Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phát hiện chứng dậy thì sớm ở trẻ: Cần can thiệp kịp thời

Thứ hai, 10:31 02/07/2012 | Dân số và phát triển

Giadinhnet - Người “chín” mà đầu chưa “chín”- Đấy là cách gọi mà các chuyên gia Nội tiết Nhi thường dành cho những trẻ em dậy thì sớm.

 Người “chín” mà đầu chưa “chín”- Đấy là cách gọi mà các chuyên gia Nội tiết Nhi thường dành cho những trẻ em dậy thì sớm. Theo đó, nếu không phát hiện sớm và can thiệp phù hợp, sẽ để lại những hậu quả đáng tiếc cho bản thân trẻ và gia đình.
 
Tỷ lệ trẻ gái dậy thì sớm gấp 4-5 lần trẻ trai

Bé Lê Trần T.U, sinh ngày 26/1/2004, tại thị trấn Cam Lộ, huyện Cam Lộ, Quảng Trị. Đến tháng 9 này, T.U sẽ vào lớp 3 trường Tiểu học đóng gần nhà. Theo lời kể của chị Trần Thị Lâm P – mẹ cháu: Từ đầu năm học lớp 2 (năm học 2011-2012), ngực trái của cháu bắt đầu có dấu hiệu phát triển, sau đó chuyển dần sang ngực phải. Đầu tiên là bằng viên bi, sau đó bằng quả mận và bây giờ thì vòng 1 của bé đã hoàn thiện như một thiếu nữ 15 tuổi. Trong khi đó, các bộ phận khác của cơ thể cháu vẫn bình thường như những trẻ gái cùng tuổi khác, T.U chưa có “đèn đỏ”.

So với các bạn nữ đồng trang lứa trong lớp, T.U có chiều cao nổi trội nhất. Hiện T.U cao 133 cm, nặng 27,5kg. Cũng theo chị P, khi thấy sự bất thường của con mình, chị cũng tìm hiểu ở các phụ huynh các bé gái trong lớp, nhưng hầu như không cháu nào bị như con chị. “Anh trai T.U hơn em gái 4 tuổi, nhưng chiều cao cũng chỉ hơn T.U 1cm. Hai bên họ hàng cũng không ai có “tiền sử” dậy thì sớm như vậy cả! Từ hơn một năm nay, con bé cao hơn rất nhiều” – chị P hoang mang.
 

Cha mẹ cần gần gũi, chia sẻ hơn với trẻ trong giai đoạn quan trọng này. (ảnh minh họa Internet).


Theo Th.S, BS Nguyễn Minh Hùng, Quyền Trưởng khoa Nội tiết 2 (Thận – Tiết niệu- Bệnh viện Nhi TW) thì những trường hợp như bé T.U trên đây không phải là hiếm. “Chúng tôi đã gặp những trường hợp bé gái 5 tuổi đến đây khám với đầy đủ các đặc điểm của một người đã dậy thì. Thậm chí trong y khoa Việt Nam, tại BV Nhi Việt Nam – Thụy Điển (BV Nhi TW hiện nay), đã có trường hợp bé gái sơ sinh đã có kinh nguyệt” – BS Hùng nói.

BS Hùng cho hay: Hiểu một cách nôm na thì dậy thì là quá trình “chín” của bộ phận sinh dục. Nó được bắt đầu và hoàn thiện dần trong vòng 3-4 năm. Đấy là bước ngoặt trong sự phát triển của cơ thể, báo hiệu là khi có quan hệ tình dục, người đó có khả năng mang thai.
Dân gian xưa có câu “Nữ thập tam, nam thập lục”, ý nói con gái 13, con trai 16 sẽ bước vào tuổi dậy thì. Nhưng với cuộc sống hiện đại, điều kiện kinh tế, xã hội, văn hóa thay đổi nhanh chóng, độ tuổi bắt đầu dậy thì của cả nam lẫn nữ đều có xu hướng giảm dần. Hiện nay, độ tuổi dậy thì của trẻ gái là 8-13 tuổi, và trẻ trai là 10-14 tuổi.
 
