Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phố váy và hoa lộng lẫy nhất Sài thành buồn lặng chưa từng thấy

Thứ sáu, 16:13 05/11/2021 | Xu hướng

Nhiều cặp đôi đã phải nhiều lần trì hoãn ngày hỷ sự, dời lịch “khi hai ta về một nhà” do giãn cách xã hội trong đại dịch Covid-19. Hợp đồng chụp ảnh cưới chưa thực hiện xong và giờ tiếp tục ngừng do cô dâu đã sinh em bé.

Phố váy cưới nổi tiếng Hồ Văn Huê (quận Phú Nhuận) mở cửa trở lại từ đầu tháng 10, sau thời gian dài các studio cung cấp dịch vụ liên quan đến đám hỷ phải tạm dừng hoạt động bởi dịch Covid-19. Tuy nhiên, con đường lộng lẫy ngày nào đã không còn như trước.

Huyền Trang (quận 5) vẫn nhớ như in hình ảnh chạy dọc hai bên đường là những bộ đầm cưới đủ loại, xếp hàng sau lớp kính của các tiệm váy cưới. Buổi tối, nhiều cặp đôi đi qua thỉnh thoảng dừng lại ngắm để lựa chọn tìm mẫu váy phù hợp cho ngày vui. Giờ thì khác, ma-nơ-canh vẫn đang khoác lên mình bộ váy cưới mẫu lấp lánh, nhưng người qua đường lướt qua và dường như không còn để ý đến sự tồn tại của nó.

Nhiều địa điểm trước là tiệm váy cưới thì nay trả mặt bằng, treo biển cho thuê. Một số đã chuyển công năng sử dụng như số 72 Hồ Văn Huê giờ thành nơi bán hoa quả, trái cây, tôm, cá; số 73 được sửa lại để cho thuê văn phòng; số 166 bán cá, mực, bưởi, khẩu trang y tế.

Phố váy và hoa lộng lẫy nhất Sài thành buồn lặng chưa từng thấy - Ảnh 2.

Một studio cưới đã trả mặt bằng do tác động của dịch Covid-19 (ảnh: Quảng Định)

Hoãn chụp ảnh cưới do dịch, đến giờ đã có em bé

Ly Ly - quản lý tại Ktiu Studio - nhớ lại, ngày đầu đi làm sau 4 tháng giãn cách, chạy xe từ đầu phố đến cuối phố mà chỉ có 3-4 studio cưới mở cửa. Đường Hồ Văn Huê im lìm.

Đến nay, tình hình kinh doanh đã có phần cải thiện nhưng so với cùng thời điểm các năm, công suất hoạt động tại studio chỉ đạt 30-40%, lượng khách giảm hẳn. Dù từ tháng 9 đến tháng 12 là cao điểm mùa cưới trong năm, nhưng các cặp uyên ương đến tìm hiểu thông tin dịch vụ cưới hỏi còn ít.

“Nếu không có dịch Covid-19 thì nhân viên rất bận vào cuối năm, làm liên tục. Khách đặt lịch chụp ảnh, khách đến nghe tư vấn kín ngày cuối tuần. Còn giờ trung bình mỗi ngày chỉ 2-3 lượt khách. Đa phần khách chỉ muốn chụp luôn ở studio thay vì đi chụp ngoại cảnh như trước do ngại tiếp xúc bên ngoài hay những chỗ đông người”, Ly Ly nói.

Theo đại diện studio này, sau nhiều lần giãn cách xã hội tại TP.HCM, có những khách hàng hơn 1 năm qua phải dời lịch chụp ảnh cưới 3-4 lần do lùi ngày tổ chức tiệc hỷ. Nhiều khách đã có em bé, trong khi hợp đồng chụp ảnh cưới ký trước đó còn chưa thực hiện xong.

Cũng rơi vào tình huống “cười ra nước mắt” tương tự, Phạm Lê Việt Hà - quản lý Trung tâm dịch vụ cưới Hương Lê Bridal - cho biết, việc hoãn cưới phần nào ảnh hưởng tới tinh thần của tân lang tân nương. Nhiều lịch cưới dời hết lần này đến lần khác vì giãn cách xã hội rồi lại xem thầy chưa đến năm, đến ngày hợp tuổi. Thời gian dài nên cô dâu sinh em bé trước.

Quản lý Hương Lê Bridal rất chia vui với khách nhưng mong muốn được tổ chức trọn vẹn đám cưới nên dù nhiều lần thay đổi lịch cưới, công ty vẫn sẵn sàng hỗ trợ.

Phố váy và hoa lộng lẫy nhất Sài thành buồn lặng chưa từng thấy - Ảnh 3.

Thiên đường váy cưới Hồ Văn Huê vắng lặng ngay giữa mùa cưới (ảnh: Quảng Định)

Phố váy và hoa lộng lẫy nhất Sài thành buồn lặng chưa từng thấy - Ảnh 4.

