Phát minh mới - Miếng dán tránh thai vi kim
Các nhà nghiên cứu đang phát triển một miếng dán tự hoạt động lâu dài với chức năng chính là cung cấp nội tiết tố bên dưới bề mặt da giúp tránh thai hiệu quả.
Các nhà nghiên cứu dẫn đầu bởi ông Wei Li - Học viện Công nghệ Georgia - Mỹ đã phát triển một thiết bị trông giống như một miếng băng y tế, dễ dàng sử dụng để tránh thai. Theo đó, miếng dán tránh thai loại mới có những cây kim phân hủy sinh học với kích thước siêu mịn, đóng vai trò giải phóng nội tiết tố dưới da. Dựa trên công nghệ kim siêu mịn, những cây kim gắn trên thiết bị này sẽ chia tách mặt sau của chúng trong vòng 1 phút và chúng nép bên dưới da, giải phóng nội tiết tố. Các nhà khoa học tại Học viện Công nghệ Georgia và Đại học Michigan cùng phối hợp tham gia vào dự án này, nhận ngân sách từ Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) thông qua một khoản tài trợ cho Tổ chức phát triển nhân đạo phi lợi nhuận FHI 360.
Nguyên mẫu hoạt động của miếng dán có chứa 100 chiếc kim siêu mịn (vi kim) với kích cỡ khoảng hàng trăm micromet chiều dài và được chế tạo từ polymer phân hủy sinh học. Người sử dụng sẽ ấn miếng dán vào da và giữ yên như thế trong vòng 1 phút. Khi được cấy vào da, chất dịch giữa các tế bào da của phụ nữ sẽ làm kích hoạt một phản ứng có các hợp chất hóa học nằm ngay dưới chân các cây kim, tạo thành những bong bóng carbon-dioxide và nước cỡ nhỏ. Những quả bóng sẽ làm suy yếu kết nối của các cây kim và nước sẽ tiếp tục giúp hòa tan chúng. Điều này hình thành một cơ chế gỡ bỏ phần lưng (nơi chân kim cắm vào) dễ dàng hơn và nhanh chóng hơn so với những miếng dán mà không có cơ chế tự phân hủy này. Khi các cây kim siêu mịn xâm nhập da, chúng sẽ hòa tan từ từ làm giải phóng nội tiết tố được dự trữ ngay trong máu.
Khi thử nghiệm dán miếng dán trên da động vật, hàm lượng nội tiết tố vẫn đủ cao để tác động hiệu quả trong suốt 30 ngày. Đây có thể là một biện pháp phòng tránh thai hiệu quả trong dài hạn.
Các nhà khoa học cho biết, miếng dán được thiết kế để không gây đau đớn cho người sử dụng và những cây kim cũng không dễ bị phát hiện sau khi chèn dưới da. Ông Mark Prausnitz - giáo sư về công nghệ hóa học và phân tử sinh học tại Học viện Công nghệ Georgia, đồng tác giả của cuộc nghiên cứu này nhấn mạnh: “Nếu chúng tôi thiết kế hợp lý thì miếng dán chỉ như khi quý vị đặt mảnh vải lên da. Một kiểu trải nghiệm như kim tiêm dưới da và chỉ hơi nhột một chút”. Các công cụ vi kim đã thật sự là một xu hướng trong mỹ phẩm, nó dùng để triệt tiêu sẹo mụn, giảm nếp nhăn và các vết thâm. Việc sử dụng vi kim cũng ngày một thịnh hành như là cách để tiêm các loại thuốc và dược phẩm như insulin và vắc-xin.
Nhiều phát minh trong việc dùng vi kim vẫn đang trong thời gian phát triển và thử nghiệm, ngoài ra đã có vài công ty nộp các bằng sáng chế cho những miếng dán vi kim. Những miếng dán vi kim mang đến nhiều hứa hẹn vì nó ít gây đau đớn, dễ sử dụng và không tạo ra chất thải sinh học nguy hiểm. Mặc dù phần lớn các miếng dán vi kim khác đều lập tức truyền thuốc vào trong cơ thể nhưng các cây kim trong miếng dán tránh thai mới lại làm việc đó rất chậm rãi trong suốt nhiều ngày. Và sự sủi bọt của mặt sau miếng dán sẽ cho phép các cây kim bị bể nhanh hơn, vì vậy, người sử dụng chỉ việc dán nó trong vòng 1 phút (thay vì là 20 phút như các thiết kế miếng dán tránh thai thông thường). Được gắn trong các cây kim siêu mịn (hay vi kim) là một liều Levonorgestrel (LNG) - loại thuốc được dùng phổ biến nhất trong các thiết bị tử cung (IUD) và những dạng cấy tránh thai khác.
GS. Giovanni Traverso cho biết, miếng dán mới sẽ phải được thử nghiệm lâm sàng trong 2 hoặc 3 năm và cần thêm vài năm nữa để có thể được Cục Quản lý thuốc và thực phẩm Mỹ (FDA) phê chuẩn và tung ra thị trường.
Theo Văn Chương/SK&ĐS
Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'
Dân số và phát triển - 2 giờ trướcGĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...
Ung thư buồng trứng có chữa được không?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcUng thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?
Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.
Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.
Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcGĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.
Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcSau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.
5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcHội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.
Bác sĩ khuyến nghị 5 điều quan trọng nên biết về ung thư buồng trứng
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcPhụ nữ thường hiểu nhầm những dấu hiệu ung thư buồng trứng là triệu chứng của các căn bệnh về phụ khoa khác. Việc biết về dấu hiệu ung thư buồng trứng giúp chị em mắc bệnh được điều trị và sớm tăng tỷ lệ sống.
Tuổi 50 nên chọn loại hình tập luyện nào là tốt nhất?
Dân số và phát triểnỞ độ tuổi 50 trở lên, tập luyện thể chất không chỉ tập trung vào nâng cao sức khỏe mà còn hướng đến lối sống năng động, dẻo dai, vui vẻ...