Hà Nội
23°C / 22-25°C

Phòng bệnh mùa lạnh: Chiều chuộng làn da “ngứa như điên” thế nào?

Chủ nhật, 07:56 12/11/2017 | Sống khỏe

GiadinhNet - Mùa lạnh, nhiều người bị bong tróc từng mảng da trắng đục. Mỗi lần thay quần áo, những mảng vụn trắng này lại rơi “lả tả”. Ngoài ra, không ít người, bàn chân, ngón tay bị phù cước, đỏ tấy hoặc ngứa ngáy khủng khiếp.


Mùa lạnh, nhiều người thường bị ngứa da, cước chân tay

Mùa lạnh, nhiều người thường bị ngứa da, cước chân tay

Cứ lạnh là “tay phù, chân cước”

Trời chuẩn bị bước vào mùa lạnh, nỗi lo lắng của chị Minh Hoài (ở Hà Đông, Hà Nội) “đến hẹn lại lên”. “Không hiểu sao, cứ trời lạnh là chân tôi lại trở nên khó hiểu. Trong khi cả người không thấy lạnh, thì riêng bàn chân luôn lạnh giá nhất, càng đi tất cho đỡ lạnh thì càng khó chịu vì bí bách. Có khi chân chuyển đổi sang trạng thái ấm nóng, ngứa râm ran như có kiến bò rồi lại phù đỏ lên. Có hôm, tôi còn không nhét nổi chân vào đôi giày hay đi, móng chân thì tái xám ngoét. Đã thế, tôi còn bị ngứa khủng khiếp. Thật sự rất khó chịu”, chị Hoài nói.

Nỗi khó chịu vì lạnh chân, nhiều hôm còn khiến chị Hoài mất ngủ. Năm 2017, chị nghe phong phanh là thời tiết sẽ “rét chưa từng có”, nỗi lo lại nhân lên gấp bội. “Trời chỉ mới lạnh mấy hôm thôi mà tôi đã ngứa ngáy lắm rồi”, chị Hoài chia sẻ.

Theo BSCK2 Nguyễn Đức Long (Hội Da liễu Việt Nam), cước (cách gọi của dân gian) là một loại chấn thương do lạnh, thường xuất hiện vào mùa đông. Thời tiết lạnh, độ ẩm cao gây kích thích co mạch ngoại vi làm cho tổ chức vùng đó bị thiếu ôxy nuôi dưỡng dẫn đến hoại tử tế bào, tạo thành những đám da phù nề màu đỏ sẫm, đôi khi có mụn nước, xuất huyết. Người bệnh cảm thấy đau đớn vùng bị tổn thương và ngứa ngáy khi ủ ấm, làm ảnh hưởng nhiều đến lao động và sinh hoạt.

BS Đức Long cho hay, vị trí thương tổn hay gặp ở các ngón chân, bàn chân, ngón tay, bàn tay, tai và mũi. Cước được chia làm hai thể: Cước cấp tính và mạn tính. Cước cấp tính hay gặp ở trẻ em, là thể nhẹ của chấn thương do lạnh và nhanh khỏi không tái phát. Cước mạn tính là thể nặng, thường gặp ở người có tuổi và mùa đông nào cũng bị. Bệnh sẽ khỏi hoàn toàn khi thời tiết ấm lên.

Chiều chuộng làn da khô, ngứa mùa lạnh đúng cách

Vào mùa đông, thời tiết lạnh, nhiều người cũng bị ngứa da, cơn ngứa từ nhẹ nhàng, nhưng hơi khó chịu nên người hay gãi, càng gãi càng ngứa, thậm chí “toé máu”.

Theo Thầy thuốc Nhân dân Phùng Đình Khánh (Hội Đông Y Việt Nam), ngứa da là tình trạng huyết khí bất túc, dinh dưỡng đến nuôi da bị thiếu hụt, biểu hiện sự lão hóa của da mà sinh ngứa. Vào mùa Thu, Đông, mùa hanh khô, hay phát ngứa, phần nhiều thuộc chứng trạng huyết nhiệt sinh phong. Khi phong tà xâm nhập vào làm ảnh hưởng đến da dẻ, đó là nguyên nhân quan trọng của chứng ngứa da.

