Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phía sau lá thư dài 3 trang bệnh nhi Covid-19 gửi bác sĩ

Chủ nhật, 08:41 14/11/2021 | Y tế

Minh Khôi, 13 tuổi, mắc Covid-19 trên nền dư cân béo phì. Sau đó, là 3 tuần triền miên cấp cứu, hồi sức và tập thở để giành giật lại mạng sống.

Lá thư dài 3 trang gửi bác sĩ “đỉnh của chóp”

Ngày 10/10, em Nguyễn Minh Khôi (13 tuổi, quận Tân Phú) nhập viện Nhi đồng 2 TP.HCM vì Covid-19. Một tuần trước đó, Khôi chỉ có triệu chứng sổ mũi, đau họng thông thường. Nhưng vì cơ địa béo phì, Khôi rơi vào nguy kịch.

Ngày 28/10, Khôi xuất viện và mang theo di chứng tổn thương phổi. Mỗi ngày, cậu bé vẫn đang phải tập thở để có thể phục hồi tốt nhất. Trong thời gian này, Khôi viết một lá thư dài 3 trang giấy.

Phía sau lá thư dài 3 trang bệnh nhi Covid-19 gửi bác sĩ - Ảnh 1.

Minh Khôi và mẹ trong thời gian điều trị Covid-19 tại Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM. Ảnh: NVCC

Với sự động viện của mẹ, em mạnh dạn gửi thư đến những người đã giành lại mạng sống cho mình. Trong thư, Khôi viết:

"Con là bé bự Minh Khôi nổi bật của khoa Covid-19, Bệnh viện Nhi đồng 2. Con và mẹ con vừa trở về từ giấc mơ ở một cõi xa xôi tưởng chừng không có thực, nhưng lại thật gần, và quan trọng là thật rất thật.

Trong giấc mơ của con, là chuỗi ngày chiến đấu với bệnh tật, với đau đớn, khó thở, những di chứng viêm phổi nặng gây ra bởi con virus mang tên SARS-CoV-2.

Nhưng hôm nay con đã được trở về là nhờ các ông bụt, bà tiên mặc hai màu áo xanh và trắng. Trong lòng con, đó là các anh hùng, các chiến binh đang ra trận và chiến đấu với tất cả năng lượng của vũ trụ.

Bên trong những bộ giáp ngột ngạt khó thở là bác sĩ, cô y tá, cô điều dưỡng và nhiều cô chú nhân viên y tế khác. Một điều tiếc nuối nhất là con không được biết mặt, biết tên những người con mang trọn ơn nghĩa.

Phía sau lá thư dài 3 trang bệnh nhi Covid-19 gửi bác sĩ - Ảnh 2.

Chăm sóc bệnh nhi Covid-19 tại phòng hồi sức. Ảnh: BV Nhi đồng 2 TP.HCM

Sự sống của con được tiếp nối đến ngày hôm nay là nhờ những đêm trắng của bác Quốc Anh, bác Bùi Giang, bác Võ Trân, bác Luân.... Cô Thiềm, cô Xuyên, cô Duyên, cô Linh, cô Liên canh cho con, theo dõi con sốt bao nhiêu độ, SpO2 của con bao nhiêu, canh đúng giờ truyền cho con từng cữ thuốc.

Bé bự khó lấy ven. Con khóc, con đau mà các cô các, bác xót lòng. Mỗi lúc nhìn thấy bác Quốc Anh xuống hướng dẫn tập thở, động viên con trở mình để lá phổi hồi sinh, con lại thêm nghị lực. Khi bác Luân điều chỉnh giảm lượng oxy phải thở,  con biết con được cứu rồi.

Con nhớ, bác Giang, bác Trân luôn túc trực trả lời tin nhắn thường xuyên của mẹ, hướng dẫn từng chút từng chút. Kể cả khi lo lắng quá, mẹ con hỏi lặp đi lặp lại, các bác vẫn kiên nhẫn giải thích.

Có bác y tá lớn tuổi, hai mẹ con con gọi bằng ông cho tình cảm. Ông vui tính lắm, làm con quên đi bệnh tật, rồi còn bắt mẹ con ngủ đi một xíu. Có cô y tá ngồi cạnh máy nhìn con trắng cả mấy đêm.

Thương không biết để đâu cho hết thương.

Theo con, từ “nghề cao quý” không thể tả được hết những gì các bác, các cô cống hiến cho đời. Sự hy sinh, tâm sức, tài năng của các bác cao quý hơn những gì cao quý nhất, nói theo “trend” của chúng con, là “đỉnh của chóp”….”

Lá thư đang lan truyền như nguồn năng lượng tích cực đến các y bác sĩ đang chiến đấu với Covid-19, đặc biệt là nơi điều trị cho trẻ em.

“Mẹ ơi! Cứu con!”

Chị Bùi Thị Minh Điệp, mẹ của Khôi là người trực tiếp chăm sóc em suốt thời gian điều trị. Chính chị Điệp cũng mắc Covid-19 nhưng không cho phép mình được mệt mỏi.

