Phó cục trưởng Cục CSGT khẳng định không có tiêu cực khi người dân nộp tiền phạt vi phạm giao thông trực tuyến
GiadinhNet - Đại tá Đỗ Thanh Bình (Phó cục trưởng Cục CSGT – Bộ Công an) cho biết, xử phạt thông qua Cổng dịch vụ công quốc gia (DVCQG) chỉ là một bước, nhưng khi đã giấy trắng mực đen thì người dân yên tâm là không có chuyện tiêu cực.
Sáng 1/7, Văn phòng Chính phủ tổ chức buổi họp báo công bố kết quả dịch vụ công trên cổng DVCQG - dịch vụ chứng thực bản sao điện tử từ bản chính và giới thiệu hướng dẫn sử dụng các dịch vụ công: Đổi giấy phép lái xe mức độ 4; Đóng tiếp bảo hiểm xã hội tự nguyện; Gia hạn thẻ bảo hiểm y tế theo hộ gia đình; Nộp tiền xử lý vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền của Thanh tra giao thông; Nộp tiền xử lý vi phạm hành chính thuộc lĩnh vực giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền của CSGT.

Đại tá Đỗ Thanh Bình - Phó cục trưởng Cục CSGT (Bộ Công an) trao đổi với báo chí sáng 1/7. Ảnh: Lê Bảo.
Trao đổi với báo chí sau cuộc họp, đại tá Đỗ Thanh Bình thông tin, tính đến 6h sáng 1/7, lực lượng CSGT toàn quốc đăng vào Cổng DVCQG là 13.000 trường hợp, trong đó có 11.000 trường hợp có quyết định. Nhiệm vụ của lực lượng CSGT là cung cấp nhanh nhất cho người dân các thông tin liên quan, để người dân lựa chọn các hình thức thực hiện quyết định xử phạt.
Bên cạnh đó, Phó cục trưởng Cục CSGT cũng nhấn mạnh: "Chúng tôi gặp một số vướng mắc, cụ thể Luật xử lý vi phạm hành chính, nghị định hướng dẫn và các quy định hiện hành không quy định điền số điện thoại trong mẫu biên bản vi phạm hành chính, đây là điều rất quan trọng để cung cấp nhanh nhất thông tin cho người dân".
Cũng theo Đại tá Bình, lực lượng chức năng vận động người dân cung cấp số điện thoại, bởi trường hợp nào có số điện thoại sẽ thông tin nhanh chóng về việc xử phạt, ngoài ra lực lượng CSGT cũng muốn có thư điện tử của người vi phạm để gửi thông tin dưới dạng PDF.

Việc nộp tiền vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ chính thức triển khai trên Cổng DVCQG. Ảnh: TL.
Phó cục trưởng Cục CSGT cho biết: "Chúng tôi phối hợp với Kho bạc Nhà nước định danh số hóa sẽ nộp phạt, ví dụ 981 là xử phạt trong lĩnh vực đường bộ, 982 là đường thủy, 983 là đường sắt. Mã số của các đơn vị đã được mã hóa hết để người dân thuận lợi hơn, nhưng điều quan trọng nữa là phải đổi mới quy trình xử lý vi phạm hành chính hiện nay. Ví dụ đối với trường hợp phải tước GPLX cần phải 5 ngày để giải trình thì sẽ chậm, chúng tôi đã tham mưu để Chính phủ và Quốc hội ban hành Luật đảm bảo an toàn trật tự ATGT, trong đó thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng là giảm hành vi bị tước, tăng phạt tiền và chỉ điểm".
Bên cạnh đó, Đại tá Bình cho rằng, một khó khăn khác là người dân phải có tài khoản, có trình độ hiểu biết nhất định về CNTT thì mới chủ động được. Làm sao để người dân thực hiện dịch vụ đó thì còn cần sự phối hợp và nghiên cứu rất kỹ của các cơ quan, đơn vị có liên quan. Đặc biệt là Kho bạc Nhà nước và các đơn vị được uỷ quyền của Kho bạc Nhà nước được thanh toán.
"Người dân yên tâm, không có chuyện tiêu cực"
Đại tá Bình thông tin, kể từ 1/7 tất cả các quyết định xử phạt của trưởng phòng, đội trưởng của phòng và trưởng phòng CSGT đều được nhập vào cổng thông tin DVCQG, đến ngày hôm nay đã có 13.000 trường hợp nhập vào. Từ ngày hôm nay, CSGT hàng giờ theo dõi, hàng giờ theo dõi việc nhập dữ liệu của CSGT của 63 tỉnh thành.
Việc thực hiện xử phạt vi phạm giao thông trên Cổng DVCQG theo Đại tá Bình nếu số hoá được sẽ giúp giảm tải rất nhiều khối lượng công việc của cán bộ, chiến sỹ: "Theo cách truyền thống, chúng tôi phải lập biên bản giấy rồi ra quyết định xử phạt. Nếu bây giờ có dữ liệu, anh em chỉ cần nhập vào nội dung biên bản, các dữ liệu liên quan kết nối với quyết định rất nhanh chóng. Chúng tôi cũng đề nghị trong thời đại số, những đơn vị như Kho bạc thì không cần thiết phải nhận quyết định bản giấy nữa mà chỉ cần bản điện tử. Khi người dân có nhu cầu nhận bản điện tử, hoặc thậm chí là chỉ cần tin nhắn số quyết định xử phạt. Như vậy sẽ cải cách rất nhiều...".

