Hà Nội
23°C / 22-25°C

Xoắn tinh hoàn, cấp cứu nam khoa nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn tới vô sinh

Thứ bảy, 08:40 22/10/2022 | Dân số và phát triển

Do có những triệu chứng ban đầu giống nhau nên xoắn tinh hoàn thường bị chẩn đoán nhầm với viêm tinh hoàn... Đó là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến chậm trễ điều trị, bảo tồn tinh hoàn và phải cắt bỏ.

Trung tâm Nam học (Bệnh viện Việt Đức) vừa tiếp nhận một trường hợp nam thanh niên L.C.A 18 tuổi, ở Hà Nội, đến khám cấp cứu vì đau tức tinh hoàn rất nhiều.

Qua khai thác diễn biến, người bệnh kể khi đang ngủ thì đột ngột thấy đau tức tinh hoàn rồi tỉnh giấc. Qua kiến thức tự tìm hiểu về biểu hiện đau đột ngột có nguy cơ đã bị xoắn tinh hoàn và cần phải tháo xoắn cấp cứu. Ngay lập tức người bệnh đã đến khám tại Bệnh viện Việt Đức.

Qua thăm khám kết hợp với hình ảnh siêu âm doppler tinh hoàn cho thấy cấu trúc tinh hoàn không đồng nhất, phù nề mào tinh , không thấy phổ doppler mạch. Bác sĩ Nguyễn Hữu Thảo - Trung tâm Nam học đã xác định người bệnh bị xoắn tinh hoàn và tiến hành tháo xoắn bằng tay ngay trên bàn siêu âm cho người bệnh. Sau tháo xoắn người bệnh đã đỡ đau tức, cấu trúc nhu mô tinh hoàn đồng nhất, mào tinh và tinh hoàn tăng tưới máu.

Sau đó, bệnh nhân tiếp tục được theo dõi và chờ mổ cố định lại tinh hoàn tránh tái xoắn trở lại.

1. Xoắn tinh hoàn là gì?

Xoắn tinh hoàn, cấp cứu nam khoa nếu không xử trí kịp thời có thể dẫn tới vô sinh - Ảnh 1.

Hình ảnh xoắn tinh hoàn. Ảnh minh họa

BS. Nguyễn Hữu Thảo cho biết, xoắn tinh hoàn là một bệnh lý tối cấp cứu của nam khoa. Là một tình trạng mà cuống mạch máu cấp máu cho tinh hoàn bị xoắn lại. Chuyển động cũng làm xoắn thừng tinh nối với tinh hoàn. Sự xoắn có thể làm chậm hoặc cắt đứt lưu lượng máu đến tinh hoàn. Thiếu máu khiến tinh hoàn bị sưng tấy và đau, càng để lâu sẽ khiến tinh hoàn bị hoại tử.

Xoắn tinh hoàn thường gặp ở trẻ nhỏ, trẻ trong độ tuổi dậy thì, nam giới trẻ dưới 25 tuổi và tăng tỷ lên ở trẻ sinh đôi, sinh non.

Ở trẻ nhỏ, bệnh thường liên quan đến các tổ chức để cố định tinh hoàn. Nếu những tổ chức này lỏng lẻo làm cho trục tinh hoàn dễ bị thay đổi nên dây thừng tinh dễ bị xoắn. Vì vậy ở những trẻ có bệnh lý tinh hoàn di động nên cố định tinh hoàn cho các cháu để tránh nguy cơ bị xoắn tinh hoàn.

Xoắn tinh hoàn là một cấp cứu y tế. Nếu xử trí muộn thì hậu quả có thể tinh hoàn sẽ bị hoại tử, phải phẫu thuật cắt tinh hoàn, ảnh hưởng một phần tới khả năng sinh sản của nam giới. Ngoài ra có thể ảnh hưởng tâm lý, khiến nam giới mất tự tin sau này khi quan hệ tình dục, giảm ham muốn, rối loạn cương dương…

Thời gian vàng để giữ được tinh hoàn là từ 3-6 giờ sau khi có triệu chứng đau cấp tính ở tinh hoàn. Nếu bệnh nhân đến vào thời gian này, bác sĩ sẽ cho siêu âm Doppler màu để chẩn đoán xác định là xoắn tinh hoàn. Khi đã xác định là xoắn tinh hoàn, bệnh nhân sẽ được mổ để tháo các vòng xoắn của thừng tinh ra, và cứu được tinh hoàn.