“Hoảng hốt, hoang mang, không nói nên lời. Nhưng tôi linh cảm tôi sẽ cứu được con. Chắc chắn, tôi sẽ không mất con”, chị Điệp nhớ lại.

Phía sau lá thư dài 3 trang bệnh nhi Covid-19 gửi bác sĩ - Ảnh 3.

Minh Khôi đã trở về với gia đình sau thời gian điều trị Covid-19. Ảnh: NVCC

3 tuần con trai nhập viện điều trị Covid-19 là thời gian chị Điệp không dám chợp mắt. Chị sợ bác sĩ gọi tên hay con trai gọi mẹ mà không kịp có mặt. Vào ngày thứ 5 ở bệnh viện, bác sĩ xuống xem tình hình, đo sinh hiệu. Lúc đó Khôi vẫn tỉnh táo, chỉ hơi mệt, nhưng được yêu cầu chuyển lên phòng cấp cứu ngay.

Chị vẫn chưa hiểu chuyện gì xảy ra. Chỉ vài phút sau, SpO2 của cậu bé giảm xuống 90% và may mắn xử lý kịp thời. Đó là mở đầu cho những lần cấp cứu tiếp theo.

Suốt hành trình, Khôi là cậu bé tươi vui nhất, luôn nắm tay quyết tâm “Con sẽ chiến đấu với Covid!”. Nhưng bệnh cứ nặng hơn, em phải chuyển phòng bệnh, từ phòng thường lên phòng cấp cứu rồi phòng hồi sức. Khôi cảm nhận rõ cơ thể mệt mỏi và linh cảm đang xấu dần.

Lúc yếu đuối nhất, Khôi nắm tay mẹ. “Mẹ ơi, mẹ cứu con. Con không muốn chết….” Trái tim người mẹ bị bóp nghẹt, nhưng chị Điệp không có quyền khóc. “Tôi phải là chỗ dựa cho Khôi!”.

Cục đờm trong cổ họng Minh Khôi như một miếng bông gòn hút nước, ngày càng phình to và bít chặt đường thở của cậu bé. Để sống, Khôi phải thở. Để thở, Khôi phải tập.

Mỗi lần đứa trẻ hít được vào một hơi, là mỗi lần rút hết sức lực. Chị không thể thở giùm con, chỉ có thể vỗ lưng và liên tục nói  “Thở đi, thở đi con!”. Minh Khôi vật lộn trên giường bệnh, lật qua lật lại tập thở. Bác sĩ xuống từng giường hướng dẫn các con.

Phía sau lá thư dài 3 trang bệnh nhi Covid-19 gửi bác sĩ - Ảnh 4.

Các bệnh nhi Covid-19 tại Bệnh viện được tổ chức vui chơi trong đợt trung thu vừa qua.Ảnh: Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM

Động tác hít thở bình thường, giờ đây là muôn vàn khổ sở. Ai thở được thì sống. Chính trong giai đoạn này, chị Điệp phải chứng kiến những đứa trẻ khác ra đi chỉ sau vài tiếng trở nặng. Nỗi ám ảnh còn nguyên vẹn đến hôm nay.

“Hoang mang đến tột cùng. Ý nghĩ điều kinh khủng đó có thể xảy ra với con mình làm tôi sợ hãi. Nhưng đau hơn, là bạn nhìn thấy người mẹ mất con xảy ra ngay trước mắt. Tôi cầu mong, đừng ai, đừng bao giờ phải trải qua những giây phút ấy trong đời người. Đó là đòn cân não, sinh tử.”

Sau chuỗi ngày căng thẳng, Minh Khôi may mắn thoát khỏi tử thần dù có lúc đã nguy kịch. Em đã sống, bằng nỗ lực không mệt mỏi của các bác sĩ suốt 3 tuần gian nan.

Trong hành trình ấy, chị Điệp chứng kiến trọn vẹn tài năng và tấm lòng của người thầy thuốc. “Không có các y bác sĩ của Bệnh viện Nhi đồng 2 TP.HCM, không thể có Minh Khôi ngày hôm nay!”, chị xúc động tri ân.

Lúc này, TP.HCM đã gần như “bình thường mới”, nhưng tại các bệnh viện điều trị Covid-19, cuộc chiến đang tiếp diễn. Covid-19 đã có vắc xin phòng ngừa, nhưng với trẻ béo phì và bệnh nền, đó vẫn là cuộc chiến sinh tử.

Ngay cả với chị Điệp, người mẹ may mắn ấy, vẫn giật mình nghe như có tiếng bác sĩ gọi tên mình giữa đêm khuya, ở khoa Covid-19.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn

Y tế - 10 giờ trước

Do mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện

Y tế - 1 ngày trước

Sau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn

Y tế - 2 ngày trước

Trong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm

Y tế - 2 ngày trước

Nam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Cụ ông mất nửa lượng máu trong cơ thể do mắc sốt xuất huyết

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Ở ngày thứ 6 của sốt xuất huyết, bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao 39°C, tiểu cầu giảm sâu, xuất huyết tiêu hóa lượng lớn.

Top