Tâm lý của cả chủ studio và khách hàng bị ảnh hưởng vì lịch cưới trì hoãn nhiều lần (ảnh: Quảng Định)

Chủ studio “chiều” các cặp dâu rể chưa từng có tiền lệ

Anh Trần Ngọc Tú, chủ sở hữu Ahihi Studio, thông tin, một tháng hoạt động trở lại, khách đã đến đăng ký chụp ảnh cưới. Tuy nhiên, chính quyền hiện chưa chấp thuận việc mở cửa hoàn toàn, số lượng người tham gia tiệc cưới còn hạn chế nên phần lớn dâu rể đến chụp hình trước với gói dịch vụ làm lễ gia tiên đơn giản tại nhà. Còn gói chụp đại tiệc chính tại nhà hàng đăng ký sau, thời điểm có thể là sang năm 2022. Studio hoàn toàn chiều theo nhu cầu của khách.

Trong khi đó, Ktiu Studio áp dụng gói dịch vụ giảm giá tới 30% - cao nhất từ trước tới nay. Khách hàng đã ký hợp đồng mà chưa thể thực hiện, cửa hàng cho gia hạn không thời hạn, cứ khi nào khách tổ chức thì liên hệ với studio.

Ngoài ra, nếu khách không có nhu cầu tiếp tục sử dụng dịch vụ có thể nhường lại cho bạn bè, người thân mà không phát sinh phụ phí ngoài gói đã ký. Cùng với đó, đơn vị này còn tặng kèm các sản phẩm, dịch vụ linh động để giảm chi phí cho khách hàng.

Phố váy và hoa lộng lẫy nhất Sài thành buồn lặng chưa từng thấy - Ảnh 5.

Các studio cưới đang cung cấp các gói dịch vụ đa dạng, linh hoạt để "chiều" dâu rể (ảnh: Quảng Định)

Hương Lê Bridal cũng cho thiết kế lại các gói dịch vụ để phù hợp với tình hình hiện tại, “vừa đủ” với túi tiền, bớt gánh nặng tài chính cho dâu rể. Ví dụ, với gói tổ chức đám hỏi hoặc lễ gia tiên gồm trang trí địa điểm, cung cấp áo dài, váy gọn nhẹ chứ không dùng váy to hay hoành tráng như trước, không phù hợp với hoàn cảnh bây giờ.

“Khách hàng giờ tham khảo kĩ hơn, họ không dám mạnh dạn chi tiêu nhiều như trước đây. Chúng tôi chỉ mong dịch được kiểm soát tốt để khách hàng trở lại. Đồng thời, khi kinh tế phục hồi, thu nhập ổn định thì các đôi uyên ương mới sẵn sàng chi tiêu cho đám cưới”, quản lý Hương Lê Bridal chia sẻ.

Theo Phó Giám đốc Sở Công Thương TP.HCM – ông Lê Huỳnh Minh Tú, trong tiệc cưới, việc sử dụng thức uống có cồn và tổ chức sau 21h là được phép. Tuy nhiên, số lượng người tham gia vẫn phải thực hiện theo Chỉ thị 18 của UBND TP. Cụ thể, tiệc cưới trong nhà chỉ tập trung tối đa 10 người; trường hợp có ít nhất 90% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 được tập trung tối đa 60 người. Còn tiệc cưới ngoài trời tập trung tối đa 15 người; trường hợp có ít nhất 90% người tham gia đã được tiêm đủ liều vắc xin hoặc đã khỏi bệnh Covid-19 được tập trung tối đa 90 người.

Giá vàng hôm nay 5/11: Tăng bốc đầuGiá vàng hôm nay 5/11: Tăng bốc đầu

GiadinhNet - Giá vàng sáng 5/11 đồng loạt tăng trở lại, tuy nhiên mức chênh lệch giữa trong nước với thế giới vẫn đứng mức cao kỷ lục.

Cha mẹ làm điều này thường xuyên sẽ khiến IQ của con thấp đi

Theo Quảng Định 

Vietnamnet

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Rót 300 triệu đầu tư bán bún cá, chủ quán 'trắng tay' sau 2 tháng

Rót 300 triệu đầu tư bán bún cá, chủ quán 'trắng tay' sau 2 tháng

Xu hướng - 53 phút trước

Sau hai tháng ròng rã gồng mình kinh doanh, quán bún cá do anh Toàn làm chủ đã buộc phải đóng cửa và nhượng lại mặt bằng.

Thứ bỏ đi từ trái dừa thành "mỏ vàng", Việt Nam kiếm hàng chục triệu đô: Thế giới đổ xô đặt hàng

Thứ bỏ đi từ trái dừa thành "mỏ vàng", Việt Nam kiếm hàng chục triệu đô: Thế giới đổ xô đặt hàng

Xu hướng - 1 ngày trước

Từng bị coi là thứ bỏ đi, các phụ phẩm từ trái dừa như gáo, xơ, mụn… nay đã trở thành "mỏ vàng" mới, tiềm năng mang về cho Việt Nam hàng trăm triệu USD mỗi năm.