6 dịch vụ công trực tuyến được triển khai trên cổng DVCQG.
Bên cạnh đó, đại tá Bình cho rằng: "Đây là hướng rất đúng so với xu thế phát triển của công nghệ và thời đại. Mỗi năm chúng tôi xử phạt gần 5 triệu trường hợp vi phạm, nếu chỉ cần cải cách không phải in 1 quyết định xử phạt thì đã tiết kiệm cho nhà nước 5 triệu tờ giấy và việc theo dõi".
Trả lời báo chí việc nộp phạt qua Cổng DVCQG góp phần phòng chống tiêu cực, ngăn ngừa tham nhũng vặt thế nào, Phó cục trưởng Cục CSGT nhấn mạnh: "Khi một vi phạm đã được thiết lập biên bản và ra quyết định xử phạt thì đã là giấy trắng, mực đen. Hiện nay Bộ Công an chỉ đạo và chúng tôi thực hiện nghiêm là tăng cường hệ thống giám sát.
Ngay tối hôm qua Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm đã sang thăm Trung tâm chỉ huy của lực lượng CSGT với hệ thống giám sát trên một số tuyến quốc lộ và tuyến cao tốc cho thấy tất cả hành vi vi phạm sẽ được ghi nhận bằng thiết bị công nghệ. Việc ra quyết định xử phạt thông qua Cổng DVCQG chỉ là một bước nhưng khi đã giấy trắng mực đen thì người dân yên tâm là không có chuyện tiêu cực".
Lê Bảo

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025
Đời sống - 3 phút trướcGĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?
Thời sự - 36 phút trướcGĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần
Đời sống - 45 phút trướcGĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?
Giáo dục - 1 giờ trướcMức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng
Pháp luật - 1 giờ trướcGĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025
Thời sự - 3 giờ trướcGĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 Hà Nội năm 2025 được công bố thời điểm nào?
Giáo dục - 5 giờ trướcGĐXH - Chiều nay (4/7), thí sinh có thể tra cứu điểm thi, điểm chuẩn tuyển sinh vào lớp 10 của Hà Nội năm 2025 trên https://hanoi.edu.vn), https://tsdaucap.hanoi.gov.vn.

Ngày sinh Âm lịch của người kiếm tiền mát tay
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Những người sinh các ngày Âm lịch dưới đây sinh ra đã có sẵn "mệnh tài lộc".

Nghẹt thở pha dùng drone hạng nặng giải cứu 2 bé mắc kẹt giữa dòng nước xiết
Đời sống - 5 giờ trướcTrong khi đang phun thuốc nông nghiệp, thấy các cháu nhỏ bị mắc kẹt giữa dòng nước xiết, anh Nghĩa (Gia Lai) đã dùng drone hạng nặng giải cứu, đưa 2 cháu bé vào bờ.

Dự án đường sắt tốc độ cao qua bao nhiêu xã, phường của Thanh Hóa?
Xã hội - 7 giờ trướcGĐXH - Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam qua địa phận 18 xã, phường với chiều dài khoảng 95,33km tại tỉnh Thanh Hóa.

Thi 3 môn được 2,5 điểm vẫn trúng tuyển lớp 10 công lập ở Nghệ An
Giáo dụcGĐXH - Thông báo tuyển sinh lớp 10 đợt 2 của Trường THPT Nam Đàn 2 (Nghệ An) với mức điểm chuẩn chỉ 2,5 điểm đang gây xôn xao mạng xã hội và khiến nhiều phụ huynh, giáo viên lo lắng về chất lượng đầu vào.