2. Dấu hiệu nhận biết xoắn tinh hoàn

Dấu hiệu quan trọng và khởi điểm để nhận biết bệnh lý xoắn tinh hoàn là đau vùng bìu. Người bệnh cảm thấy đau đột ngột, dữ dội và có thể lan lên vùng bẹn và thắt lưng. Đau có thể xảy ra bất kì lúc nào nhưng thường hay xảy ra vào ban đêm, lúc nửa đêm, về sáng.

Kèm theo đau bệnh nhân có thể có nôn hoặc buồn nôn, rối loạn tiểu tiện như tiểu buốt hoặc tiểu rắt. Bệnh nhân thường không có sốt hoặc sốt nhẹ, bìu sưng to, đỏ, sờ vào rất đau…

Xoắn tinh hoàn cần phải phân biệt với các trường hợp viêm tinh hoàn, viêm mào tinh hoàn, xoắn mấu phụ mào tinh hoàn.

3. Nguyên nhân gây ra tình trạng xoắn tinh hoàn

Hiện tượng xoắn tinh hoàn xảy ra khi tinh hoàn xoay trên thừng tinh đưa máu từ ổ bụng đến tinh hoàn. Nếu tinh hoàn quay nhiều lần, dòng máu đến nó có thể bị chặn hoàn toàn, gây tổn thương nhanh hơn.

Những người bị xoắn tinh hoàn có thể có một đặc điểm di truyền cho phép một hoặc cả hai tinh hoàn xoay tự do bên trong bìu. Đặc điểm này có nghĩa là tinh hoàn của những người này chỉ gắn với thừng tinh chứ không gắn với bìu.

Xoắn tinh hoàn thường xảy ra vài giờ sau khi hoạt động mạnh, sau chấn thương nhẹ ở tinh hoàn hoặc trong khi ngủ. Nhiệt độ lạnh hoặc sự phát triển nhanh chóng của tinh hoàn trong tuổi dậy thì cũng có thể đóng một vai trò nào đó.

Các yếu tố làm tăng khả năng xoắn tinh hoàn bao gồm:

  • Tuổi tác: Xoắn tinh hoàn thường gặp nhất ở nam giới dưới 25 tuổi và thường ảnh hưởng đến nam giới vị thành niên từ 12 đến 16 tuổi.
  • Xoắn tinh hoàn trước đây: Nếu tình trạng xoắn tinh hoàn đã xảy ra một lần và tự khỏi mà không điều trị (xoắn và tách rời nhau), nó có khả năng xảy ra một lần nữa. Những cơn đau càng thường xuyên thì nguy cơ tổn thương tinh hoàn càng cao.
  • Tiền sử gia đình: Tình trạng này có thể xảy ra trong các gia đình có người bị chứng xoắn tinh hoàn.
  • Khí hậu: Nhiều chuyên gia y tế gọi chứng xoắn tinh hoàn là hội chứng mùa đông vì chúng thường xảy ra khi thời tiết lạnh.

Đôi khi, xoắn tinh hoàn xảy ra trước hoặc ngay sau khi sinh. Trong trường hợp này, thường không thể cứu được tinh hoàn. Tuy nhiên, trẻ sẽ cần được phẫu thuật sau khi sinh để chẩn đoán và khắc phục tình trạng xoắn tinh hoàn ở bên tinh hoàn còn lại và ngăn ngừa các vấn đề sinh sản sau này.

4. Điều trị xoắn tinh hoàn thế nào?

Xoắn tinh hoàn phải được điều trị bằng phẫu thuật, nếu bệnh nhân đến sớm bác sĩ có thể dùng tay tháo gỡ vòng xoắn. Ngay cả trong những trường hợp đã gỡ xoắn thì phẫu thuật tiếp theo sẽ là cần thiết để kiểm tra và cố định tinh hoàn tránh nguy cơ bị xoắn lại.

