Phố Hàn bị ‘ngộp’
Hoạt động kinh doanh gặp khó khăn, nhiều chủ doanh nghiệp người Hàn phá sản, đóng cửa, bỏ về nước chưa hẹn ngày quay lại. Tuyến phố Hàn vắng hẳn.
11h30 - giờ nghỉ trưa. 3 nhân viên nữ của tiệm cắt tóc Chương (đường Hậu Giang, quận Tân Bình, TP.HCM) đang ngồi chơi bài giết thời gian. 3 nhân viên còn lại đứng soi gương và tán gẫu mấy câu chuyện về sinh hoạt thường nhật.
Đáng lý giờ này, lượng khách Hàn Quốc đến cắt tóc khá đông nhưng hôm nay mới chỉ 3 người ghé tiệm. Từ khi dịch Covid-19 bùng phát, hình ảnh những nhân viên không có việc đã quen thuộc. Ông Võ Văn Chương, chủ tiệm, cho hay, trước đây số khách Hàn đến cắt tóc, gội đầu, lấy ráy tai khoảng 50-60 người/ngày giờ chỉ còn khoảng 10 người/ngày, có hôm chỉ 2-3 người. Những vị khách ruột không thấy xuất hiện nữa. Nhiều người về nước, hẹn tháng 4/2022 quay lại rồi dời lịch sang tháng 7/2022, giờ chuyển đến cuối năm.
“Khách cắt tóc nói họ đóng cửa công ty, nhà hàng nhiều lắm. Phải đến 50% khách đã phá sản về nước, chưa dám chắc ngày trở lại Việt Nam”, ông nói.

Một địa điểm kinh doanh đóng cửa tại phố Hàn - Hậu Giang (ảnh: Trần Chung)
Đóng cửa và về nước
Lượng khách ít và doanh thu dịch vụ từ mỗi khách cũng giảm hản. Người Hàn Quốc thường có thói quen cạo râu, lấy ráy tai, tỉa móng tay tuần/lần thì giờ họ thắt chặt chi tiêu, một tháng mới ra tiệm cắt tóc. Với chi phí thuê mặt bằng 40 triệu đồng/tháng chưa tính lương nhân viên, giá cắt tóc 50.000 đồng/lượt, tiệm của ông Chương đang phải cầm cự để tồn tại. Từng có 20 thợ, nay tiệm giữ lại 6 người. Nhiều nhân viên bỏ việc do lương thấp, đi tìm công việc mới hoặc về quê. Nếu khách ít quá, ông sẽ đóng cửa, bỏ luôn nghề.
Vốn được mệnh danh là tuyến phố Hàn Quốc tại TP.HCM nhưng đường Hậu Giang hiện quá vắng bóng dáng người Hàn so với thời điểm trước dịch, nhiều chủ kinh doanh nhận định. Từ tiệm cắt tóc, cửa hàng tạp hóa, quán nướng... hay cả dịch vụ massage chân vốn được ưa chuộng tại đây cũng hẻo khách Hàn.
Cách tiệm cắt tóc của ông Chương chừng 20 số nhà, Tạp hóa Mire chuyên bán đồ Hàn Quốc cũng chỉ có vài người đến mua. Chị Vy - chủ tạp hóa - ước tính, số khách đến từ xứ sở kim chi chỉ bằng 1/3 so với trước, doanh thu theo đó giảm còn 1/3. Trước dịch kinh doanh tốt còn từ năm 2020 tới nay thì chịu.
Tuyến đường Hậu Giang tập trung các công ty của Hàn Quốc, giờ đóng cửa, trả lại mặt bằng nhiều. Chủ doanh nghiệp gặp khó khăn về kinh tế nên dừng kinh doanh, trở về nước. Trong khi đó, du khách Hàn Quốc tới đây cũng chỉ có khách lẻ, khách cặp đôi chứ không có nhiều khách đoàn như trước.
Chưa kể, chị Vy nhận thấy, khách suy nghĩ tới lui trước khi mua hàng. Đồ thực sự cần thiết mới mua chứ không còn chịu chi nữa. Đa số điểm bán hàng, kinh doanh phục vụ người Hàn đang duy trì tiền mặt bằng, tránh lỗ chứ không còn lợi nhuận. Trên đoạn đường Hậu Giang dài khoảng 2km, nhiều cửa hiệu đã đóng cửa.