Các chuyên gia da liễu cho biết, mùa đông là lúc thời tiết trở nên hanh khô, độ ẩm xuống thấp, môi trường làm việc điều hòa khiến một số mao mạch trên da đóng lại, lượng máu cung cấp cho da giảm, khả năng bài tiết mồ hôi và axít hữu cơ của da cũng giảm, khiến độ ẩm của da giảm xuống. Điều này khiến da của nhiều người cũng trở nên căng, khô, thậm chí rất ngứa. Nhiều người da khô nhưng chăm sóc da không đúng cách (uống ít nước, ngồi điều hòa nhiều, tắm nước quá nóng lâu…) khiến bệnh càng nặng hơn, da nổi mụn đỏ mẩn ngứa, nếu gãi có thể xây xát, nhiễm trùng.

Để chiều chuộng làn da khô, tránh tình trạng “ngứa như điên” vào mùa lạnh, TS.BS Ngô Xuân Nguyệt - Trưởng khoa Da liễu (Bệnh viện Bạch Mai) khuyến cáo, lưu ý đầu tiên là phải vệ sinh sạch sẽ, ngay cả quần áo cũng phải được giặt thật sạch sẽ, phơi khô, chống nấm mốc. Dù mùa đông da ít tiết mồ hôi, lại mặc quần áo kín nhưng không đồng nghĩa với việc cơ thể “sạch hoàn toàn”. Tốt nhất vẫn nên tắm ngày một lần để làm cho da sạch và ẩm. Nếu không tắm thì cũng cần lau rửa những vùng kín không thoáng khí hằng ngày.

Trong khi tắm, tuyệt đối không tắm bằng nước quá nóng và không nên kéo dài quá 15 phút, vì sẽ làm mất hết các chất nhờn bảo vệ da, làm da mau khô và nứt nẻ.Tắm xong, không dùng khăn khô chà xát mạnh lên da, khiến da đỏ lên, sẽ làm mất chất nhờn trên da và gây tổn thương cho da. Thay vào đó, cần lau nhẹ, thấm những giọt nước trên mình bằng khăn mềm, có điều kiện thì bôi kem ẩm lên da.

Đối với da mặt, không nên dùng xà phòng hoặc mỹ phẩm lau mặt quá mạnh để tránh mất độ ẩm và chất nhờn. Nên thoa kem dưỡng da buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ phù hợp với từng loại da theo chỉ dẫn của bác sĩ, nhất là vùng da xung quanh mắt và trán, nơi có nhiều vết nhăn. Trời lạnh, nếu dùng máy sưởi hoặc máy điều hòa không khí sưởi ấm, không khí trong phòng sẽ rất khô, làm da bị khô và ngứa. Do đó, bạn cần dùng một máy giữ độ ẩm trong phòng và nhiệt độ trong phòng chỉ nên ở mức 22 – 30oC.

Khi ra ngoài trời lạnh, cần đeo găng tay, đội mũ để tránh lạnh và bảo vệ da khỏi bốc hơi nước.Việc ngủ đủ giấc giúp các tế bào da có thì giờ tái tạo, tu bổ hư tổn cũng rất quan trọng. Các chuyên gia khuyên rằng, mùa lạnh cũng không nên bỏ qua việc tập thể dục. Bởi luyện tập thể dục hàng ngày vừa sức giúp khí huyết lưu thông, da được nuôi dưỡng tốt hơn.

Bỏ thuốc lá giúp chân tay khỏi bị cước, khô ngứa da

Đề phòng cước, bạn nên giữ ấm chân tay bằng cách đi găng tay, tất chân len và sưởi ấm ngay sau khi nhiễm lạnh. Hàng ngày nên ngâm chân tay vào nước gừng ấm trước khi đi ngủ. Cần bỏ thuốc lá vì chất nicotin trong thuốc lá gây co thắt mạch ngoại vi, mạch máu co hẹp, giảm lưu thông máu tới nuôi dưỡng da, làm bệnh cước hay khô ngứa da nặng thêm.

Với người cao tuổi và trẻ em dưới 10 tuổi phải được chăm sóc đặc biệt, tránh bị nhiễm lạnh dễ viêm phổi, tắc mạch chi gây hoại tử tại chỗ.

