Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phát triển thể lực nâng tầm vóc người Việt: Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng

Thứ hai, 10:06 27/05/2013 | Y tế

GiadinhNet - Hội nghị trực tuyến phổ biến và triển khai đề án “Phát triển thể lực, tầm vóc người Việt giai đoạn 2011-2030” (Đề án 641) tại 3 miền do Bộ VH,TT&DL tổ chức ngày 16/5 với mục tiêu nâng chiều cao của nam thanh niên Việt Nam lên 168,5cm vào năm 2030 và nữ là 157,5cm ở độ tuổi 18.

Phát triển thể lực nâng tầm vóc người Việt: Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng 1

Dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng cho việc phát triển tầm vóc con người Ảnh: Minh Họa

Tăng cường chăm sóc  sức khỏe bà mẹ trẻ em

Theo ông Lê Khánh Hải, Thứ trưởng Bộ VH,TT&DL, việc đầu tư nâng cao thể lực và tầm vóc người Việt Nam nói chung, thanh niên nói riêng là đầu tư trực tiếp cho con người toàn diện về trí lực, tâm lực, mang tính chiến lược quốc gia cần thực hiện lâu dài. “Để thực hiện thành công Đề án không phải chỉ một vài yếu tố mà đòi hỏi xã hội phải dốc lòng dốc sức huy động các nguồn ngân sách từ Trung ương, địa phương và xã hội hóa. Ngân sách trung ương chỉ mang tính kích cầu”.

Đề án 641 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 28/4/2011 với mục tiêu phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam trong 20 năm tới để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; từng bước nâng cao chất lượng giống nòi và tăng tuổi thọ khỏe mạnh của người Việt Nam.

Trong Đề án này đề cập đến việc tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, giảm mạnh tỷ lệ suy dinh dưỡng. Qua đó nhằm cải thiện các chỉ số cơ bản của trẻ em 5 tuổi và đảm bảo các tiêu chí đánh giá thể lực, tầm vóc thân thể của thanh niên Việt Nam lứa tuổi trưởng thành.

Đề án được thực hiện trong phạm vi toàn quốc và chỉ đạo trọng điểm ở 4 thành phố, 6 tỉnh đồng bằng, miền núi với các đối tượng là bà mẹ mang thai, trẻ sơ sinh, nhi đồng, thiếu niên, thanh niên dưới 18 tuổi.

Dinh dưỡng chi phối tầm vóc

PGS. TS Lâm Quang Thành, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thể dục thể thao cho rằng, những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến thể lực và tầm vóc của con người gồm: Dinh dưỡng chiếm 31%, di truyền 23%, thể thao 20%, môi trường và tâm lý xã hội chiếm 26%. Vì vậy, để nâng cao thể chất, tầm vóc thì yếu tố đầu tiên là đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ từ trong bào thai đến 18 tuổi. Bên cạnh đó phải có sự tác động của giáo dục thể chất từ các trường học.

Đề án chính thức được triển khai trong thực tiễn sau khi 4 chương trình được thông qua. Chương trình thứ nhất là đẩy mạnh việc nghiên cứu, triển khai, ứng dụng những yếu tố chủ yếu tác động đến thể lực, tầm vóc người Việt Nam; nghiên cứu các chỉ số huyết học, sinh hóa, hormone sinh dục; nghiên cứu các yếu tố dinh dưỡng tác động đến tầm vóc của trẻ em từ 3-18 tuổi; nghiên cứu khẩu phần ăn nhằm xác định năng lượng khẩu phần ăn, lượng chất đạm, chất béo, tinh bột của khẩu phần và mức đáp ứng nhu cầu các chất dinh dưỡng theo tuổi. Ngoài ra còn tiến hành nghiên cứu tình hình bệnh tật của trẻ từ 3-18 tuổi, xác định tình hình bệnh tật hiện tại của trẻ… Những nghiên cứu này sẽ được thực hiện tại các cơ sở có uy tín thuộc Bộ Y tế và Bộ VH,TT&DL.

Chương trình 2 nhằm triển khai chăm sóc dinh dưỡng kết hợp với các chương trình chăm sóc sức khỏe, chất lượng dân số có liên quan. Giáo dục truyền thông dinh dưỡng trong trường học. Xã hội hóa và phối hợp liên ngành: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính trong việc hướng dẫn thực hiện chủ trương chính sách của Nhà nước. Xây dựng chính sách liên quan đến tổ chức bữa ăn học đường. Hiện nay bắt đầu thí điểm hướng dẫn và thực hiện chế độ chăm sóc dinh dưỡng đối với học sinh mầm non, tiểu học bao gồm học sinh và giáo viên của các trường đã chọn thí điểm.
 