Bỏ nghề cơ khí, anh nông dân Hà Tĩnh trồng nho quý thu về tiền tỷ

Bỏ nghề cơ khí, anh nông dân Hà Tĩnh trồng nho quý thu về tiền tỷ

Xu hướng - 3 ngày trước

Thuê lại vùng đất hoang, anh nông dân Nguyễn Đăng Mạnh (trú tại TP Hà Tĩnh) đã cải tạo, trồng nho mẫu đơn và dưa lưới công nghệ cao. Mỗi năm, khu vườn của anh mang lại thu nhập tiền tỷ.

Doanh nghiệp chi tiền gấp 11 lần nhập khẩu dừa giữa lúc giá cao kỷ lục

Doanh nghiệp chi tiền gấp 11 lần nhập khẩu dừa giữa lúc giá cao kỷ lục

Xu hướng - 5 ngày trước

Việt Nam đang là nhà xuất khẩu dừa lớn thứ 5 thế giới, nhưng 4 tháng qua, các doanh nghiệp ở nước ta đã chi ra số tiền gấp 11 lần so với cùng kỳ năm ngoái để nhập khẩu mặt hàng này giữa lúc giá cao kỷ lục.

Đồ chơi Labubu ‘độc bản toàn cầu’ đấu giá hơn 4,5 tỷ, giới trẻ tranh nhau sở hữu

Đồ chơi Labubu ‘độc bản toàn cầu’ đấu giá hơn 4,5 tỷ, giới trẻ tranh nhau sở hữu

Xu hướng - 1 tuần trước

Một mô hình đồ chơi Labubu cao 1,3m được bán đấu giá hơn 1,24 triệu NDT (khoảng 4,5 tỷ đồng), lập kỷ lục thế giới cho dòng sản phẩm đang làm mưa làm gió tại Trung Quốc và dần bước chân vào thị trường sưu tầm nghệ thuật.

Lộ diện 3 quốc gia rót tiền khủng mua 41% lượng ‘vàng đen’ của Việt Nam

Lộ diện 3 quốc gia rót tiền khủng mua 41% lượng ‘vàng đen’ của Việt Nam

Xu hướng - 1 tuần trước

Một mặt hàng được ví như 'vàng đen' của Việt Nam xuất khẩu tiếp tục tăng mạnh. Trong đó, có 3 quốc gia đã rót lượng tiền khủng để mua 41% lượng hàng mà nước ta xuất bán trong 5 tháng vừa qua.

Cô gái Mường thu tiền tỷ nhờ nuôi cá ‘quý tộc’ trên đỉnh núi

Cô gái Mường thu tiền tỷ nhờ nuôi cá ‘quý tộc’ trên đỉnh núi

Xu hướng - 1 tuần trước

Học xong ngành sư phạm thể dục thể thao, cô gái Mường Lương Thị Lực ở huyện Quan Sơn (Thanh Hóa) lấy chồng, về quê nuôi cá tầm, đến nay vợ chồng chị thu tiền tỷ mỗi năm từ mô hình này.

Sau sầu riêng, thêm một mặt hàng của Campuchia 'đối đầu' Việt Nam ở Trung Quốc: Nước ta là nguồn cung lớn nhất, chiếm đến 97% thị phần

Sau sầu riêng, thêm một mặt hàng của Campuchia 'đối đầu' Việt Nam ở Trung Quốc: Nước ta là nguồn cung lớn nhất, chiếm đến 97% thị phần

Xu hướng - 1 tuần trước

Trung Quốc-Campuchia vừa ký kết các thỏa thuận thương mại lớn về sầu riêng và một loại trái cây quan trọng.

Việt Nam sản xuất tôm tốp 5 thế giới, nhưng thứ bị bỏ đi mới là "mỏ vàng" tỷ đô: Giá trị gấp 25 lần tôm

Việt Nam sản xuất tôm tốp 5 thế giới, nhưng thứ bị bỏ đi mới là "mỏ vàng" tỷ đô: Giá trị gấp 25 lần tôm

Xu hướng - 1 tuần trước

Đây là phế phẩm của một loài giáp xác chưa được khai thác đúng tiềm năng.

Từ 1/7, UBND cấp xã được cấp phép, cưỡng chế xây dựng, quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản, nhà ở xã hội

Từ 1/7, UBND cấp xã được cấp phép, cưỡng chế xây dựng, quản lý nhà nước về kinh doanh bất động sản, nhà ở xã hội

Xu hướng - 2 tuần trước

GĐXH - Nghị định 140 của Chính phủ quy định, từ ngày 1/7, UBND cấp xã sẽ tiếp nhận, thực hiện rất nhiều dịch vụ hành chính liên quan đến cấp phép, cưỡng chế xây dựng, kinh doanh bất động sản... được chuyển giao từ cấp huyện.

Top