Phát hiện 4,5 tấn cá có chất 'kịch độc', chuyên gia chỉ rõ cơ thể bị tàn phá ra sao nếu ăn phải cá nhiễm độc này
GĐXH - Formol là một trong những tác nhân gây ung thư nhiều cơ quan trong cơ thể như: Gia tăng tỷ lệ ung thư xoang mũi, ung thư đường hô hấp đặc biệt là mũi, họng, phổi, ung thư đường tiêu hóa...

Báo Công luận đưa tin, vào rạng sáng 17/10, Đội 10, Cục QLTT Thanh Hóa phối hợp cùng Phòng Cảnh sát kinh tế (PC03), Công tỉnh Thanh Hóa kiểm tra xe ô tô biển kiểm soát 77H-042.69, do ông Lương Văn Trực (Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) điều khiển, đang đậu đỗ tại Cây xăng Sơn Hải, xã Hoằng Quang, thành phố Thanh Hóa.

Một lượng lớn cá khoai được phát hiện dương tính với formol. Ảnh: BCL
Qua kiểm tra, lực lượng chức năng phát hiện toàn bộ hàng hóa đang vận chuyển trên phương tiện là cá khoai, số lượng trên 4,5 tấn. Toàn bộ hàng hóa được đóng trong các thùng xốp. Đoàn kiểm tra tiến hành lấy mẫu test nhanh.
Kết quả toàn bộ mẫu test lấy ngẫu nhiên đều cho kết quả dương tính với chất foocmon. Lái xe chưa xuất trình được các giấy tờ liên quan đến toàn bộ số hàng hóa nói trên. Hiện tại, vụ việc đang được tiếp tục xác minh làm rõ để xử lý theo đúng quy định của pháp luật.
Formol là chất gì? dùng để làm gì?
Formol là dung dịch bão hoà của formaldehyde trong nước. Formaldehyde là loại hoá chất với mùi cay hăng rất đặc trưng được sử dụng tương đối rộng rãi trong công nghiệp. Formaldehyde có thể hình thành từ những hoạt động của con người (đốt rác, khói thuốc lá...). Formaldehyde có khả năng kháng khuẩn, kháng nấm, cơ chế diệt khuẩn giống như các tác nhân diệt khuẩn khác nghĩa là "giết" các mô tế bào.
Ở dạng thông thường formol chứa 37% formaldehyde tính theo khối lượng, 6-13% methanol phần còn lại là nước. Formol được sử dụng trong công nghiệp dệt, nhựa, chất dẻo (chiếm tới một nửa tổng số formaldehyde tiêu thụ), giấy, sơn, xây dựng, ...và trong y tế.
Formol ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe?
Được biết, tác hại của foocmon khi tiếp xúc có thể gây những triệu chứng cấp tính như kích thích gây cai niêm mạc mắt, đỏ mắt; kích thích đường hô hấp trên gây chảy mũi, viêm thanh quản, viêm đường hô hấp, hen phế quản, viêm phổi.
Bên cạnh đó, loại chất này còn gây ngạt thở nếu hấp thu ở nồng độ 1/20000 trong không khí, đây cũng là tà tác nhân gây viêm da tiếp xúc, viêm da dị ứng, nổi mề đay; làm chậm tiêu, rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày, viêm đại tràng...; khi tiếp xúc, hoặc ăn phải với một hàm lượng cao có thể gây tử vong.
Ngoài ra, foocmon còn là một trong những tác nhân gây ung thư nhiều cơ quan trong cơ thể: gia tăng tỷ lệ ung thư xoang mũi, ung thư đường hô hấp đặc biệt là mũi, họng, phổi, ung thư đường tiêu hóa... Là một trong những yếu tố gây ra sai lệch, và biến dị các nhiễm sắc thể, phụ nữ có thai sử dụng có thể bị ảnh hưởng lên sự phát triển của bào thai.
Cách nhận biết thực phẩm chứa formol
Tốt nhất bạn nên rửa thực phẩm dưới vòi nước chảy vì forrmol tan trong nước. Nên lưu ý formol còn hình thành khi nướng, xông khói thực phẩm… vì thế không nên mua những thực phẩm nướng, xông khói bán sẵn.
Hiện nay trên thị trường đã có loại kit kiểm tra formol trong thực phẩm đặc biệt dễ sử dụng và đã được bộ công an kiểm nghiệm và cấp phép. Với sản phẩm kit Test kiểm tra formol trong thực phẩm (Fomaldehyd) mọi người có thể dễ dàng sử dụng để kiểm tra xem liệu thực phẩm mà gia đình mình đang sử dụng có chứa loại hóa chất này không. Việc sử dụng kit vô cùng đơn giản không đòi hỏi bất cứ yếu tố kỹ thuật phức tạp nào.
Ngoài ra, khi chọn mua thực phẩm, bằng mắt thường có thể nhận biết sau:
- Đối với cá, nếu khi ấn nhẹ vào cá mà thấy mềm mại thì có khả năng cá không chứa formol. Không chọn loại cá có biểu hiện: mang cá không còn màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm nhưng nhìn bề ngoài cá vẫn rất tươi; bên trong thịt nhũn, lỏng lẻo, không dính chặt với xương; dễ tróc vẩy và có mùi tanh khác thường.
- Đối với tôm, mực: Nên chọn những con còn tươi, nguyên con, đầu dính chặt với thân; sờ vào có cảm giác mềm dẻo, căng tự nhiên, độ đàn hồi cao; ngửi có mùi tanh đặc trưng, không có mùi lạ (như mùi khai, mùi hắc, mùi hôi…).
- Đối với đậu phụ, hãy chọn đậu phụ bề mặt trơn và cứng tự nhiên.
- Với bún, bánh phở, nếu không chứa formol thì khi chạm vào sẽ thấy sợi bánh hơi nát, dễ đứt gãy và chạm vào có cảm giác hơi dính, nhuyễn. Còn bánh phở, bún chứa hàn the, forrmol thì sợi bánh dai giòn hơn, khó đứt gãy, chạm vào không có cảm giác nhuyễn dính, không có mùi chua dịu của gạo ngâm...



Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 7 giờ trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 8 giờ trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Dấu hiệu nhận biết và biến chứng đáng sợ của bệnh zona thần kinh
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Sau một tuần điều trị, bệnh nhân đã đỡ cảm giác đau rát, châm chích vùng mạn sườn, ko còn đau dữ dội như trước, chỉ còn đau âm ỉ.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 14 giờ trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Nhận thức đúng, can thiệp kịp thời giúp trẻ tự kỷ sớm hòa nhập cộng đồng
Sống khỏe - 14 giờ trướcGĐXH - Theo các chuyên gia, dù không thể "chữa khỏi" nhưng tự kỷ hoàn toàn có thể được hỗ trợ hiệu quả nếu có nhận thức đúng và hành động đúng từ gia đình, nhà trường và xã hội.

Đi khám vì nước tiểu sậm màu, bé 9 tuổi phát hiện bị tổn thương thận do căn bệnh này gây nên
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Căn bệnh lupus ban đỏ của bé đã ảnh hưởng đến thận nên cần ăn nhạt, ít muối, hạn chế tiếp xúc ánh nắng, tốt nhất trước 8 giờ sáng và sau 5 giờ chiều...

Nga lên tiếng về loại virus chưa xác định gây ra tình trạng sốt và ho ra máu
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcRospotrebnadzor - cơ quan của Nga chịu trách nhiệm giám sát việc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và sức khỏe cộng đồng - đã lên tiếng về loại virus lạ này.

Ngày nào cũng ăn chuối có được không?
Sống khỏe - 15 giờ trướcNhiều người thích ăn chuối hàng ngày nhưng lo lắng hàm lượng đường trong loại quả này ảnh hưởng đến sức khỏe. Tham khảo những thông tin dinh dưỡng của chuối để có thêm lựa chọn cho chế độ ăn.

Người tham gia BHYT thay đổi cơ sở khám, chữa bệnh thế nào?
Y tế - 18 giờ trướcCơ quan BHXH thực hiện thay đổi nơi đăng ký khám, chữa bệnh BHYT ban đầu của người tham gia trên cơ sở dữ liệu thẻ BHYT. Trường hợp thông tin trên thẻ BHYT bản giấy và bản điện tử khác nhau thì thực hiện theo thông tin trên thẻ BHYT điện tử.

Liên tiếp 3 người ở Quảng Ninh ngừng tim do nhồi máu cơ tim cấp
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Cả 3 bệnh nhân nhồi máu cơ tim lần này đều rơi vào tình trạng rung thất, ngừng tim chỉ trong vài giây...

Đo đường huyết, chỉ số đường huyết bao nhiêu thì mắc bệnh tiểu đường?
Bệnh thường gặpGĐXH - Nếu chỉ số đường huyết thường xuyên trong khoảng 5.6 đến 7 mmol /l thì được xem là bị tiền đái tháo đường, nếu vượt quá 7mmol/l và HbA1C ≥ 6,5 mmol.l thì có thể bệnh nhân đã mắc bệnh tiểu đường.