Chương trình 3 tăng cường giáo dục thể chất bước đầu ở 12 tỉnh, thành. Từ đây sẽ kiểm tra đánh giá thực trạng phát triển thể chất học sinh từ 3 tuổi đến 18 tuổi. Xây dựng chương trình giáo dục thể chất hợp lý có kết hợp với giáo dục quốc phòng, triển khai đồng bộ với công tác y tế học đường và dinh dưỡng học đường; biên soạn và in ấn tài liệu, hướng dẫn tập luyện thi đấu thể thao ngoại khóa, gồm các trò chơi vận động cơ bản, trò chơi vận động.

Chương trình thứ 4 là đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và thay đổi hành vi xã hội về phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam.

Thời gian thực hiện Đề án 641 là 20 năm, chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1 từ năm 2011 – 2020: Thực hiện thí điểm giải pháp đồng bộ về dinh dưỡng và thể dục thể thao; trong đó, chương trình 1 chỉ tiến hành nghiên cứu trong 5 năm từ năm 2011 – 2015. Giai đoạn 2 từ năm 2021 – 2030: Thụ hưởng thành quả giai đoạn 1 để thực hiện mở rộng trong phạm vi toàn quốc và hoàn thiện Đề án.
Tri Thường
daohuyenthuctap
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Phán bừa bệnh nhân bị lậu và có nguy cơ hoại tử dương vật, Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên bị xử phạt

Y tế - 10 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Tây Nguyên chẩn đoán mắc bệnh lậu, có nguy cơ hoại tử dương vật, bị yêu cầu đóng hơn 60 triệu đồng để điều trị, tuy nhiên khi xét nghiệm lại tại 2 bệnh viện lớn của tỉnh thì đều cho kết quả âm tính.

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Nữ điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu bệnh nhân ngừng tim tại nhà hàng Đà Nẵng nhận khen thưởng 'nóng'

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai nhấn mạnh: "Việc làm của điều dưỡng Hạ rất có trách nhiệm. Tôi xúc động, tự hào khi nghe tin cán bộ của mình làm việc hết sức ý nghĩa, hiệu quả và thành công cấp cứu du khách nước ngoài ở bên ngoài bệnh viện."

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Số ca mắc sởi liên tục gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu giám sát, xử lý triệt để ổ dịch

Y tế - 12 giờ trước

GĐXH - Từ đầu năm 2024 đến nay đã ghi nhận 78 trường hợp sốt phát ban nghi sởi, rubella tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc trong đó có 12 trường hợp sởi xác định tại phòng thí nghiệm của 4 tỉnh.

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Hà Nội ghi nhận trường hợp mắc rubella đầu tiên trong năm 2024

Y tế - 13 giờ trước

GĐXH - Ngày 28/3, thông tin từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội cho hay, trên địa bàn thành phố vừa ghi nhận bé gái 7 tuổi (ở huyện Đan Phượng) mắc rubella. Trước đó, bé gái đã được tiêm chủng 2 mũi vaccine phòng bệnh này.

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Điều dưỡng A9 Bạch Mai cứu người trong quán ăn: 'Anh em ơi, cấp cứu'!

Y tế - 17 giờ trước

"Khi ép tim lần đầu tiên tôi còn hô lên "Anh em ơi! cấp cứu!", bởi ở bệnh viện, chúng tôi thường hô lên như vậy khi có một ca bệnh cần cấp cứu".

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Hơn 30 học sinh nhập viện sau bữa ăn bán trú

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn bán trú, hàng chục học sinh trường Tiểu học Quang Hanh (Quảng Ninh) đau bụng, buồn nôn phải nhập viện theo dõi.

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Thông tin bất ngờ về điều dưỡng cứu du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại quán ăn Đà Nẵng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - "Nhưng giờ nghĩ lại, đó có thể là sự sắp đặt, là nhân duyên để mình gặp bệnh nhân và cứu người bệnh. Vì máy bay delay nên bọn em mới quyết định đi ăn ở nhà hàng đó và gặp chú", chị Hạ nói.

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Bộ Y tế nói gì về thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe'?

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Trước thông tin 'bỏ giấy khám sức khỏe khi cấp bằng lái xe', Bộ Y tế đã lên tiếng liên quan đến vấn đề này.

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Nín thở giây phút điều dưỡng A9 Bạch Mai cấp cứu cho du khách nước ngoài ngừng tim đột ngột tại nhà hàng

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Giây phút nhìn thấy người đàn ông đi loạng choạng, khó thở, cô đã ngay lập tức chạy đến kiểm tra, tri hô nhân viên nhà hàng gọi cấp cứu 115 hỗ trợ, đồng thời tiến hành cấp cứu ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân.

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Việt Nam xếp thứ 11 trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao cao, Thủ tướng ký công điện tăng cường phòng chống bệnh

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Theo báo cáo bệnh lao toàn cầu năm 2023 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là nước có gánh nặng bệnh lao cao.

Top