Ốm lay lắt vì nhầm lẫn giữa sốt dịch và cảm cúm
GiadinhNet - Bước vào thời kỳ giao mùa đông - xuân, độ ẩm không khí cao, thời tiết thất thường khiến cơ thể nhiều người không kịp thích nghi nên dễ mắc bệnh, đặc biệt là ở người già và trẻ nhỏ. Trong đó, có những trường hợp do chủ quan không điều trị sớm, khiến bệnh ngày càng nặng thêm.
“Rước” thêm bệnh vì chủ quan
Theo ghi nhận của chúng tôi tại một số bệnh viện lớn trên địa bàn Hà Nội, khoảng 1 tuần trở lại đây, số lượng người đến khám và điều trị khá đông. Tại Khoa Khám bệnh (Bệnh viện Bạch Mai), bệnh nhân và người nhà chờ khám đã “phủ” gần như kín hết phần sảnh chờ phía trước. Khu vực quầy thuốc luôn chật cứng.
Ngồi chờ con trai xếp hàng lấy số để vào khám bệnh, ông Huỳnh Văn Hoan (68 tuổi, ở Bình Lục, Hà Nam) nói: “Mấy ngày nay mưa gió thất thường, người tôi như đi mượn, đau ê ấm toàn thân, cái chân buốt không đi lại được. Đã thế, từ hôm kia đến giờ lại thêm đau họng, sổ mũi, chảy nước mắt. Tôi đã uống mấy liều cảm cúm với thuốc ho mà không thấy đỡ. Đêm qua ngủ, người cứ run lên cầm cập nên sáng nay mấy đứa con thuê xe cho ra ngoài này khám xem sao. Già cả rồi nên sinh ra lắm bệnh, nhiều tật thế đấy”.
Theo ông Hoan, bình thường mỗi lần bị ho hay hắt hơi, sổ mũi, ông chỉ cần ngậm vài miếng chanh đào ngâm sẵn trong nhà là sẽ đỡ, còn trường hợp nặng hơn mới cần đến thuốc đặc trị. Tuy nhiên lần này, sau khi áp dụng cả 2 phương pháp điều trị trên mà bệnh tình vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm nên các con quyết định đưa ông đi viện khám cho yên tâm.
Bà Nguyễn Thị Xuân (ở Đông Anh, Hà Nội) cho biết, cách đây hơn một tuần, bà dính nước mưa và bị cảm lạnh. Bà đã chủ động mua các loại thuốc hạ sốt và cảm cúm về uống nhưng vẫn không dứt được các triệu chứng chảy nước mũi và hắt hơi liên tục. Uống thuốc được 3 ngày thì bà thấy người ngây ngấy sốt, mặt lúc nào cũng nóng bừng bừng nhưng chân tay lại lạnh buốt. Quá lo lắng, con dâu đã đưa bà vào viện để kiểm tra. Qua thăm khám, các bác sỹ cho biết, bà bị sốt virus chứ không phải là bị cảm cúm thông thường. Do vậy, các loại thuốc trị cảm cúm sẽ không điều trị dứt điểm được bệnh của bà.
Bà Xuân cho hay, sau khi nhập viện, được truyền nước và uống thuốc do các bác sỹ kê đơn, bà đã thấy người dần khỏe lại và đang chờ người nhà đi làm thủ tục là có thể xuất viện về nhà được. “Cũng do chủ quan nên tôi nghĩ mấy cái cảm cúm với ho vặt này chỉ cần ở nhà uống thuốc là khỏi, không cần phải đến bệnh viện làm gì cho tốn kém. Ai ngờ, cuối cùng vẫn phải vào đây. Nếu biết trước như thế này, tôi đã đi viện luôn từ đầu thì đỡ mệt hơn bao nhiêu. Đúng là tiền mất, tật mang”, bà Xuân ngậm ngùi.
Phân biệt cảm cúm với sốt dịch
Thời điểm này, tại Bệnh viện Lão khoa Trung ương, số bệnh nhân đến khám và điều trị cũng khá đông. PGS.TS Vũ Thị Thanh Huyền, Phó Trưởng khoa Khám bệnh cho biết, trung bình mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận khoảng trên 300 bệnh nhân đến khám với các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, xương khớp, viêm phế quản… Trong đó, số ca liên quan đến các triệu chứng như ho, sốt, cảm cúm do thời tiết thay đổi ước chừng khoảng 50 - 60 bệnh nhân.
Theo PGS.TS Vũ Thị Thanh Huyền, các bệnh nhân đăng ký đến khám tại đây đa phần là những người cao tuổi mắc nhiều bệnh lý cùng một lúc. Qua số liệu thống kê, mặc dù chưa xuất hiện nhiều ca bệnh nặng liên quan đến sốt virus nhưng mọi người cũng cần chú ý đến việc giữ gìn sức khỏe để tránh mắc phải các bệnh khi thời tiết chuyển mùa, đặc biệt là đối với những người cao tuổi vì sức đề kháng của họ đã bị suy giảm, rất dễ bị mắc bệnh.
Còn theo BS Duy Anh (Bệnh viện E Hà Nội), sốt dịch (sốt virus, sốt xuất huyết..) và cảm cúm thông thường có nhiều triệu chứng khá giống nhau, do vậy nhiều người rất hay nhầm giữa hai loại bệnh này. BS Duy Anh phân tích: Đối với sốt dịch thì dấu hiệu dễ nhận biết nhất là sốt cao, có thể kèm theo nhức đầu. Người bị sốt virus sẽ bị sốt rất cao, thường từ 38 – 39ºC, thậm chí 40 – 41ºC. Kèm theo triệu chứng mệt mỏi, các loại thuốc hạ sốt thông thường như paracetamol… cũng không có tác dụng. Khi hết sốt chưa được vài giờ thì lại tiếp tục sốt. Còn cảm cúm thì thiên về các triệu chứng liên quan đến đường hô hấp như chảy nước mũi, đau họng, ho và thường thì sẽ không sốt hoặc chỉ sốt nhẹ. Nếu đúng là cảm cúm thì chỉ cần uống các loại thuốc đặc trị cảm cúm sẽ khỏi.
BS Duy Anh cho biết thêm, nguyên nhân gây bệnh sốt virus là do virus sống ký sinh trên đường hô hấp và đường tiêu hóa… chúng sẽ phát triển, xâm nhập vào cơ thể người bệnh và gây bệnh khi gặp điều kiện thuận lợi (độ ẩm không khí cao, mưa kéo dài, thời tiết thay đổi đột ngột…).
Sốt virus không quá nguy hiểm nếu được điều trị kịp thời và đúng cách. Tuy nhiên, người bệnh nếu chưa xác định được tình trạng bệnh của mình thì không nên tự mua thuốc uống, vì rất có thể gặp phản ứng nhầm thuốc hoặc mất tiền mua thuốc uống nhưng bệnh không những không giảm mà còn nặng hơn. Tốt nhất, nên uống thuốc theo sự chỉ dẫn của các bác sỹ và đến các cơ sở y tế nếu thấy các dấu hiệu bệnh trầm trọng hơn.
Các bác sỹ lão khoa khuyến cáo, khi tuổi càng cao, sức khỏe sẽ ngày càng yếu dần. Kéo theo đó, nhiều chức năng của cơ thể bị suy giảm, trong đó có hệ thống miễn dịch dẫn đến người cao tuổi rất dễ mắc bệnh và bệnh mạn tính cũng thường hay bị tái phát, nhất là vào các thời điểm giao mùa. Do vậy, các bệnh nhân cao tuổi phải uống thuốc đều đặn trong thời tiết giao mùa. Phải mặc đủ ấm khi thời tiết chuyển lạnh và ăn uống đầy đủ để bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể. Thời tiết khô hanh dễ bị mất nước nên phải uống nước đầy đủ. Đặc biệt khi thời tiết thay đổi, không được làm việc quá sức và không nên đi xa nhiều.
Mai Thùy/Báo Gia đình & Xã hội