Nếu trẻ gái bắt đầu dậy thì trước 8 tuổi, trẻ trai trước 10 tuổi thì được cho là dậy thì sớm. Nếu trẻ gái dậy thì sau 13 và trẻ trai sau 14, đó là dậy thì muộn. Ở bé gái, dậy thì sớm biểu hiện ở: ngực phát triển, mọc lông mu hoặc lông nách, thay đổi hình dáng cơ quan sinh dục ngoài. Trong quá trình dậy thì, hình dáng cơ thể trẻ gái cũng thay đổi khi eo nhỏ lại, hông nở ra, tích mỡ ở hông, giọng nói trong hơn, làn da có mùi thơm quyến rũ do lượng estrogen buồng trứng phóng ra. Ở bé trai, cần tìm các dấu hiệu dậy thì sớm ở tinh hoàn hoặc dương vật to lên, xuất hiện lông mu hoặc lông nách, trứng cá, giọng trầm đi. Sự tăng chiều cao và cân nặng có thể nhận thấy ở cả hai giới. Bước ngoặt đánh dấu hoàn tất quá trình dậy thì ở bé trai là lần xuất tinh đầu tiên, còn ở bé gái về lý thuyết là ở kỳ phóng noãn đầu tiên. Nhưng trên thực hành lâm sàng, do người ta không thể biết kỳ phóng noãn đó là khi nào, nên thường được đánh dấu sự hoàn thiện này bằng kỳ kinh nguyệt đầu tiên.
 
70% dậy thì sớm không rõ nguyên nhân

Về nguyên nhân của chứng dậy thì sớm, theo BS Hùng, theo thống kê, 70% trẻ dậy thì sớm là không rõ nguyên nhân. Bên cạnh đó, một số trẻ dậy thì sớm do nguyên nhân như một số bệnh lý về não, suy chức năng tuyến giáp; hay nguyên nhân tại chỗ như u buồng trứng...
 
 
Các bậc phụ huynh phải chủ động giáo dục sức khỏe giới tính, hướng dẫn thực hành vệ sinh cá nhân cho trẻ. Trong cách ăn mặc, cần tạo cho trẻ cách ăn mặc kín đáo, tránh để người xấu có cơ hội xâm hại thân thể, xâm hại tình dục. Gia đình cần gần gũi hơn, chia sẻ dần với cháu về những sự thay đổi cơ thể vì các cháu còn quá bé, trí não, tâm lý chưa phát triển kịp với sinh lý cơ thể, nôm na là “người chín mà đầu chưa chín”. Đặc biệt, cần kiểm soát trẻ trong việc trẻ tiếp cận thông tin như hiện nay.

Th.S, BS Nguyễn Minh Hùng – Quyền Trưởng khoa Nội tiết 2
(Thận – Tiết niệu) – BV Nội tiết TW
Ngoài ra, một số yếu tố ảnh hưởng từ sự phát triển điều kiện kinh tế, trẻ em tiếp cận các thông tin văn hóa – xã hội không chỉ từ sách báo, phim ảnh, mà còn từ chính cuộc sống hàng ngày. Do đó, trẻ em ở thành phố thường có tỷ lệ dậy thì sớm nhiều hơn ở nông thôn. Tỷ lệ trẻ gái dậy thì sớm nhiều gấp 4-5 lần so với trẻ trai.
 
Với một đứa trẻ dậy thì sớm, chiều cao của trẻ sẽ phát triển rất nhanh, cao hơn so với chúng bạn cùng trang lứa. Tuy nhiên, điều này sẽ gây ra hậu quả mà theo BS Hùng thì “Đương nhiên sau này sẽ bị lùn”. Giải thích cho điều này, BS Hùng cho hay việc phát triển quá sớm về chiều cao sẽ khiến các đầu xương nhanh chóng đóng kín hết và đứa trẻ trở nên thấp bé.

Nếu trẻ dậy thì sớm do bệnh lý thì cần tìm ra nguyên nhân và điều trị theo từng bệnh lý như u não, dị dạng hay khối u ở bộ phận sinh dục tăng tiết hoocmon, nguy cơ cao nhất là trẻ tử vong.