Mặt bằng chuyên phục vụ khách Hàn Quốc để không đã lâu (ảnh: Trần Chung)
Đóng cửa cũng là động thái mà ông Hoseok Kim - chủ nhà hàng Hàn Quốc tại đường Hậu Giang đã làm. Từ 4 địa điểm, ông Kim giờ giữ lại 1 nhà hàng duy nhất với số thực khách chỉ bằng khoảng 1/5 so với trước dịch. 2 năm qua, ông chủ người Hàn này đã bỏ tiền túi duy trì kinh doanh, cuối cùng vẫn phải cắt giảm quy mô hoạt động.
Ông khẳng định, nhiều mặt bằng, địa điểm kinh doanh đóng cửa và những người chủ Hàn Quốc không quay lại nữa. Lý do một phần do kinh tế khó khăn thời gian dịch Covid-19. Tiếp đó, đồng won (đồng nội tệ Hàn Quốc) đang mất giá tác động lớn tới hoạt động của nhiều doanh nghiệp. Ông Kim dẫn chứng, chỉ 3 tháng trước, tỷ giá khoảng 1 USD = 1.200 won thì nay 1 USD = 1.400 won. Việc đồng tiền nội tệ liên tục mất giá khiến người dân quốc gia này không muốn đi đâu, ở trong nước là an toàn nhất cho tài chính cá nhân thời điểm này.
Tổng lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP.HCM từng thống kê năm 2019, có khoảng 100.000 người và 4.000 doanh nghiệp Hàn Quốc hiện diện ở các tỉnh khu vực phía Nam. Lượng Hàn kiều này tạo nên tiềm lực kinh tế tốt giữa hai quốc gia.
Dẫu vậy, từ sau đại dịch Covid-19 đến nay, chưa có con số cụ thể nào đề cập tới sức chống chịu hoặc tình hình hoạt động kinh doanh của cộng đồng người Hàn Quốc tại Việt Nam nói chung và khu vực TP.HCM nói riêng. Đường Hậu Giang chỉ là một dẫn chứng cho thực tế hiện nay.
“Kamsamita” - Xin cám ơn - câu nói cửa miệng của chị Vy với mỗi vị khách Hàn sau khi họ đến mua hàng, thanh toán tiền và ra về. Giờ lượng khách lẻ vắng đến nỗi, chị có thể đếm được mình nói ra bao nhiêu câu đó trong một ngày.

17 sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe thuộc diện thu hồi giấy công bố
Bảo vệ người tiêu dùng - 5 giờ trướcGĐXH - Ngày 11/7, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cho biết, đơn vị vừa ban hành nhiều Quyết định về việc thu hồi hiệu lực số Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố đối với một số thực phẩm bảo vệ sức khỏe.

Hà Nội: Cửa hàng kinh doanh xe điện Trung Hiếu công khai kinh doanh số lượng lớn xe máy điện giả nhãn hiệu
Bảo vệ người tiêu dùng - 13 giờ trướcGĐXH - Ngày 11/7, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước cho biết, đơn vị vừa chuyển giao toàn bộ hồ sơ vụ việc kinh doanh xe máy điện có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu NIJA cho Cơ quan cảnh sát điều tra, Công an thành phố Hà Nội tiếp tục xác minh, làm rõ hành vi vi phạm.

Hà Nội yêu cầu thu hồi triệt để lô thuốc điều trị bệnh tâm thần phân liệt do không đạt tiêu chuẩn chất lượng
Bảo vệ người tiêu dùng - 1 ngày trướcGĐXH - Ngày 10/7, Sở Y tế Hà Nội vừa phát đi thông báo về việc thu hồi lô thuốc Viên nén Plotex (Levosulpiride 25mg) trên địa bàn Hà Nội.

