chống chọi với Ebola” do tạp chí Time bình chọn nhưng nữ y tá thực tập 22 tuổi người Liberia Fatu Kekula đã là người hùng trong lòng bao người.

Y tá Fatu Kekula. Ảnh: CNN

Y tá Fatu Kekula. Ảnh: CNN

Khi dịch Ebola bùng phát mạnh ở Liberia hồi tháng Bảy, bố mẹ, chị gái của Fatu đã mắc bệnh. Đợt dịch này đã khiến các bệnh viện quả tải, không còn chỗ trống cho những người thân của Futa, buộc lòng cô phải đưa họ về nhà.

Một mặt, cô trao đổi qua điện thoại với một bác sĩ đang trực tiếp thăm khám bệnh nhân Ebola ở một bệnh viện lớn của Liebria, một mặt cô mang thuốc và một số vật dụng y tế về để trực tiếp chăm sóc người nhà bằng kiến thức và kinh nghiệm của mình.

Vừa lo cho người thân, vừa tranh thủ thời gian tiếp sức ở bệnh viện để hỗ trợ đồng nghiệp, Futa không màng đến rủi ro có thể bị nhiễm bệnh.

Futa nói rằng: “Tôi đã khóc rất nhiều và không muốn mất đi những người tôi yêu thương nhất. Tôi cố gắng nghiêm túc chấp hành những quy định nghiêm ngặt để tránh cho bản thân nhiễm bệnh”.

Điều Futa khiến nhiều người ngạc nhiên và khâm phục là cô không có bất cứ trang phục phòng hộ nào vì số lượng không đủ cho các nhân viên y tế.

Cô phải tự chế trang phục cho riêng mình và bộ trang phục này đã được nhắc đến như là một trong những sáng kiến hữu ích nhất trong quá trình chống chọi với dịch Ebola của người dân Tây Phi.

“Sáng kiến bao rác” của Futa rất đơn giản nhưng có hiệu quả cao. Quy trình qua nhiều giai đoạn đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận. Bắt đầu bằng việc Futa bọc bao rác phía ngoài vớ của mình, sau đó buộc chúng bên ngoài phần vớ che toàn bộ bắp chân và mang một đôi ủng cao su, kế đến là một lớp túi bên ngoài đôi ủng. Futa buộc tóc của mình trong một đôi với và bao ngoài bằng một túi rác. Cô mặc thêm một áo mưa và bốn đôi găng tay trên mỗi tay và mang khẩu trang.

Fatu Kekula và 3 người thân mà cô đã chăm sóc. Ảnh: CNN

Nhiều nhân viên y tế cơ động đã học cách của Futa để tự bảo vệ bản thân mình khi chăm sóc bệnh nhân. Các tổ chức, nhân viên y tế quốc tế cũng đã nhân rộng phương pháp của Futa để người dân ở nhiều khu vực không tiếp cận được bệnh viện có thể áp dụng để phòng bệnh khi sống chung với người nhiễm Ebola.

Ông Moses Kekula, bố của của Futa rất tự hào về con gái và đã nỗ lực tìm học bổng để con gái hoàn thành năm cuối ngành điều dưỡng mà cô phải bỏ dở do các trường ở Liberia đã đóng cửa.

Đại học Emory ở Atlanta đã chấp nhận đơn xin nhập học năm cuối của cô nhưng tổng chi phí (bao gồm học phí đã được xét giảm, chi phí vé máy bay, sinh hoạt phí…) khá cao và gia đình cô không kham nổi.

Nhiều tổ chức phi lợi nhuận đã kêu gọi giúp đỡ cô. Một trong số đó là tổ chức iamprojects.org. Tổ chức này đã đặt ra mục tiêu quyên góp đủ 40.000 USD cho Futa.

Ước mơ lớn nhất của Fatu là hoàn thành chương trình đào tạo để chính thức lấy bằng y tá, phục vụ cho cộng đồng.

 Theo Phunuonline

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cuộc sống 'em bé shipper' theo bố đi làm từ khi mới sinh hiện ra sao?