Người đàn ông chết não hiến tạng giúp 7 người được nối dài cuộc sống
Y tế - 2 giờ trướcTừ một người đàn ông chết não sinh sống ở Quảng Ninh đã hiến tạng giúp 7 người được nối dài sự sống. Điều xúc động, trân quý hơn khi vợ của người hiến tạng đang công tác tại Bệnh viện Sản Nhi địa phương này.

Bé gái 19 tháng tuổi đuối nước ngay tại nhà từ vật dụng ít ai ngờ tới
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Khi người nhà phát hiện, bé đã rơi vào tình trạng tím tái, ngưng thở do đuối nước nên lập tức được sơ cấp cứu ban đầu rồi đưa đi cấp cứu.

Người phụ nữ 26 tuổi ở Hà Nội bị vỡ ruột thừa, nguy hiểm tính mạng từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Người bệnh đã tự ý dùng thuốc giảm đau dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám, điều trị khiến tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng, gây viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ.

Người đàn ông 57 tuổi ở Hưng Yên sốt kéo dài, liệt hai chân từ nguyên nhân không ngờ
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Khi đến viện, bệnh nhân sốt cao, vết mổ thấm dịch nhiều, mép vết thương hở, cơ lực hai chân bằng 0, không kiểm soát được tiểu tiện, thể trạng suy kiệt.

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động
Sống khỏe - 3 ngày trướcBệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả
Y tế - 4 ngày trướcTừ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Bộ Y tế đề nghị các tỉnh, thành mở đợt cao điểm ngăn chặn, phòng chống thuốc, mỹ phẩm, sữa, thực phẩm bảo vệ sức khoẻ giả
Y tế - 5 ngày trướcBộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, thành chỉ đạo các cơ quan chức năng đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát, xử lý nghiêm việc buôn bán, kinh doanh thuốc giả...

Không chỉ người béo, người gầy cũng dễ mắc gan nhiễm mỡ và ung thư gan
Y tế - 6 ngày trướcGan nhiễm mỡ tưởng lành tính nhưng có thể tiến triển âm thầm thành ung thư gan, thậm chí ngay từ giai đoạn đầu.

Phát hiện ung thư từ dấu hiệu chóng mặt
Y tế - 6 ngày trướcUng thư dạ dày ở giai đoạn sớm thường không có triệu chứng rõ ràng nên người bệnh hay nhầm lẫn với các bệnh lý lành tính khác. Khi họ đi khám, bệnh đã tiến triển.

Người phụ nữ 26 tuổi ở Hà Nội bị vỡ ruột thừa, nguy hiểm tính mạng từ 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Y tếGĐXH - Người bệnh đã tự ý dùng thuốc giảm đau dẫn đến việc chậm trễ trong thăm khám, điều trị khiến tình trạng bệnh ngày càng tiến triển nặng, gây viêm phúc mạc do ruột thừa vỡ.