Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phát huy vai trò người cao tuổi là một trong những biện pháp chăm sóc tốt nhất

Thứ ba, 08:22 26/09/2017 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - “Mọi nỗ lực ngành Y tế nói riêng và xã hội nói chung là làm sao để tuổi thọ được kéo dài. Vấn đề là làm sao để người cao tuổi sống khỏe, có ích”, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã nhấn mạnh như vậy tại Hội nghị Chính sách chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng" nhân kỷ niệm Ngày Quốc tế Người cao tuổi (1/10). Hội nghị được Bộ Y tế tổ chức vào ngày 25/9.

Người Việt Nam mất 10 năm sống không khoẻ

Báo cáo của Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) cho thấy, mỗi năm thế giới có thêm khoảng 58 triệu người trên 60 tuổi, tức trung bình cứ 1 giây có 2 người bước vào tuổi lục tuần. Số người cao tuổi dự báo sẽ tăng từ 900 triệu người lên 2 tỷ vào năm 2050.

Việt Nam là nước có tốc độ già hóa dân số thuộc hàng nhanh nhất thế giới. Nước ta có khoảng 10,1 triệu người cao tuổi, tương đương khoảng 11%. Riêng số người cao tuổi từ 80 tuổi trở lên đã có 2 triệu người. Việt Nam đã chính thức bước vào giai đoạn già hoá dân số từ năm 2011. Nếu như các nền kinh tế phát triển mất vài thập kỷ, thậm chí hàng thế kỷ để chuyển từ giai đoạn già hóa dân số (nhóm dân số 60 tuổi chiếm 10%) sang giai đoạn dân số già (nhóm dân số 60 tuổi chiếm 20%) như Australia 73 năm, Hoa Kỳ 69 năm, Canada 65 năm… thì Việt Nam chỉ mất 22 năm. Dự báo đến năm 2030, tỷ trọng người cao tuổi Việt Nam chiếm 17% (19 triệu người) và sẽ nâng lên 25% vào năm 2050 (28 triệu người).

Theo Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Lê Tuấn, già hóa dân số tác động tới mọi mặt của đời sống kinh tế xã hội như tăng trưởng kinh tế, đầu tư, tích lũy, lao động, chăm sóc y tế, an sinh xã hội, thiết kế hạ tầng, dòng di cư quốc tế… “Điều này đặt ra những thách thức lớn, có tác động lâu dài cho đất nước trên tất cả các lĩnh vực kinh tế - xã hội, trong đó có công tác chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Năm nay, Việt Nam với tư cách là nước chủ nhà của APEC, vì vậy vấn đề già hóa dân số và kiểm soát các bệnh không lây nhiễm, thúc đẩy già hóa khỏe mạnh hướng tới một châu Á - Thái Bình Dương khỏe mạnh đã được coi là một ưu tiên của APEC. Già hóa dân số là một vấn đề mang tính quốc tế và là mối quan tâm của các nhà lãnh đạo khu vực cũng như của thế giới”, Thứ trưởng Phạm Lê Tuấn nói.

Tại nước ta hiện nay, 65,7% người cao tuổi sống ở nông thôn, là nông dân và làm nông nghiệp. Trong những năm qua, nhờ làm tốt những chính sách y tế, chăm sóc sức khỏe, chất lượng sống được nâng lên, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam được nâng lên mức cao (73,4 tuổi) nhưng tuổi thọ khỏe mạnh lại thấp (64 tuổi). Điều đó có nghĩa là chúng ta có khoảng 10 năm sống không khỏe.

Người cao tuổi Việt Nam cũng đối diện với gánh nặng bệnh tật kép, bị nhiều bệnh một lúc, đặc biệt là các bệnh mãn tính (tiểu đường, huyết áp…). Một nghiên cứu gần đây cho thấy, có đến hơn 67% người cao tuổi sống trong tình trạng sức khỏe yếu, rất yếu. Đa số người cao tuổi gặp khó khăn về vật chất. Trong khi đó, hệ thống an sinh xã hội chưa đáp ứng được nhu cầu của người cao tuổi; chưa có hệ thống chăm sóc dài hạn cho người cao tuổi; chưa có hệ thống cung ứng việc làm cho người cao tuổi...

Có chính sách để người cao tuổi sống khỏe, có ích

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nhấn mạnh, trong những năm qua, dù còn khó khăn nhưng chúng ta có nhiều chính sách chăm sóc, phát huy vai trò người cao tuổi. Phó Thủ tướng cũng ghi nhận sự nỗ lực của toàn thể cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức và người dân đã làm tốt công tác chăm sóc, phát huy người cao tuổi. Tuy nhiên vẫn còn nhiều việc cần làm tốt hơn.