Tuy nhiên, cần phân biệt rõ trẻ dậy thì sớm “thật” hay dậy thì sớm “giả”. “Thật” ở đây, theo BS Hùng, là việc phát triển đồng đều các biểu hiện dậy thì như trên đây đã đề cập. Còn “giả” là trẻ chỉ phát triển một bộ phận nào đó mà thôi. “Để kiểm tra, đánh giá được chính xác việc trẻ dậy thì sớm, cần phải tính tuổi của bệnh nhân bằng tháng” – BS Hùng nói. Bên cạnh đó, cần phải xét nghiệm một số yếu tố nội tiết như nồng độ FSH (Follicle Stimulating Hormone – Nội tiết tố kích thích sự phát triển của nang noãn, do tuyến yên tiết ra) và LH (Luteinizing hormone - hocmon của sự phóng noãn); nếu là trẻ gái thì phải xét nghiệm thêm nồng độ estradiol, còn trẻ trai là nồng độ testosterone. Nếu các nội tiết tố này đều tăng thì đó là dậy thì “thật”.
Khi đã xác định được “thật” hay “giả”, trẻ cần phải kiểm tra bằng một số xét nghiệm khác nữa. “Đặc biệt, chúng tôi còn kiểm tra về mặt hình thể để phát hiện những dấu hiệu khác về bệnh lý như chụp CT vùng đầu, hoặc nếu bị đau bụng cần siêu âm ổ bụng. Chúng tôi cũng kiểm tra yếu tố di truyền từ cha me, anh chị em” – BS Hùng nói.

 “Rất nhiều phụ huynh đến đây với tâm trạng hoang mang, đứa trẻ cũng hoang mang bởi quá nhiều điều mới mẻ đến khi trí tuệ cháu chưa phát triển kịp” – BS Hùng chia sẻ. Nhất thiết, cha mẹ phải tham vấn ý kiến bác sĩ, chuyên gia Nội tiết Nhi, bởi nếu cần, chúng tôi cũng có thể làm chậm quá trình dậy thì sớm “thật” này. “Nhưng thông thường chúng tôi hạn chế can thiệp, bởi điều này không tốt cho sự phát triển tự nhiên của trẻ” – BS Hùng nói tiếp.

Theo các chuyên gia Nội tiết nhi, suy dinh dưỡng có thể làm chậm sự phát triển dậy thì ở trẻ. Trẻ bị suy dinh dưỡng thể phù (béo phì) cũng gây dậy thì muộn. Đấy là do tổ chức mỡ chuyển hóa thành testosterone chậm,  cũng như người lớn bị béo phì cũng giảm khả năng và ham muốn tình dục.
 
Thu Nguyên
thuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Nỗ lực nâng cao chất lượng dân số vùng đồng bào dân tộc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Ngành Y tế Quảng Bình đang tập trung triển khai các hoạt động nhằm cải thiện sức khỏe cho đồng bào, nâng cao thể trạng, tầm vóc người dân tộc thiểu số, phòng chống suy dinh dưỡng trẻ em...

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Nam giới có cần vệ sinh vùng kín hàng ngày?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Việc vệ sinh vùng kín của nam giới hàng ngày là điều cần thiết. Nhưng vệ sinh vùng kín cho nam đúng cách thế nào không hẳn ai cũng biết.

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Gửi tinh trùng vào ngân hàng chờ làm bố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nhiều người đàn ông sợ biến chứng quai bị hay phải điều trị ung thư đã gửi tinh trùng vào ngân hàng, để sau này vẫn có thể thụ tinh trong ống nghiệm để sinh con.

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Nấm Candida gây bệnh gì, có nguy hiểm không?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Các bệnh do nhiễm nấm Candida tuy gây ra các triệu chứng khó chịu nhưng thường dễ điều trị và ít khi đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, tình trạng sẽ nghiêm trọng khi nấm Candida xâm nhập vào máu gây nhiều biến chứng nguy hiểm.

Top