Nếu trong trường hợp bệnh nhân đến muộn, bệnh nhân sẽ được chỉ định phẫu thuật để kiểm tra tinh hoàn nếu tinh hoàn còn hồng thì sẽ tháo xoắn và cố định tinh hoàn; nếu tinh hoàn tím nhẹ bác sĩ sẽ tháo xoắn và hồi sức tinh hoàn để xem tinh hoàn có hồng trở lại không; còn nếu tinh hoàn bị tím đen hoại tử thì phải cắt tinh hoàn.

Khánh Anh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả

5 dấu hiệu cảnh báo u xơ tử cung - nhận biết sớm để can thiệp hiệu quả

Dân số và phát triển - 18 phút trước

U xơ tử cung thường lành tính và không có triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Nhiều phụ nữ không biết mình bị u xơ tử cung nếu không đi khám dẫn đến dấu hiệu sớm của u xơ tử cung bị bỏ sót.

Các tai biến sản khoa thường gặp khi sinh nở

Các tai biến sản khoa thường gặp khi sinh nở

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tai biến sản khoa là vấn đề sức khỏe xảy ra với bà mẹ và trẻ sơ sinh. Bất kỳ sản phụ nào cũng có nguy cơ đối diện với tai biến sản khoa, vì vậy việc dự phòng tai biến đóng vai trò quan trọng.

6 cách cải thiện khả năng thụ thai một cách tự nhiên

6 cách cải thiện khả năng thụ thai một cách tự nhiên

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Khi người vợ gặp khó khăn trong việc thụ thai, ngoài những nguyên nhân do tinh trùng và trứng thì khả năng sinh sản cũng ảnh hưởng nhiều bởi lối sống. Có những cách tự nhiên có thể cải thiện tình trạng này.

5 lời khuyên để giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi

5 lời khuyên để giảm nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Dị tật bẩm sinh hoặc rối loạn di truyền ở thai nhi do các vấn đề nhiễm sắc thể, di truyền hoặc môi trường...

Tử vong sơ sinh ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao và nhiều thách thức đặt ra

Tử vong sơ sinh ở Việt Nam vẫn còn ở mức cao và nhiều thách thức đặt ra

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Việt Nam còn đối mặt với nhiều khó khăn trong giảm tỉ lệ tử vong sơ sinh và trẻ dưới 5 tuổi. Trong đó, có vấn đề thiếu trầm trọng nhân lực.

Thanh Hóa: Nỗ lực giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

Thanh Hóa: Nỗ lực giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH – Để giảm dần tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, nhiều địa phương đã và đang triển khai các giải pháp, cách làm hiệu quả tại tỉnh Thanh Hóa.

Đa dạng các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi

Đa dạng các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Cùng với sự quan tâm, đồng hành của các cấp Hội Người cao tuổi (NCT) và Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Thừa Thiên Huế đã có nhiều hoạt động chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi trên địa bàn.

Trung bình người cao tuổi ở Việt Nam mắc nhiều bệnh kết hợp, chi phí điều trị cao gấp 8-10 lần người trẻ

Trung bình người cao tuổi ở Việt Nam mắc nhiều bệnh kết hợp, chi phí điều trị cao gấp 8-10 lần người trẻ

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

SKĐS - Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế), dự báo, số người cao tuổi của Việt Nam tăng lên 16,8 triệu người vào năm 2039 và đạt 25,2 triệu người vào năm 2069. Việt Nam hiện là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới...

Bí quyết để mẹ cho con bú đúng cách, đủ dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn diện

Bí quyết để mẹ cho con bú đúng cách, đủ dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn diện

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Việc nuôi con bằng sữa mẹ là hết sức cần thiết và quan trọng đối với sự phát triển của trẻ. Vì vậy, nên cho trẻ bú kéo dài 18 - 24 tháng hoặc có thể lâu hơn, không cai sữa cho trẻ trước 12 tháng.

Hậu Giang: Tọa đàm về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ viên chức

Hậu Giang: Tọa đàm về chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ viên chức

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH – Hội Liên hiệp Phụ nữ Hậu Giang vừa phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức Tọa đàm “Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nữ cán bộ, công chức, viên chức” năm 2023.

Top