Theo Phó Thủ tướng, lâu nay nói đến già hóa dân số, dường như chúng ta chỉ mới đề cập tới khía cạnh “thách thức” mà quên đi rằng, mọi nỗ lực mà ngành Y tế nói riêng và xã hội nói chung là làm sao để tuổi thọ người dân được kéo dài. Vấn đề là làm sao để người cao tuổi sống khỏe, có ích. Nhấn mạnh việc người Việt Nam mất tới khoảng 10 năm sống không khỏe, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, phải coi dân số tuổi thọ ngày càng cao, sống khỏe là một trong những đích đến, nếu có chính sách tốt sẽ đem lại cơ hội phát triển hội nhập.

Thời gian tới, Việt Nam cần chăm sóc người cao tuổi dựa vào cộng đồng – một xu thế mà thế giới và Việt Nam đã và đang hướng đến; phát triển mô hình y học gia đình. Đồng thời, cần củng cố, phát triển hệ thống bệnh viện chuyên về lão khoa và nhân lực, kỹ thuật y khoa trong chăm sóc người cao tuổi.

“Làm sao để trong môi trường bệnh viện, người bệnh, đặc biệt là người cao tuổi đến đó đều cảm thấy sự chăm sóc và tình cảm ấm áp, gần gũi như ở nhà”, Phó Thủ tướng nói. Bên cạnh đó, Việt Nam cần phát triển nhiều mô hình như nhà dưỡng lão phù hợp với truyền thống văn hóa của người Việt Nam. Mô hình của các nước đã có nhưng chưa chắc đã phù hợp với người Việt.

Phân tích thêm về mô hình đưa người cao tuổi về chăm sóc tại cộng đồng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, phải đưa dần về y tế cơ sở vì những bác sĩ, điều dưỡng ở địa phương là người quen, thậm chí là họ hàng. Nhờ đó, việc chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi vừa thường xuyên liên tục hơn, vừa gắn bó hơn.

Theo Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam, quan trọng hơn cả nhiệm vụ chăm sóc là phát huy người cao tuổi. Theo đó, cần có chính sách phát huy tốt vai trò của người cao tuổi trong xã hội, bởi đây là một trong những phương pháp chăm sóc tốt nhất.

Võ Thu

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 8 giờ trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Căng thẳng có ảnh hưởng đến khả năng rụng trứng ở chị em?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Một trong những nguyên nhân làm chu kỳ kinh nguyệt thay đổi, không đều, kéo dài, chậm rụng trứng là do căng thẳng (stress). Vậy chúng ta hãy xem điều này xảy ra như thế nào?

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

3 giai đoạn của bệnh nhân sa sút trí tuệ người thân cần biết để chăm sóc

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sa sút trí tuệ là khi bạn dần mất đi các chức năng thần kinh do các bệnh ảnh hưởng tới não bộ. Chứng bệnh này sẽ phát triển theo 3 giai đoạn tệ dần.

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Các thuốc điều trị nhiễm độc thai nghén

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhiễm độc thai nghén có thể xuất hiện vào 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối của thai kỳ. Nếu không được điều trị, nhiễm độc thai nghén có thể dẫn tới sảy thai, sinh non, sản giật. Những đứa trẻ được sinh ra từ người mẹ bị nhiễm độc thai nghén thường nhẹ cân, chậm phát triển so với tuổi thai và suy thai.

Thuốc điều trị bệnh lậu

Thuốc điều trị bệnh lậu

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Bệnh lậu có thể điều trị được bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên hiện nay, tình trạng lậu kháng thuốc ngày càng tăng. Do đó cần điều trị theo kháng sinh đồ. Sau khi hết đợt điều trị mà vẫn còn triệu chứng, bệnh nên đến gặp bác sĩ.

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Nắng nóng mùa hè làm tăng những nguy cơ sức khỏe gì với mẹ bầu?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời tiết mùa hè nóng bức ảnh hưởng nhiều đến phụ nữ mang thai. Quá nóng khi mang thai có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng cho sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

8 mẹo duy trì sức khỏe âm đạo trong mùa nóng

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Duy trì sức khỏe âm đạo là một phần không thể thiếu để có sức khỏe tổng thể và việc thích ứng với những thay đổi theo mùa có thể giúp ngăn ngừa các vấn đề tiềm ẩn.

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Chế độ ăn cho người rối loạn nội tiết tố

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nếu thường xuyên cảm thấy chướng bụng, nôn nao, mệt mỏi, dễ xúc động hoặc đang quá phụ thuộc vào caffeine hay đường, có thể là do rối loạn nội tiết tố. Tham khảo cách cải thiện bằng chế độ ăn uống.

Top