Phát hiện kho chứa hơn 47.000 loại mỹ phẩm nhập lậu, liên kết với hàng trăm tài khoản TikTok
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Ngày 9/7, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước cho biết, lực lượng quản lý thị trường tỉnh Quảng Ninh vừa phát hiện một kho hàng chứa hơn 47.000 sản phẩm mỹ phẩm vi phạm, vận hành bằng phần mềm nước ngoài, liên kết với hàng trăm tài khoản TikTok và nguồn hàng từ Trung Quốc, cho thấy dấu hiệu buôn lậu xuyên biên giới tinh vi qua thương mại điện tử.

BIDV, Agribank, Techcombank phát cảnh báo khẩn tới hàng triệu người dân cả nước liên quan tới việc bảo vệ tài sản, tài chính của khách hàng
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Ngân hàng BIDV, Agribank, Techcombank cảnh báo các thủ đoạn diễn ra với những chiêu thức ngày càng tinh vi và phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp đến tài sản, tài chính của khách hàng.

Phát hiện đường dây tiêu thụ thịt lợn nhiễm bệnh giữa Thủ đô: Gần 10.000 kg thịt lợn nhiễm Dịch tả châu Phi bán công khai từ lò mổ đến các chợ đầu mối
Bảo vệ người tiêu dùng - 2 ngày trướcGĐXH - Từ một dấu hiệu bất thường tại chợ Phùng Khoang, lực lượng chức năng TP Hà Nội đã lần theo dấu vết và phát hiện đường dây chuyên giết mổ, tiêu thụ thịt lợn nhiễm bệnh cực kỳ tinh vi, quy mô lớn. Gần 10.000 kg thịt và nội tạng lợn dương tính với virus Dịch tả Châu Phi đã bị thu giữ, nhiều đối tượng bị bắt giữ khẩn cấp.

Thuộc diện thu hồi nhưng thực phẩm bảo vệ sức khỏe dành cho trẻ em Kingphar Super Kids vẫn được rao bán công khai
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcGĐXH - Kingphar Super Kids là sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe dành cho trẻ em và thuộc diện thu hồi hiệu lực Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm theo Quyết định số 1450/QĐ-ATTP ngày 2/7/2025 của Cục ATTP. Tuy nhiên, hiện sản phẩm này vẫn không được gỡ bỏ khỏi các trang bán hàng.

Đầu tư shophouse chân đế, làm sao để sinh lời bền vững?
Bảo vệ người tiêu dùng - 3 ngày trướcShophouse chân đế chung cư vốn được coi là “gà đẻ trứng vàng” nhưng tình hình kinh doanh ế ẩm, không có khách thuê, nhiều nơi phải ồ ạt rao bán.

VCCI đề xuất cắt giảm thủ tục hành chính cho các sàn thương mại điện tử nhỏ, sàn thử nghiệm
Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trướcGĐXH - Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa góp ý về dự thảo quyết định phê duyệt phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2025 của Bộ Công Thương.

Hóa đơn tiền điện tháng 6 tăng vọt: Giám đốc các Tổng Công ty Điện lực phải chịu trách nhiệm về kết quả giải quyết kiến nghị của khách hàng
Bảo vệ người tiêu dùng - 4 ngày trướcGĐXH - Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) yêu cầu các Tổng Công ty Điện lực rà soát từng trường hợp sử dụng điện có hóa đơn tiền điện tháng 6/2025 tăng bất thường. Đồng thời, kịp thời cung cấp thông tin và giải thích rõ ràng cho khách hàng.

Ngân hàng Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank phát thông báo quan trọng tới người dân cả nước liên quan đến sáp nhập tỉnh, thành
Bảo vệ người tiêu dùngGĐXH - Ngân hàng Vietcombank, VietinBank, BIDV, Agribank thông báo tới khách hàng cả nước liên quan đến việc sáp nhập tỉnh đồng thời cũng triển khai mẫu con dấu mới để phù hợp với thay đổi này.