Quỳnh An

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người phụ nữ 63 tuổi bị ung thư buồng trứng di căn từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Người phụ nữ 63 tuổi bị ung thư buồng trứng di căn từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 11 giờ trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư buồng trứng di căn đến khám trong tình trạng chướng bụng, ăn chậm tiêu, đi tiểu ít, kèm xuất hiện cơn chóng mặt thoáng qua...

Thanh niên 23 tuổi đột quỵ nhồi máu não thừa nhận 2 sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Thanh niên 23 tuổi đột quỵ nhồi máu não thừa nhận 2 sai lầm nhiều bạn trẻ Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 20 giờ trước

GĐXH - Nam thanh niên 23 tuổi bị đột quỵ nhồi máu não, không có tiền sử bệnh lý nền song hút thuốc lá từ năm 17 tuổi và thường xuyên thức đến 1-2h sáng.

Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử

Lời nói của nữ bác sĩ khiến bé gái đứng trên nóc nhà BV Bạch Mai từ bỏ ý định tự tử

Y tế - 20 giờ trước

Sau khi nghe những lời động viên chân thành, ấm áp của bác sĩ Trà, bé gái bám chặt vào tay của bà rồi rời khỏi sân thượng tòa nhà Bệnh viện Bạch Mai.

10 thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

10 thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim

Sống khỏe - 22 giờ trước

Một số thói quen ăn uống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Hầu hết những thói quen này phát triển chậm và không được chú ý cho đến khi chúng góp phần gây ra các vấn đề nghiêm trọng về tim.

Tình trạng sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 1 tuần đột quỵ ở tuổi 57, cơ hội phục hồi ra sao?

Tình trạng sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn sau 1 tuần đột quỵ ở tuổi 57, cơ hội phục hồi ra sao?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Sau 1 tuần đột quỵ, sức khỏe của diễn viên Huỳnh Anh Tuấn đang hồi phục theo hướng tích cực. Nam diễn viên đã có thể đi lại và tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.

Dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tay chân miệng, cha mẹ nhất định phải biết

Dấu hiệu nguy hiểm của bệnh tay chân miệng, cha mẹ nhất định phải biết

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh chân tay miệng có biểu hiện sốt, nổi hồng ban mụn nước ở tay, chân, mông, gối, loét miệng... Phụ huynh khi thấy con em mình có hiện tượng trên, hãy đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Liên tiếp các trường hợp tiên lượng nặng do rượu, trong đó có cả nữ giới

Liên tiếp các trường hợp tiên lượng nặng do rượu, trong đó có cả nữ giới

Sống khỏe - 1 ngày trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, đặc điểm chung của các bệnh nhân là đều có tiền sử lạm dụng rượu trong thời gian dài, dẫn đến xơ gan nặng.

Thông tin mới nhất về sức khỏe của 2 bệnh nhi trong vụ ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội

Thông tin mới nhất về sức khỏe của 2 bệnh nhi trong vụ ô tô gây tai nạn liên hoàn ở Hà Nội

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Hiện tại, sức khỏe của 2 bệnh nhi vẫn đang được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ với sự hỗ trợ thuốc vận mạch để duy trì tuần hoàn và thở máy hỗ trợ hô hấp.

Trước khi nhập viện vì nhồi máu não, bé 13 tuổi ở Quảng Ninh có biểu hiện nguy hiểm này

Trước khi nhập viện vì nhồi máu não, bé 13 tuổi ở Quảng Ninh có biểu hiện nguy hiểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Trước khi được người nhà đưa đến viện và phát hiện bị nhồi máu não, người bệnh rơi vào tình trạng liệt nửa người trái, cười méo miệng, nói khó.

Người đàn ông bị vỡ u gan nhập viện cấp cứu vì 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Người đàn ông bị vỡ u gan nhập viện cấp cứu vì 1 sai lầm nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Nhiều người bệnh ung thư gan vẫn còn tâm lý chủ quan, không điều trị sớm, không theo dõi định kỳ, chỉ đến viện khi cơ thể suy kiệt, đau tức hoặc thậm chí đã vỡ u, chảy máu ồ ạt, đe dọa tính mạng.

Top