Cuộc sống 'em bé shipper' theo bố đi làm từ khi mới sinh hiện ra sao?

Tiêu điểm - 15 phút trước

GĐXH - Phi Nhi hiện là một cô bé yêu thích vẽ tranh, trong tâm hồn em luôn tràn đầy tình yêu thương và nụ cười vẫn "chữa lành" như năm nào.

Người phụ nữ cao nhất thế giới phải mua 6 vé mỗi lần đi máy bay

Người phụ nữ cao nhất thế giới phải mua 6 vé mỗi lần đi máy bay

Chuyện đó đây - 10 giờ trước

Cao tới 2,15 m khiến cô Rumeysa Gelgi luôn phải trả tiền 6 ghế mỗi khi bay và suốt hành trình còn phải nằm cáng vì không ngồi vừa ghế thông thường.

Ngôi mộ của cha đột ngột phát nổ, 3 chị em tử vong tại chỗ: Cảnh sát vào cuộc phát hiện sự thật kinh hoàng

Ngôi mộ của cha đột ngột phát nổ, 3 chị em tử vong tại chỗ: Cảnh sát vào cuộc phát hiện sự thật kinh hoàng

Chuyện đó đây - 18 giờ trước

Khi họ đang đốt vàng mã trước mộ cha mình, ngôi mộ đột nhiên phát nổ, giết chết cả ba người.

Nhật Bản đặt kho báu 260.300 tỷ ngay dưới chân núi Phú Sĩ: "Phòng thí nghiệm sống" đang dần thành hình

Nhật Bản đặt kho báu 260.300 tỷ ngay dưới chân núi Phú Sĩ: "Phòng thí nghiệm sống" đang dần thành hình

Chuyện đó đây - 23 giờ trước

Nơi đây có thể ví như địa điểm “tinh hoa hội tụ” của đất nước mặt trời mọc.

Bắt giữ hàng chục đối tượng trong đường dây lừa tình đàn ông Mỹ

Bắt giữ hàng chục đối tượng trong đường dây lừa tình đàn ông Mỹ

Tiêu điểm - 1 ngày trước

Cảnh sát Indonesia vừa bắt giữ hàng chục nghi phạm trong đường dây lừa đảo tình cảm nhắm vào đàn ông Mỹ thông qua ứng dụng Telegram.

Đây là âm thanh đáng sợ nhất thế giới

Đây là âm thanh đáng sợ nhất thế giới

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Âm thanh này đã khiến bất kỳ ai nghe thấy nó đều phải ám ảnh.

Làm người không muốn, chỉ muốn thành "người chuột": Cuộc đời này bạc lắm, cố gắng để làm gì?

Làm người không muốn, chỉ muốn thành "người chuột": Cuộc đời này bạc lắm, cố gắng để làm gì?

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

"Chúng ta đã chán ngán lối sống hào nhoáng, vội vã, ép buộc mà mình đang phải chịu đựng. Thứ chúng ta muốn là được tự do nằm xuống bất cứ khi nào và bất cứ nơi nào".

Phát hiện ngôi mộ hoàng gia 2.800 năm tuổi ở Thổ Nhĩ Kỳ

Phát hiện ngôi mộ hoàng gia 2.800 năm tuổi ở Thổ Nhĩ Kỳ

Tiêu điểm - 2 ngày trước

Bộ trưởng Văn hóa và Du lịch Thổ Nhĩ Kỳ thông báo phát hiện ra một ngôi mộ mới tại một thành phố có từ thế kỷ thứ 8 trước Công nguyên, quê hương của Vua Midas, vị vua được cho rằng chạm tay vào thứ gì là biến nó thành vàng.

Có gì trong "bữa tiệc cuối cùng" của siêu quái thú dài 15 m?

Có gì trong "bữa tiệc cuối cùng" của siêu quái thú dài 15 m?

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Mảnh ghép quan trọng trong đời sống của quái thú Titanosauria - động vật trên cạn lớn nhất trong lịch sử địa cầu - vừa được tiết lộ nhờ "Judy".

Top